GVR ước lãi 876 tỷ đồng 9 tháng 2022
GVR ước doanh thu và lợi nhuận thực hiện 9 tháng đầu năm 2022 lần lượt là 1.927 tỷ đồng và 876 tỷ đồng, chỉ nhích nhẹ so cùng kỳ năm trước.
Trong buổi làm việc giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) và cổ đông chính Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp (CMSC) vào ngày 16/9/2022, ban lãnh đạo GVR công bố KQKD sơ bộ 9 tháng đầu năm 2022.
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận thực hiện 9 tháng đầu năm 2022 của Công ty mẹ Tập đoàn ước đạt lần lượt là 1.927 tỷ đồng và 876 tỷ đồng, chỉ nhích nhẹ so cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, năm 2022, GVR đặt mục tiêu hợp nhất toàn Tập đoàn là 18.397 tỷ đồng doanh thu và 4.408 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng lần lượt 2% và 4% so với năm trước).
Tuy nhiên, theo ông Trần Công Kha – Chủ tịch HĐQT VRG, trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của riêng Công ty mẹ Tập đoàn còn có bao gồm dự thu khoản lợi nhuận từ thoái vốn với giá trị ước tính là 429 tỷ đồng và thu đền bù đất đai từ nguồn ngân sách các địa phương khi thu hồi đất do VGR vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, trong trường hợp vì lý do khách quan, 2 nguồn thu này chưa được thực hiện trong năm cũng sẽ làm giảm doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn năm 2022.
Trong buổi họp, GVR tái khẳng định chiến lược tập trung nguồn lực cho mảng phát triển KCN. GVR cho biết công ty đang xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021-2025, tiếp tục thoái vốn đối với các công ty hoạt động kém hiệu quả, không cần thiết phải nắm giữ cổ phần (bao gồm các công ty có lời); sáp nhập các công ty nhỏ cùng ngành để tiết kiệm chi phí vận hành; thoái vốn, giảm vốn cổ phần mảng cao su để tập trung nguồn lực vào các dự án phát triển KCN, cụm công nghiệp (CCN) và mảng chế biến gỗ.
Video đang HOT
GVR đặt mục tiêu phát triển các lĩnh vực hoạt động chính đến 2025, tổng doanh thu dự kiến của Tập đoàn tăng hơn 30% so với hiện nay, lợi nhuận sẽ tăng trưởng khoảng 20% và sẽ tăng nhanh hơn trong giai đoạn sau năm 2025. Doanh thu hợp nhất của Tập đoàn là 161.730 tỷ đồng (trung bình khoảng 32.300 tỷ đồng/năm), lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 34.435 tỷ đồng (trung bình khoảng 6.870 tỷ đồng/năm). Lợi nhuận sau thuế Công ty Mẹ Tập đoàn khoảng 12.350 tỷ đồng (trung bình 2.470 tỷ đồng/năm, tăng trung bình 7%/năm).
GVR cũng nêu rõ một số khó khăn trong ngắn hạn đối với các hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty.
Trong đó, với mảng mủ cao su tự nhiên, mặc dù có một số tín hiệu khả quan từ đầu năm 2022 nhưng đến nay thị trường tiêu thụ mủ cao su thiên nhiên không ổn định, giá bán đang có xu hướng giảm và chi phí đầu vào tăng.
Mảng phát triển KCN, diện tích KCN có thể cho thuê còn hạn chế tính đến thời điểm hiện tại. Các dự án trong tương lai như Nam Tân Uyên 2 Mở rộng, An Điền Mở rộng và Minh Hưng 3 Mở rộng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Mảng chế biến gỗ, ngoài khó khăn về thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu gỗ cao su cũng hạn chế.
Mảng sản phẩm cao su gặp khó khăn do chi phí đầu vào tăng và điều kiện thị trường không thuận lợi.
Khai mạc hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN lần thứ 42
Sáng 23/8, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức khai mạc hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN lần thứ 42.
Các Tổng Giám đốc Đường sắt 8 nước ASEAN thể hiện sự đoàn kết.
Tham dự hội nghị có 170 đại biểu và quan sát viên gồm các đại biểu chính thức đến từ đường sắt 8 nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).
Hội nghị sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 23-25/8 với chủ đề "Phục hồi và phát triển". Đây là lần thứ 5 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho hay, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp luôn đồng hành, hỗ trợ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác tái cơ cấu, đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát biểu tại Hội nghị.
Ông Cảnh khẳng định, hội nghị là cơ hội để đường sắt các nước ASEAN và các đối tác liên quan chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Đồng thời, tăng cường hợp tác, kết nối khu vực, thể hiện vai trò xương sống trong hệ thống giao thông vận tải. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia; cũng như sự thịnh vượng chung của cộng đồng ASEAN, theo đúng chủ đề "Phục hồi và phát triển" đã chọn.
Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh nhấn mạnh: Trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lưu thông hàng hóa khó khăn, nhưng Đường sắt Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để tổ chức thành công các chuyến tàu chuyển container đi quốc tế. Việc tập trung phát triển vận tải hàng hóa không chỉ là giải pháp tình thế trong mùa dịch COVID-19 mà còn là định hướng lâu dài của đường sắt Việt Nam. Bên cạnh đó, vận tải đường sắt liên vận quốc tế phát triển sẽ tạo ra được các chuỗi vận chuyển góp phần đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế xã hội giữa các nước trong khu vực và thế giới."
Theo ông Đặng Sỹ Mạnh, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản chỉ đạo, yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoàn chỉnh kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện "Quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030", nhằm cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế.
Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh phát biểu.
Theo đó, trong đó, Chính phủ yêu cầu Tổng công ty Đường sắt khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên; xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
Hội nghị sẽ chia thành 3 nhóm công tác họp gồm: nhóm Tổng Giám đốc, nhóm Công tác kỹ thuật và nhóm công tác Vận hành và Marketing. Ngoài chương trình họp, các đại biểu sẽ đến thăm ga Đà Nẵng tìm hiểu tình hình vận hành thực tế của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và phố cổ Hội An để tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.
Hội nghị Tổng Giám đốc Đường sắt ASEAN là hoạt động thường niên được Đường sắt các nước ASEAN luân phiên tổ chức. Hội nghị là nơi các Tổng Giám đốc, các nhà quản lý, điều hành đường sắt ASEAN thảo luận, trao đổi kinh nghiệm phát triển và khai thác hiệu quả đường sắt trong khu vực.
Đây cũng là cơ hội để các tổ chức quốc tế, các nước có đường sắt phát triển trong khu vực và các nhà sản xuất, cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ, thiết bị chuyên ngành đường sắt cập nhật thông tin về phát triển đường sắt trong khu vực ASEAN. Cùng đó, tìm hiểu cơ hội hợp tác và giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhất trong lĩnh vực đường sắt.
Để người dân thật sự được thụ hưởng thành quả Cùng với mục tiêu trở thành tỉnh NTM trong năm nay, Quảng Ninh luôn xác định xây dựng NTM phải theo hướng thực chất, hiệu quả; người dân phải là trung tâm, chủ thể của chương trình. Mọi thành quả đạt được đều hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống để người dân được thụ hưởng thành quả thật sự. Tập trung...