‘Gửi VND tại ngân hàng vẫn lợi hơn dù tỷ giá có điều chỉnh’
Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, với mức lãi suất chênh lệch giữa VND và USD lớn như hiện nay, dù Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh tăng tỷ giá đầu năm tới thì người dân giữ VND vẫn lợi hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Có dễ dàng từ bỏ tâm lý “găm” USD
Dù Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi USD dành cho cá nhân về mức 0% từ cuối tuần trước nhằm hạn chế tâm lý găm giữ USD của người dân và chuyển sang nắm giữ VND, góp phần ổn định tỷ giá, tuy nhiên, phiên sáng nay (21/12) tỷ giá tại các ngân hàng vẫn đứng ở mức kịch trần và chưa có dấu hiệu suy giảm. Như vậy, đây là phiên thứ 7 liên tiếp tỷ giá được các ngân hàng thương mại niêm yết ở mức lịch trần.
Theo các chuyên gia, việc hạ lãi suất USD về 0% của Ngân hàng Nhà nước là cứng rắn, nhưng trước mắt khó khuyến khích người dân chuyển ngay từ găm giữ USD sang tiền đồng mà còn phải đợi thời gian.
Các chuyên gia cũng đưa ra nhận định, động thái hạ lãi suất USD về 0% của Ngân hàng Nhà nước sẽ khó làm thay đổi gì trạng thái thị trường tài chính. Trước đó, lãi suất USD được áp dụng 0,25%/năm, cũng không phải mức cao để hấp dẫn người dân găm giữ USD gửi ngân hàng hưởng lãi. Họ gửi ngân hàng là cho an toàn chứ không phải vì sức hút lãi suất.
Bên cạnh đó, USD vẫn được sử dụng để thanh toán thuận tiện hơn với các giao dịch quốc tế, giờ nếu đổi USD sang tiền đồng, sau đó cần giao dịch lại không đổi được.
Video đang HOT
Bác Trần Minh Hải nhà ở phường Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng Hà Nội cho biết, gia đình có người con trai ở bên Đức thỉnh thoảng gửi tiền về biếu bố mẹ dưỡng già. “Chúng tôi chia ra làm 3 sổ tiết kiệm và gửi tại 3 ngân hàng từ khi lãi suất 4%, đến khi lãi suất về 0,25% gia đình cũng không rút. Nay lãi suất USD về mức 0% thì cũng không chênh lệch nhiều. Chúng tôi coi đây là tài sản tích trữ trong gia đình nên có lãi suất hay không cũng không quan trọng,” bác Hải nói.
Cũng cùng quan điểm với bác Hải, anh Gia Bách ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết do có con trai đang đi du học ở Úc nên nên thường xuyên phải thanh toán tiền học bằng ngoại tệ. “Chính vì vậy, lúc nào tôi cũng phải có khoảng 70.000 USD gửi ở ngân hàng, giờ không được hưởng lãi suất thì tôi cũng không bán vì khi cần sẽ khó mua vào. Bên cạnh đó, việc dự trữ USD là an toàn nhất khi thế giới đang tăng lãi suất và thời gian tới có thể thị trường trong nước giá USD sẽ tăng theo,” anh Bách cho biết.
Chị Thu Nga, một nhân viên ngân hàng trên phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho biết, một số khách hàng, khi biết lãi suất USD về 0% và sổ cũng chuẩn bị đáo hạn, đã gọi điện đến ngân hàng. Mặc dù đã được nhân viên tư vấn là chuyển sang VND để hưởng lãi suất cao nhưng khách hàng vẫn còn đắn đo chưa có ý định chuyển đổi.
Chị Nga cho biết thêm, mặc dù vậy thì vẫn có khách hàng đến mở sổ mới biết gửi tiền USD tại ngân hàng không được hưởng lãi suất nên cũng chuyển sang VND luôn nhưng những khách hàng như vậy không nhiều.
Giữ VND vẫn lợi dù tỷ giá tăng
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích, với lãi suất gửi USD là 0%, hiện chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi giữa VND và USD đang giãn rộng. Đơn cử, lãi suất gửi VND kỳ hạn 6 tháng được hưởng lãi 5,5-5,8%/năm, nhưng nếu gửi USD lãi là 0%. Tương tự, gửi VND các kỳ hạn dài lãi suất lên đến 7%, trong khi người gửi ngoại tệ chỉ có thể “nhìn” vào cơ hội khi biến động tỷ giá.
“Theo tôi, lãi suất chênh lệch lớn như vậy, dù Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh tăng tỷ giá đầu năm tới thì người dân giữ VND vẫn lợi hơn,” ông Phong nói.
Đồng tình với quan điểm trên, một chuyên gia ngân hàng khác cũng cho biết, dù tỷ giá có điều chỉnh năm 2016 thì người nắm giữ VND vẫn lợi hơn nhiều vì lãi suất chênh lệch lớn.
