Gửi tiết kiệm nhưng không rút được tiền
Khách hàng gửi 400.000 euro, tương đương hàng chục tỷ đồng theo tỷ giá lúc gửi tại ngân hàng, song sau đó không rút được tiền. Dưới đây là câu chuyện của khách hàng nói trên.
Ngày 15/12/2014, tôi gửi số tiền 400.000 euro tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi (TP HCM). Khoản tiền này tôi tích cóp qua thời gian, gửi từ nước ngoài về.
Người thường xuyên liên lạc với tôi là ông Nguyễn Lê Kiều Quang (nguyên giám đốc phòng giao dịch Agribank Hòa Hưng, thuộc Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi, đã bỏ trốn cùng 17 tỷ đồng của ngân hàng này – PV). Ông Quang thường xuyên liên hệ và trao đổi thông tin, thuyết phục tôi gửi tiền tại ngân hàng.
Tháng 12/2014, do các sổ tiết kiệm cũ hết hạn, tôi tới ngân hàng rút hết các sổ cũ, dồn các sổ đó lại cộng thêm một số tiền mới chuyển về cho đủ 400.000 euro theo kế hoạch đầu tư.
Sổ tiết kiệm của ông Nghị của Ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi.
Khi thực hiện các thao tác rút hết các sổ cũ, ông Quang và nhân viên đưa cho tôi ký rất nhiều giấy tờ, trong đó có một số tờ giấy trắng – theo lời ông Quang là những tờ giấy ký sẵn để tiện cho việc hoàn tất thủ tục rút tiền, nộp tiền cho tôi đỡ mất thời gian. Những tờ giấy trắng này trước đây nhiều lần ông Quang cũng đề nghị như vậy, tôi không thấy có vướng mắc gì phát sinh về sau nên lần này tôi cũng ký. Hoàn tất mọi thủ tục, ông Quang đưa cho tôi sổ tiết kiệm với đầy đủ thông tin của cá nhân tôi cũng như số tiền 400.000 euro.
Sau khi gửi tiền, tôi còn đề nghị ông Quang chứng minh cho tôi thấy số tiền 400.000 euro mang tên tôi có trong hệ thống ngân hàng và ông Quang đã mở phần mềm cho tôi xem, tôi thấy đầy đủ thông tin nên yên tâm.
Có thể khởi kiện ra tòa
Ông Nghị có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa bảo vệ quyền lợi của mình. Việc vay tiền đã có sổ tiết kiệm là vật thế chấp, dù khoản tiền hơn 10 tỷ đồng đó ông Nghị có vay đi chăng nữa thì cũng không liên quan tới cuốn sổ ông đang giữ.
Video đang HOT
Nếu trên hệ thống ngân hàng, cuốn sổ ông Nghị giữ không có tiền, bị hủy bỏ hay mất hiệu lực thì câu chuyện sẽ khác đi, còn nếu cuốn sổ ông Nghị giữ có tiền, phía ngân hàng buộc phải trả tiền cho ông Nghị.
Việc phía ngân hàng giải thích là có liên quan tới vụ án tham ô tài sản của một cán bộ ngân hàng là chưa hợp lý. Nếu cán bộ của ngân hàng có hành vi tham ô tài sản, chiếm đoạt tiền của ngân hàng thì đó là trách nhiệm của ngân hàng, là việc nội bộ, không liên quan đến trách nhiệm của khách hàng.
Luật sư Huỳnh Văn Nông (Đoàn luật sư TP HCM).
Ngày 2/2/2015, tôi tới Ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi để rút tiền, nhân viên giao dịch tại đây xem sổ xong báo với tôi số tiền có trên hệ thống, tuy nhiên số tiền quá lớn, phía ngân hàng cần thời gian chuẩn bị nên hẹn hai ngày sau quay lại.
Đúng hẹn, hai ngày sau tôi liên lạc thì nhân viên ngân hàng này thông báo cô ấy không có thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn tôi gặp giám đốc chi nhánh. Tại đây, tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông phó giám đốc tiếp tôi cùng một người mặc thường phục, tự giới thiệu tên Khải, là cán bộ điều tra phụ trách lĩnh vực ngân hàng.
Ông Khải cho biết các nội dung: xác nhận số tiền 400.000 euro có trong tài khoản gửi tiết kiệm của tôi; hệ thống Agribank có sự nhầm lẫn vì có hai sổ tiết kiệm có cùng một số tiền 400.000 euro, cùng chủ tài khoản và cùng ngày gửi, chỉ khác về số sổ; một trong hai sổ tiết kiệm nêu trên đang thế chấp để vay số tiền 10,4 tỷ đồng nên không thể giải quyết yêu cầu rút tiền tiết kiệm của tôi.
Tôi thật sự bất ngờ trước những thông tin và cách hành xử của phía ngân hàng. Tôi chưa bao giờ thế chấp sổ tiết kiệm của mình để vay khoản tiền nào, trong tay tôi còn sổ tiết kiệm và phía ngân hàng xác nhận trong hệ thống của họ có số tiền của tôi, vậy tại sao lại có một khoản vay trên trời rơi xuống như vậy?
Văn bản thông báo của Ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi.
Ngày hôm sau, tôi cùng luật sư tới trình báo tại Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP HCM, gặp cán bộ phụ trách điều tra vụ án Nguyễn Lê Kiều Quang chiếm đoạt 17 tỷ đồng rồi bỏ trốn. Tôi càng ngạc nhiên khi nghe cán bộ này thông báo không hề biết ai tên Khải – người mà phía ngân hàng giới thiệu với tôi là cán bộ điều tra phụ trách vụ việc của tôi.
