Gửi thư từ chối kèm cả list nhạc vì sợ ứng viên buồn, nhà tuyển dụng vẫn bị chê trách vì lỗi sai kinh điển này
Qua mail phản hồi này mới thấy cách ứng xử nơi môi trường công sở không hề dễ dàng chút nào!
Không biết các bạn đã từng trải qua cảm giác trượt phỏng vấn tuyển dụng lần nào chưa, cái ngày mà nhận được mail phản hồi từ nhà tuyển dụng rằng “Bạn rất tốt nhưng chúng tôi rất tiếc” thực sự rất đau lòng. Thế nhưng được phản hồi đã còn may mắn, nhiều công ty thậm chí còn không thèm gửi mail thông báo cứ để ứng viên chờ mòn mỏi trong vô vọng.
Mới đây, một bức thư từ chối của nhà tuyển dụng đang gây sốt mạng xã hội. Thay vì kết thúc bằng việc “bạn rất tốt nhưng không phù hợp với vị trí tuyển dụng của chúng tôi…” như bao công ty khác thì công ty này đã gửi mail vô cùng dễ thương đính kèm một list nhạc cho ứng viên thấy buồn khi đọc xong mail từ chối.
Cụ thể, nội dung mail như sau:
Chào bạn,
Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã dành thời gian gửi CV đăng ký ứng tuyển cho chúng tôi.
Qua thư này chúng tôi muốn thông báo cho bạn rằng, chúng tôi đã lựa chọn được ứng viên phù hợp với vị trí này. Hẹn hợp tác với bạn trong một dịp khác.
Từ kinh nghiệm của chính bản thân, tôi hiểu việc nhận thư từ chối không có gì vui vẻ cả, nhất là khi mình cố gắng để có được công việc như ý.
Để lấy lại động lực bạn có thể bật playlist này nhé: Eye of the Tiger (Survivor), Fix You (Coldplay), Don’t Stop Me Now (Queen).
Video đang HOT
Nếu vẫn chưa làm bạn vui hơn thì hãy tiếp tục theo dõi tin tức từ công ty chúng tôi trên các trang mạng xã hội để nhận được thông báo tuyển dụng mới. Chúng tôi hay đăng lắm đó!”.
Ngay sau khi chiếc mail từ chối này được chia sẻ rộng rãi, đã xảy ra tranh luận trái chiều về cách hành văn của HR này. Một bên thì cho rằng nhà tuyển dụng đã quan tâm đến cảm xúc ứng viên nên đã gửi hẳn list nhạc khi buồn.
Bên cạnh đó, không ít dân mạng cũng cho rằng chiếc mail này “có như không mà thôi” vì điều ứng viên bị tạch mong mỏi là giải thích lý do trượt phỏng vấn, chưa phù hợp chỗ nào thì lại không nói. Bên cạnh đó, công ty đã từ chối thì câu cuối “ tiếp tục theo dõi tin tức tuyển dụng” nên thay bằng câu chúc sớm tìm được công việc mới sẽ hợp lý hơn.
“Bạn nên nói cho ứng viên biết bạn ấy chưa phù hợp với công ty ở điểm nào? Hay trong quá trình phỏng vấn bạn ấy cần phải cải thiện ở đâu thì hợp lý hơn thư từ chối kiểu này“, bạn T.H chia sẻ.
“ Dòng cuối nên bỏ đi. Công ty từ chối thì nên khuyên người ta đi tìm nơi khác chứ không nên đợi tin tức tuyển dụng tiếp từ bên bạn. Nghe cứ trêu người ứng viên thế nào ấy. Đôi khi bạn có tâm nhưng hiệu quả mang lại không đúng thì nên bỏ thôi”, bạn A.P bình luận.
“ Mình mà nhân được mail thế này thì chỉ mong đừng gủi mail còn hơn chứ đọc khó chịu kiểu châm biếm ấy. Nếu HR có tâm thì mail từ chối nên chỉ ra những điểm ứng viên chưa tốt, chưa phù hợp chứ không nên ghi kiểu: Cảm ơn bạn đã tham gia phỏng vấn, đánh giá cao thái độ kinh nghiệm nhưng thấy chưa phù họp với vị trí công ty đang tuyển thời điểm hiện tại, xin phép lưu hồ sơ và liên hệ khi có vị trí phù hợp“.
“Thư này cũng thể hiện văn hóa của công ty chứ chưa thấy kém chuyên nghiệp chỗ nào. Bạn nào không thích thì đơn giản là không phù hợp với môi trường làm việc của người ta thôi, sao phải chê bai vậy. Từ chối nhưng tinh thần của mail vẫn có sự tích cực, bảo người ta khinh thường với cợt nhả thì tiêu cực quá“, bạn P.A chia sẻ.
Một số chiếc mail từ chối khéo khác được dân công sở chia sẻ lại.
Bất cứ chuyện nào cũng nên nhìn nhận vấn đề từ hai phía. Có lẽ nhà tuyển dụng trong câu chuyện trên đã có ý tốt tuy nhiên vì cách hành văn khó hiểu nên đã gây ra sự hiểu lầm không đáng có với ứng viên. Bởi vậy mới thấy ứng xử trong môi trường công sở luôn ẩn chứa nhiều điều phức tạp.
Còn bạn, bạn thấy sao về mail phản hồi này?
