Gửi Sơn Tùng M-TP: ‘Hãy từ bỏ viết nhạc dựa nước ngoài’
Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh gửi những lời tâm huyết cho Sơn Tùng M-TP, ca sĩ trẻ đang được yêu thích từ một vài ca khúc viết nhạc dựa trên phần hoà âm của bài hát nước ngoài.
Tùng mến!
Cách đây không lâu, anh được mời làm nhạc cho clip quảng cáo (TVC) xe máy mới. Nội dung TVC thật cảm động. Một người cha tình cờ lật cuốn album hình cũ ra xem, nhớ da diết ba cậu con trai thời thơ ấu. Rồi một ngày, cả ba cậu con trai, giờ đã là ba chàng trai cao lớn, chạy ùa về thăm ngôi nhà xưa, nơi có bao ước mơ thời thơ ấu.
Người anh cả (Hồ Trung Dũng) giờ trở thành ca sĩ dòng nhạc thính phòng, người anh thứ hai (Phạm Anh Khoa) hiện là một ca sĩ nhạc rock. Riêng chàng trai nhỏ nhất trong ba anh em ngày nào (chính là Sơn Tùng), giờ là một ca sĩ nhạc pop nổi tiếng.
Thật lòng, trong ba chàng trai ấy, anh có cảm tình với em nhất. Anh thầm nhủ: “Chà! Giá như mình có cậu em trai như thế nhỉ!”.
Sơn Tùng M-TP.
Em trông rất bảnh trai, rất nghệ sĩ và thật thông minh. Ngay lúc ấy, mọi định kiến không tốt về em chợt tan biến. Thú thật là anh rất cảm tình với hình ảnh của em trong TVC ấy.
Tùng à!
Đúng mười năm trước (2004) anh cũng ở trong hoàn cảnh của em hiện nay, khi bài hát Ước gì của anh được mọi người rất yêu thích, dính phải nghi án “đạo nhạc”.
Nhớ lại tâm trạng lúc ấy, anh có thể hiểu và thông cảm được tâm trạng của em lúc này. Và quan trọng là những điều anh đang nói với em không phải với tư thế của một người phán xét, trù dập mà với vị trí của một người từng mắc sai lầm, đang chia sẻ với đàn em, với mong muốn thế hệ sau phải tốt hơn là thế hệ của anh.
Em có nhớ không? Khi chúng ta học tiểu học, cô giáo hay bắt chúng ta phải nắn nót chép lại những bài văn mẫu thật hay, sau đó ta mới được tự làm những bài văn của chính mình.
“Hãy từ bỏ thói quen viết nhạc dựa trên phần hoà âm phối khí của bài hát nước ngoài. Họ sẽ nghĩ gì về nền âm nhạc của chúng ta?
Người Việt tệ đến mức không thể tự bật ra cảm xúc từ trái tim mình, từ cuộc sống dân tộc mình mà phải nương nhờ vào phần nhạc đệm của họ?”
Từ những thẩm thấu một cách tự nhiện khi chép những đoạn văn hay, ta mới biết cách làm ra những bài văn.
Những bài văn ấy, có thể chúng thật ngô nghê, lộn xộn và vụng về, nhưng đó là tâm hồn của chúng ta, những đứa trẻ đang tập làm văn.
Lớn lên, khi bước chân tập tễnh vào thế giới âm nhạc, chúng ta lại chúi đầu vào lắng nghe những bản nhạc hay, những bản nhạc của thế giới,của những nhạc sĩ đàn cha chú đi trước. Anh thừa nhận là đã từng mê ABBA, Boney M, Beatles… hay Phạm Duy, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Trần Tiến…
Không thể nào làm văn hay nếu hồi còn bé, chúng ta không nắn nót chép lại những áng văn mẫu. Và cũng không thể nào trở thành nhạc sĩ nếu chúng ta không nghe nhạc của những tiền bối.