Ngày 5/2/2015, phía Ngân hàng Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi có một văn bản gửi cho tôi, nội dung thông báo: “Số sổ AM…713 đứng tên ông Dương Thanh Nghị, số tài khoản …906, số tiền 400.000 euro đang được cầm cố thế chấp tại Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi để vay số tiền 10,4 tỷ đồng. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi kính báo tới quý ông được biết, rất mong sự hợp tác của quý ông”.
Số sổ của tôi là …680, hoàn toàn không liên quan gì tới cuốn sổ mà phía ngân hàng thông báo là được thế chấp để vay khoản tiền hơn 10 tý đồng trên. Việc điều tra kéo dài tới bao giờ, không lẽ tôi phải chờ tới khi vụ án kết thúc mới có thể lấy tiền?
(Ông Dương Thanh Nghị, 42 tuổi, quê Vũng Tàu, đang sống và làm việc tại Pháp).
Ông Bùi Khắc Trung (Trưởng phòng kiểm soát nội bộ, Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi): Lỗi tác nghiệp của cán bộ
“Trên hệ thống của Agribank thể hiện ông Nghị có gửi tiết kiệm 400.000 euro, tuy nhiên số tiền này đã bị phong tỏa do dùng để thế chấp vay số tiền 10,4 tỷ đồng. Khi ông Nghị tới làm việc, chúng tôi cũng đã đưa các giấy tờ, chứng từ có chữ ký của ông Nghị trong hồ sơ vay, ông Nghị xác nhận đúng là chữ ký của mình.
Tôi xác nhận rằng cuốn sổ ông Nghị giữ đúng là do Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi phát hành. Tuy nhiên, các phôi sổ tiết kiệm là phôi in sẵn, ký khống, do ai đó đã in hai cuốn sổ khác nhau, một sổ giao cho ông Nghị, một sổ dùng thế chấp vay tiền.
Vụ việc này có liên quan tới ông Nguyễn Lê Kiều Quang tham ô tài sản, đang bị truy nã nên phải chờ cơ quan điều tra kết luận. Khi nào có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, chúng tôi sẽ thông báo hướng giải quyết cho ông Nghị”.
Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 14/3, một lãnh đạo của PC46 (Công an TP HCM) cho biết: “Chúng tôi mới nghe thông tin vụ việc của ông Nghị, chưa điều tra vụ việc”.
Theo Tri Thức
Nhật Bản cam kết giải cứu các con tin bị bắt giữ
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nêu rõ: "Chính phủ Nhật Bản sẽ làm hết sức để giải quyết vấn đề này".
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết thực hiện tất cả các nỗ lực để giải cứu hai con tin người Nhật Bản đang bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo bắt giữ.
Phát biểu với báo chí tại thủ đô Tokyo sau khi trở về từ chuyến đi Trung Đông để giải quyết cuộc khủng hoảng con tin, Thủ tướng Abe nêu rõ: "Đây là cuộc chạy đua cam-go với thời gian nhưng Chính phủ Nhật Bản sẽ làm hết sức để giải quyết vấn đề này. Tôi yêu cầu Chính phủ sử dụng tất cả quan hệ ngoại giao và mọi biện pháp cần thiết để giải cứu được các con tin. Nhật Bản sẽ không bao giờ khuất phục trước chủ nghĩa khủng bố. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức, đoàn kết cùng với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố".
Trong chuyến thăm Nhật Bản hôm nay, Thủ tướng Australia Tony Aboott khẳng định, nước này sẵn sàng hỗ trợ Nhật Bản trong chiến dịch giải cứu con tin và trong cuộc chiến chống khủng bố. Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản vừa thiết lập một trung tâm ứng phó khủng hoảng tại Đại sứ quán Nhật ở Jordan.
Ngày 20/1 vừa qua, một đoạn video xuất hiện trên mạng Internet với hình ảnh một người đàn ông tự xưng là thành viên của nhóm Nhà nước Hồi giáo, cầm dao đe dọa sẽ giết chết hai công dân người Nhật Bản bị chúng bắt giữ có tên Haruna Yukawa và một nhà báo được cho là Kenji Goto, nếu chúng không nhận được đủ số tiền 200 triệu USD trong vòng 72 giờ theo yêu cầu.
Theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, thời hạn chót để trả các khoản tiền chuộc là 14h50' (giờ GMT ngày 23/1). Khoản tiền chuộc này tương đương với khoản viện trợ phi quân sự mà Chính phủ Nhật Bản cam kết dành cho các nước bị ảnh hưởng bởi chiến dịch chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo 3 ngày trước đó.
Các quan chức Nhật Bản cho biết, họ vẫn chưa xác nhận được liệu hai con tin người Nhật Bản có an toàn hay không, kể từ khi xuất hiện đoạn video này./.
Hồng Anh
Theo_VOV
Tiền tiết kiệm "bốc hơi" sau 30 năm Sau hơn 30 năm, chủ nhân sổ tiết kiệm số tiền tương đương 2 chỉ vàng quyết định đi lãnh tiền. Tuy nhiên, kết quả bà nhận cuốn sổ không còn đồng nào. Ảnh minh họa. Đó là câu chuyện lạ lùng của bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) có khoản tiền gửi tại Quỹ tiết kiệm xã hội chủ...