Nữ sinh tức tối bị nhà tuyển dụng lật kèo hủy lịch phút chót, dân mạng soi ra chi tiết bất thường mà công ty nào cũng hay xài
Câu chuyện giữa nhà tuyển dụng và ứng viên trong môi trường công sở luôn thị phi và chưa bao giờ có dấu hiệu tạm kết.
Những câu chuyện thị phi xoay quanh 2 đối trọng của môi trường công sở là nhân viên nhân sự và ứng viên luôn rôm rả và chưa có dấu hiệu dừng lại. Không ít vụ ứng viên bóc phốt HR thích hạnh họe trước sau bất nhất, nói một đằng và làm một nẻo, vẽ ra cảnh tượng như mộng của công ty để "lừa" ứng viên khiến họ tốn vô số công sức và thời gian.
Tiếp nối chuỗi drama không ngừng nghỉ, mới đây, một nhóm quy tụ đông đảo thành viên là sinh viên mới ra trường đã có dịp chia sẻ về dòng trạng thái than thở của nữ sinh tên là N.D mới ra trường bị bùng cơ hội làm việc chính thức.
"Chào mọi người, ở đây có ai đã gặp trường hợp như mình chưa? Mình đã được nhận vào làm một công ty, được hẹn lên thử việc và làm chính thức. Do nhiều vấn đề chưa kịp trao đổi nên mình có gửi gmail hỏi thêm về phúc lợi của công ty. Và sau đó tự nhiên nhận được email báo mình đã bị nghỉ việc?
Thật sự bất bức xúc về vấn đề này. Có nhiều vấn đề mình chưa kịp trao đổi và nghĩ bản thân đã được nhận vào rồi nên mới muốn nhắn thêm với công ty ai ngờ bị cho nghỉ việc luôn. Bình thường không sao nhưng thời kỳ hậu dịch bệnh khó khăn thì khó cho ứng viên quá. Chẳng lẽ giờ tuyển dụng nào cũng lật mặt nhanh như vậy?".
Nữ sinh được thông báo trúng tuyển vào vị trí Nhân viên Marketing tổ chức sự kiện và hẹn thử việc.
Nhưng sau đó lại bị hủy thông báo vì lỡ nhắn tin hỏi thêm quyền lợi.
Không chỉ một mình nữ sinh N.D mà rất nhiều người đã rơi vào hoàn cảnh như vậy. Theo nhiều dân mạng, dù cô nàng bị cho nghỉ việc lại hóa may mắn vì chỉ mới nhắc đến phúc lợi mà công ty đã vội chạy biến thì chứng tỏ làm ăn cũng rất mập mờ. Chưa kể mail phản hồi lại có văn phong không được trau chuốt, không xin lỗi càng chứng tỏ không hề quan tâm nhiều đến cảm xúc của ứng viên.
"Chúc mừng bạn quay vào ô 1001 lý do củ chuối từ HR. Chắc là tìm ra back up plan cho vị trí rồi gạt bạn ra, công ty đổi ý không muốn tuyển nữa, nhầm bạn với người khác xong gửi cho bạn thì mới nhận ra có người khác tốt hơn", bạn N.V bình luận.
" Khiếp công ty đến cái mail cũng tỏ ra thượng đẳng với hoành tráng, trong khi cách ứng xử thì thiếu chuyên nghiệp và cộc lốc. Bạn nên tự thấy may mắn vì không lãng phí với công ty vớ vẩn thế này. Tuổi trẻ có hạn, có đầu tư sức lực thì nên tìm nơi có tâm và tử tế rõ ràng. Đừng phí thời gian vào nơi coi thường ứng viên thế này", bạn T.K chia sẻ.
" Trước mình cũng bị như bạn. Phỏng vấn quên deal lương và khi mình đưa ra mức lương mong muốn thì công ty lại trả giá thấp hơn. Vậy là dù đã được nhận nhưng công ty vẫn cho mình ra về như vậy đấy. Những công ty kiểu này rất mập mờ tài chính, chỉ muốn bóc lột công sức nhân viên thôi", bạn T.N nhận xét.
(Ảnh minh họa)
Rõ ràng câu chuyện deal lương và đòi lợi nhuận giữa ứng viên và nhà tuyển dụng chưa bao giờ hết hot. Bởi deal thế nào cho khéo vừa được lòng công ty và vẫn nhận được lợi ích mình mong muốn không phải sinh viên mới ra trường nào cũng dám làm. Tuy vậy, dù muốn hay không thì bạn nhất định phải biết được bản thân là ai để luôn có kế hoạch đòi hỏi lợi ích rõ ràng.
Quay lại với câu chuyện trên thì việc yêu cầu lợi ích của nữ sinh này là cần thiết, đã giúp cô bạn thoát được việc làm ở một công ty mập mờ tài chính. Đây cũng là bài học xương máu cho ứng viên và cả người làm công tác tuyển dụng trong môi trường công sở.
Lo sợ "mùa nhảy việc" sau Tết, nàng công sở méo mặt vì bị sếp giao KPI truy lùng nhân viên thay thế "Chờ ứng viên gửi CV mà muốn hết cả thanh xuân. Không đáp ứng đủ KPI sếp đưa ra, em sợ bị 'cạo đầu' mất". Cứ hễ Tết đến xuân về là chủ đề nghỉ việc đầu năm lại được dân công sở mang ra bàn tán thảo luận xôn xao. Điều này, lắm khi mang tính cộng hưởng khiến cả những người...