Gương nông dân người Cor làm kinh tế giỏi
Không cam chịu đói nghèo, bằng ý chí và nghị lực, ông Hồ Thanh Kính- một nông dân đồng bào Cor tại thôn Bắc 2, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng ( Quảng Ngãi) đã thoát nghèo nhờ mô hình kinh tế vườn, đồng thời ông còn là chỗ dựa, là tấm gương để nhiều người khác học tập, vươn lên cùng thoát nghèo.
Ông Hồ Thanh Kính vui vẻ nói về mô hình kinh tế vườn, ao, chuồng của mình.
Nhắc đến các mô hình làm kinh tế giỏi tại thôn Bắc 2, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), hầu hết người dân tại đây đều kể đến người đầu tiên là ông Hồ Thanh Kính- một nông dân đồng bào Cor sau nhiều nỗ lực và bằng ý chí, quyết tâm đã thành công, trở thành hộ có thu nhập khá từ mô hình kinh tế vườn tổng hợp.
Theo lời giới thiệu của nhiều người, chúng tôi tìm đến vườn nhà ông Kính. Đây là một khu vườn rộng hơn 05ha, được vợ chồng ông Kính trồng keo cùng một số loài cây, củ, quả và chăn nuôi. Tọa lạc giữa khu vườn là một căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi. Nhìn thoáng qua, chúng tôi biết phải nỗ lực lắm chủ nhân của nó mới có được cơ ngơi như thế này.
Tự hào nói về mô hình kinh tế của gia đình, ông Kính cho hay, thôn Bắc 2 (xã Trà Sơn) là vùng bán sơn địa, đất đai khô cằn. Người dân nơi đây bao đời suốt ngày quần quật làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ nên cùng lắm là đủ ăn, không thể dư giả. Cũng do cuộc sống nhiều khó khăn mà con cái của nhiều hộ thường bỏ học giữa chừng; cái khó bó cái khôn – một vòng lẫn quẫn suốt nhiều năm qua.
Video đang HOT
Với ý chí quyết tâm thoát nghèo, khoảng hơn 10 năm trước, sau nhiều trăn trở, ông Kính được chính quyền xã và ngành chức năng địa phương hỗ trợ vay vốn từ các nguồn vay ưu đãi và chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số để làm kinh tế.
Mô hình đầu tiên được ông thực hiện là trồng keo nguyên liệu trên diện tích hơn 5 ha của khu vườn gia đình. Với hơn 10.000 cây keo- một loại cây dễ trồng, dễ thích nghi tại vùng đất địa phương nên phát triển khá tốt và bắt đầu cho thu hoạch từ vài năm nay. Riêng từ năm 2019 đến nay, bình quân mỗi năm gia đình ông Kính thu lợi hơn 50 triệu đồng từ mô hình trồng keo.
Nhờ có thu nhập, ông Kính tiếp tục mở rộng đầu tư theo cách mà ông cho là hiệu quà, đó là “lấy ngắn, nuôi dài”, tận dụng diện tích đất đồi để trồng thêm một số loài có giá trị kinh tế như quế, cau… Không dừng lại ở đó, vợ chồng ông cũng tiến hành xây dựng chuồng trại kiên cố để nuôi heo, đào ao thả cá….
“Đồng hành với gia đình tôi, các cán bộ khuyến nông của xã và huyện thường xuyên về thăm hỏi, động viên và hướng dẫn tôi cách chăm sóc đàn gia súc, nhờ đó đã giúp tôi có thêm kiến thức để tự tin, triển khai thành công mô hình chăn nuôi kết hợp vườn ao chuồng của mình. Từ thành công ban đầu, tôi thuê thêm đất của người dân địa phương để mở rộng mô hình kinh tế vườn tổng hợp như hiện nay”- ông Kính cho hay.
Theo ông Kính, mức thu nhập của gia đình ông đến nay đã không ngừng được cải thiện, trung bình mỗi năm thu về khoảng 100 triệu đồng. Nhờ nguồn thu nhập ổn định mà cuộc sống gia đình ông ngày càng tốt hơn. Ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi, con cái ăn học đến nơi đến chốn.
“Những thành công hiện nay của tôi không chỉ đem lại cuộc sống tốt hơn cho gia đình mà tôi còn giúp nhiều người khác; từ hỗ trợ cây, con giống đến cho mượn tiền để các hộ làm theo để cùng phát triển, thoát nghèo. Đặc biệt, có nhiều lao động được tôi giúp đỡ nhận vào làm việc cho mình, có thu nhập ổn định”- ông Kính thông tin thêm.
Ông Hồ Thanh Kính bên ao cá của mình.
Xác nhận thông tin trên, đại diện Ban Nhân dân thônBắc 2, xã Trà Sơn khẳng định: Liên tục từ hơn 4 năm qua, ông Kính đã giúp đỡ các hộ nghèo trong thôn cùng phát triển kinh tế bằng việc hỗ trợ cây trồng, giống vật nuôi; sẵn sàng cho mượn tiền và hướng dẫn phương thức canh tác, kỹ thuật chăm sóc tận tay để các hộ dân trong thôn nắm bắt, làm theo ông để phát triển kinh tế. Ngoài ra, mô hình kinh tế hiệu quả đã kể, ông Kính còn giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động tại địa phương.
