Gừng giúp ngăn chặn ung thư, viêm khớp ?
Bạn có biết gừng đã được chứng minh giúp ngăn chặn ung thư, trợ giúp với hóa trị, cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Củ gừng có nhiều tác dụng trị bệnh – Ảnh: Shutterstock
Có thể bạn từng uống trà gừng để đối phó với cái bụng khó chịu hoặc nhai một hai lát gừng để ngăn chặn cơn buồn nôn, nhưng thật sự bạn đã biết hết những công dụng của nó? Mới đây, các chuyên gia tại Mỹ đã phân tích những tác dụng của gừng có thể khiến bạn ngỡ ngàng, theo Naturalon.
Tăng cường hệ thống miễn dịch. Tiêu thụ một lượng nhỏ gừng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ bằng cách ngăn chặn mỡ tích tụ trong động mạch. Hơn nữa, gừng cũng giúp kìm hãm các bệnh nhiễm khuẩn trong hệ tiêu hóa cũng như cổ họng. Gừng cải thiện chức năng miễn dịch, vì vậy mà nhiều người cảm thấy khá hơn khi dùng một tách trà gừng lúc mệt mỏi.
Chống viêm. Trong một nghiên cứu nhỏ được thực hiện vào năm 2011, các nhà nghiên cứu phát hiện gừng phát huy công dụng tuyệt vời trong việc chiến đấu chống lại bệnh viêm ruột kết. Khi những bệnh nhân viêm ruột kết được cho tiêu thụ gừng, các nhà nghiên cứu nhận thấy các dấu hiệu viêm nhiễm ở họ có xu hướng giảm đáng kể. Viêm đại tràng được cho là tiền thân của ung thư ruột kết.
Giải quyết vấn đề hô hấp. Nếu bạn thường xuyên bị các vấn đề hô hấp như hen suyễn, dị ứng, hoặc thậm chí ho thường xuyên do cảm lạnh hoặc cúm, gừng có thể giúp đỡ trong trường hợp này. Gừng nới lỏng đờm trong phổi và mũi, từ đó giúp đường thở trở nên dễ dàng hơn. Khi bị cảm cúm, hít hơi nước từ một tách trà nóng gừng, bạn sẽ thấy hiệu quả.
Chống buồn nôn. Nhiều người thấy rằng phương pháp hóa trị liệu thường khiến họ cảm thấy rất khó chịu và không thể ăn. Một nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp ngăn chặn những cảm xúc này. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2009 phát hiện tiêu thụ gừng cùng với các loại thuốc chống buồn nôn trước khi điều trị hóa trị liệu có thể giúp làm giảm cảm giác buồn nôn xuống đến 40%.
Video đang HOT
Ngăn ngừa cảm lạnh và cúm. Hàng ngàn năm qua, gừng được sử dụng như một phương thuốc điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Uống trà gừng tươi hai hoặc ba lần mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn các vi rút gây phiền nhiễu, theo kết quả một nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Maryland (Mỹ).
Chống say xe. Gừng có tác dụng tốt hơn so với giả dược khi nói đến công dụng chống say tàu xe. Gừng làm thư giãn hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả các cơ bắp xung quanh, vì vậy giúp ngăn chặn tình trạng nôn mửa, theo Naturalon.
Cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học cho biết tiêu thụ gừng giúp cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ các loại thực phẩm bằng cách kích thích enzyme tuyến tụy và tiết dịch vị.
Điều trị viêm khớp. Do chứa các hợp chất chống viêm, nên gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc điều trị một loạt các loại bệnh viêm khớp. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Miami (Mỹ) thấy rằng sử dụng chiết xuất gừng với nồng độ cao có tác dụng giảm viêm ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối so với nhóm dùng giả dược.
Giúp máu lưu thông. Các hợp chất có trong gừng như: magiê, kẽm và crom là những chất đóng vai trò cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, cũng như giúp ngăn ngừa các cơn sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi quá nhiều.
Thụy Khuê
Theo Thanhnien
Những lợi ích và tác hại của hạt đậu nành
Hạt đậu nành là thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, đôi khi đậu nành cũng gây ra tác hại cho sức khỏe.
Đậu nành và các sản phẩm đậu nành rất phổ biến đối với những người ăn kiêng bởi nó chứa hàm lượng protein, chất xơ và các chất khoáng cần thiết cao. Đậu nành cũng là nguồn thực phẩm giàu isoflavones, giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa tăng cân. Bên cạnh những mặt lợi ích, đậu nành cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm khi ăn hạt đậu nành nhé!
Ưu điểm: Giữ cho trái tim khỏe mạnh
Thử nghiệm lâm sàng cho thấy tiêu thụ 25 gram đậu nành giúp giảm đáng kể lượng cholesterol. Do đó nó giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa tích tụ mảng bám trong động mạch - nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Hơn nữa do hạt đậu nành chứa lượng protein cao và được sử dụng phổ biến thay thế cho thịt và các sản phẩm thịt gia cầm khiến bạn tiêu thụ ít chất béo bão hòa hơn.
Ngăn chặn ung thư
Nghiên cứu cho thấy thói quen ăn các sản phẩm đậu nành từ nhỏ giảm khả năng mắc bệnh ung thư vú lên tới 50%. Ở nam giới, ăn đậu và các sản phẩm từ đậu nành hàng ngày cũng giúp giảm 30% khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt. Hơn nữa, những người bị ung thư tuyến tiền liệt có thể ức chế sự tiến triển của bệnh bằng cách thêm các sản phẩm đậu nành vào trong chế độ ăn uống.
Hạt đậu nành là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe nếu không dùng điều độ.
Bên cạnh đó, hạt đậu nành cũng có nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:
Gây ra những vấn đề về tuyến giáp
Hàm lượng cao chất isoflavone trong đậu nành ức chế khả năng sản xuất hormone tuyến giáp của cơ thể - công cụ điều tiết chuyển hóa tốc độ và nhiệt độ cơ thể. Ăn đậu nành lâu dài sẽ dẫn đến suy giáp, một tình trạng mà cá nhân tăng cân không kiểm soát và tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra vấn đề về xương
Một số hợp chất tự nhiên có trong đậu nành như acid phytic có thể ức chế sự hấp thụ canxi, gây ra các bệnh về xương. Axit phytic là một chiết xuất từ thực vật mà chủ yếu thuộc khối canxi. Nó còn ngăn chặn cơ thể hấp thụ các khoáng chất như magiê và sắt làm tăng thêm nguy cơ phát triển các bệnh về xương theo thời gian.
Vậy ăn đậu nành có lợi hay hại?
Trong hầu hết các trường hợp, các tác hại của việc ăn đậu nành là do tiêu thụ quá nhiều. Bạn nên ăn theo lượng điều độ và không nên loại bỏ đậu nành khỏi chế độ ăn uống.
Theo Thùy Nguyễn
Đời sống pháp luật
Liệu pháp chống bệnh gút Bệnh gút - một dạng viêm khớp đang ngày càng phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. Dưới đây là cách phòng ngừa bệnh gút, theo báo Mumbai Mirror (Ấn Độ). Ăn quả cherry có thể giúp giảm lượng a xít uric trong nước tiểu, từ đó giảm nguy cơ bị gút - Ảnh: Shutterstock Gút là gì? Là một loại viêm...