Hiện các ngân hàng tiếp tục nâng lãi suất huy động VND để hút dân vào đồng tiền nội địa. Ví dụ như Eximbank tăng lãi huy động với mức 0,1% ở các kỳ hạn 1, 2 và 6 tháng, lên lần lượt 4,5%/năm, 4,6%/năm và 5,5%/năm. Ngoài ra ngân hàng này cũng cộng thêm lãi cho khách hàng bán vàng và USD chuyển sang VND và gửi tại ngân hàng với mức thưởng từ 0,1-0,3%/năm tùy theo mức gửi và kỳ hạn gửi.
Còn tại ngân hàng An Bình cũng tăng 0,2%/năm ở các kỳ hạn 1, 2, 3 và 12 tháng. Theo đó, lãi suất huy động của ngân hàng này kỳ hạn 1 và 2 tháng lên mức 4,9%/năm. Kỳ hạn 3 tháng, lãi lên mức 5,1%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 6,9%/năm.
Về lâu dài, để ổn định thị trường và giảm găm giữ USD, một số chuyên gia kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục duy trì chính sách ổn định tỷ giá nhưng không cố định, sẽ có sự dao động trong biên độ hẹp. Tức là có phương pháp điều chỉnh từng bước nhỏ để làm sao kỳ vọng về giá USD được khống chế.
Điều quan trọng nhất của nền kinh tế lúc này là khi lạm phát thấp thì người dân phải được nhận thức việc cầm giữ VND là có lợi. Muốn làm vậy thì phải điều chỉnh để lợi ích của việc giữ USD giảm đi hoặc người dân có thể chuyển qua VND thông qua góp vốn, đầu tư bất động sản./.
Theo VietnamPlus
Phó Thống đốc: Quyết định của Fed sẽ tác động từ từ, tỷ giá tăng do tâm lý
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, tác động của việc Fed tăng lãi suất tới Việt Nam sẽ là từ từ, việc tỷ giá tăng kịch trần mấy ngày qua là do yếu tố tâm lý. Cơ quan này khẳng định, cung cầu ngoại tệ trên thị trường diễn ra bình thường, không có đột biến.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng
Tại Hội thảo "Hoạt động quản lý, điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015 và những tác động đối với nền kinh tế" diễn ra sáng nay (17/12) trong bối cảnh Fed vừa tăng lãi suất đồng USD lên 0,25% sau thời gian dài duy trì ở mức 0%, vấn đề tỷ giá được các chuyên gia đặc biệt quan tâm.
Thực tế, lãi suất mấy ngày qua đã tăng kịch trần và trên thị trường tự do đã vượt quá 23.000 đồng/USD.
Về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, tỷ giá tăng lên kịch trần là do diễn biến tâm lý dưới tác động của việc giảm giá liên tục của đồng nhân dân tệ và việc Fed tăng lãi suất đồng USD. Dù vậy, lãnh đạo NHNN cũng cho hay, NHNN có cơ sở khẳng định cung cầu ngoại tệ vẫn diễn ra bình thường, không có đột biến. Trong tháng 10, cả nước xuất siêu 500 triệu USD và tháng 11 tiếp tục xuất siêu 260 triệu USD. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI, kiều hối vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.
"Cung cầu qua theo dõi trên thị trường vẫn diễn ra bình thường, mặc dù tăng kịch trần nhưng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp không có gì đột biến. Chỉ có sáng nay, sau khi Fed đầu giờ, thị trường có vẻ cũng tăng lên nhưng giờ đã giảm, giao dịch mua bán lại diễn ra bình thường. Nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân được tổ chức tín dụng đáp ứng kịp thời và đầy đủ", Phó Thống đốc khẳng định.
Theo Phó Thống đốc, quyết định nâng lãi suất đồng USD của Fed gần như đã được thể hiện trong diễn biến tăng tỷ giá từ cuối năm 2014 - đầu 2015 và đã được phản ánh trong kỳ vọng của thị trường. Hơn nữa, tại Việt Nam hiện nay, dòng vốn ngắn hạn chiếm thị phần ít, còn lại chủ yếu là dòng vốn trung dài hạn, vì thế nhìn chung tác động thực sự của Fed không phải là ngay lập tức mà sẽ tác động từ từ.
Trước lo ngại về những tác động giảm giá của đồng nhân dân tệ với tỷ giá trong nước, Phó Thống đốc nhận định, Trung Quốc cũng sẽ không để Nhân dân tệ giảm mạnh nữa. Ngày 1/12, Thống đốc NHTW Trung Quốc có phát biểu rằng không có lý do gì để Nhân dân tệ giảm mạnh nữa.
Lãnh đạo NHNN cũng tái khẳng định, phương châm của cơ quan điều hành xuyên suốt thời gian qua và sắp tới là kết hợp tỷ giá và lãi suất nâng cao lợi tức nắm giữ của VND, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả, tìm ra giải pháp điều hành tốt, tiến hành thanh tra giám sát chặt.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
'Trong tương lai, có thể NHNN cần cân nhắc dự trữ thêm nhân dân tệ' Đó là khuyến nghị được ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế nêu lên khi chia sẻ với báo chí. Cũng theo ông Lực, nếu quyết định đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, Việt Nam sẽ phải cân nhắc mua bao nhiêu phần trăm dự trữ ngoại hối bằng NDT cũng như là thời điểm nào sẽ là phù hợp, trong...