Ông Kính cho biết thêm, trước đây tại thôn Bắc 2, xã Trà Sơn, một số hộ có trồng cây dó bầu tạo trầm hương với hy vọng được đổi đời. Tuy nhiên, ông thì không trông chờ vào trầm hương mà cây dó bầu đem lại nên đã tự mày mò tìm hướng đi khác cho mình. Và đến nay, ông thực sự thành công với hướng đi của mình trong khi nhiều vườn dó bàu bây giờ chỉ biết bỏ hoang phế, không mang lại hiệu quả kinh tế.
Hiện tại, vợ chồng ông Kính đang trồng thử nghiệm một số loại cây trồng mới. Khi thấy phù hợp với đất vườn đồi, ông sẽ mở rộng và nhân giống cho những bà con khác cùng trồng.
Theo anh Hồ Ngọc Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Sơn, huyện Sơn Tây, nhờ sự cần cù, chăm chỉ và chịu khó cộng với tinh thần dám nghĩ dám làm, ông Kính đã xây dựng thành công mô hình kinh tế vườn phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Đối với người dân thôn Bắc 2, ông Kính là người “dẫn lối” giúp bà con đồng bào Cor nơi đây nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
“Bà con trong thôn rất quý mến ông Kính, coi ông là tấm gương điển hình để mọi người noi theo. Học theo ông Kính làm ăn kinh tế mà đời sống của bà con đã thay đổi, nhiều gia đình bắt đầu có của ăn của để. Và quan trọng hơn cả là thoát được cái nghèo, cái đói – điều mà ai cũng mong muốn”- Anh Hồ Ngọc Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Sơn, huyện Sơn Tây cho biết và khẳng định thêm: Mô hình kinh tế vườn tổng hợp của ông Kính đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, mở ra triển vọng, hướng đi mới cho địa phương, hiện đang được chính quyền và người dân trong thôn nhân rộng./.
Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế
Năm 2020 chương trình "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế" (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức) đã truyền cảm hứng tự tin kinh doanh và đem đến các lớp đào tạo trang bị kiến thức kỹ năng khởi sự kinh doanh cho gần 2.000 phụ nữ tại 10 tỉnh, thành trên cả nước
Chương trình được triển khai với 5 mô hình kinh doanh tại gia phổ biến tại nông thôn: Tiệm tạp hóa, quán ăn, tiệm may, tiệm làm tóc, kinh doanh quần áo. Trong số đó, 368 chị em phụ nữ đã tự tin tham gia cuộc thi ý tưởng khởi sự kinh doanh và Unilever Sunlight đã tài trợ cho 60 dự án tiêu biểu với nguồn vốn 1 tỷ đồng.
Tại Lễ tổng kết và trao giải chương trình diễn ra tại TP HCM ngày 15/4/2021, bà Trần Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khẳng định, "chương trình là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi giúp các chị em ở nông thôn tiếp cận gần hơn với các ý tưởng, kỹ năng kinh doanh, từ đó tăng thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống, đóng góp cho gia đình, địa phương và xã hội".
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Unilever Việt Nam đã có hành trình 15 năm hợp tác nhằm tiếp cận và nâng cao chất lượng cuộc sống cho 3,5 triệu lượt phụ nữ trên cả nước thông qua các chương trình về vệ sinh, sức khỏe, giảm sử dụng rác thải và bảo vệ môi trường, sinh kế và các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện. Hiện tại, đã có đến 50.000 phụ nữ được vay vốn từ Quỹ Tài chính Vi mô của Unilever và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Chương trình "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế" cũng là một phần của chiến lược dài hơi này.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam, mục tiêu hướng tới của chương trình trong năm 2021 là đào tạo 31.000 chị em phụ nữ và cấp vốn cho hơn 110 dự án khởi nghiệp; mang các lớp đào tạo 5 mô hình kinh tế tại gia hỗ trợ khởi nghiệp đến với 10 tỉnh, thành, giúp 1.000 chị em phụ nữ tiếp cận với kiến thức, kỹ năng và nguồn vốn khởi sự kinh doanh; triển khai 175 khóa học trực tuyến "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế" qua Youtube về kỹ năng kinh doanh & quản lý tài chính cơ bản đến 30.000 phụ nữ...
Thanh niên Quảng Nam làm giàu từ mô hình nuôi dúi Những năm gần đây, con dúi được nhiều thanh niên tại Quảng Nam chọn nuôi vì mang lại giá trị kinh tế cao lại dễ chăm sóc. Có người thu lãi cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi con "ăn đêm, ngủ ngày" này. Sau thời gian bôn ba đất khách quê người, năm 2017, anh Tô Văn Bình (37 tuổi, thôn Thạnh...