Những bản nhạc đầu tay chắc chắn là sẽ “hao hao” giống một trong những thần tượng mà chúng ta hay nghe, những kiến thức mà chúng ta được học. Nhưng điều chắc chắn, nó xuất phát từ chính tâm hồn của chúng ta. Ngôi nhà chúng ta mới dựng, có thể ọp ẹp, nhưng chính ta là chủ nhân.
Video đang HOT
Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh (phải). Ảnh: T.T.D.
Ngay cả khi anh chính là người tự hoà âm phối khí, viết bài hát Ước gìchứ không phải vay mượn phần đệm nào khác của một bài hát nước ngoài, mà vẫn không thể nào giải thích cho khán giả đang ngờ vực Ước gì giống một bài nào đó.
Lúc ấy trong đầu anh chỉ tồn tại duy nhất một ý nghĩ: Anh phải chứng minh cho mọi người thấy rằng anh “không chỉ có một Ước gì”, anh còn làm được nhiều hơn thế.
Còn em thì sao? Chẳng lẽ cuộc sống chung quanh em không đủ cho em cảm xúc để em phải nương nhờ vào phần đệm của một bài hát nước ngoài?
Những Hương ngọc lan, Chuông gió, Đường xa vạn dặm, Bức thư tình đầu tiên… có bao giờ tự ti trước nhạc Âu Mỹ, nhạc Hàn không? Có bao giờ nương nhờ vào phần đệm của nhạc nước ngoài không? Bọn anh tự làm cả đấy!
Hãy chứng tỏ rằng Sơn Tùng không chỉ có Em của ngày hôm qua, mà còn có nhiều hơn nữa những tác phẩm ra đời bằng chính tâm hồn mình!
Hãy vứt bỏ và làm lại từ đầu,như anh đã từng vứt bỏ Ước gì để có mộtChuông gió.
Anh tin ở em, mọi người tin ở em, hãy dũng cảm lên nhé Sơn Tùng.
Thương mến em!
Thói quen dựa vào phần đệm có sẵn của nhạc nước ngoài để viết giai điệu trên đó thật sự là cách làm không tốt. Nó nguy hiểm ở chỗ, cùng một phần đệm, người ta có thể sáng tác ra hàng trăm giai điệu.
Thật khó để kết luận là đạo nhạc, vì người ta chỉ chăm bẵm vào suy xét, so sánh giai điệu mà thật sự là các giai điệu sáng tác bằng kiểu ấy không hề giống giai điệu gốc.
Mọi dấu vết là phần đệm của bài hát bị xoá sạch. Cũng có trường hợp ngô nghê là cứ để nguyên phần đệm ca khúc nước ngoài nhưng giai điệu và ca từ thay đổi.
Vấn đề mấu chốt là lòng tự trọng của một nhạc sĩ, của một nền âm nhạc và của cả dân tộc. Có khi người ta không thèm kiện mình đâu nhưng người ta sẽ vô cùng xem thường cả một nền âm nhạc!
Và quan trọng nhất: Linh hồn và thể xác của mình là không thể tách rời!
Theo Võ Thiện Thanh/Tuổi Trẻ
Bật mí sáng tác đầu tiên của top nhạc sĩ ăn khách nhất Vpop
Mặc dù là ca khúc đầu tay nhưng "Tựa như gió phiêu du", "Mãi cho tình lênh đênh"... đã cho thấy tài năng thiên bẩm và xu hướng sáng tác rõ nét của Đức Trí, Võ Thiện Thanh...
"Tựa như gió phiêu du" - Đức Trí
Tháng 5 vừa qua, nhạc sĩ Đức Trí và ca sĩ Phạm Thu Hà giới thiệu một sản phẩm âm nhạc mới mang tên Tựa như gió phiêu du. Ca khúc chủ đề của đĩa nhạc chính là sáng tác đầu tay, được Đức Trí viết khi mới 16 tuổi nhưng mãi đến bây giờ anh mới công bố. Phạm Thu Hà cũng là người đầu tiên thể hiện ca khúc này. Bài hát mang âm hưởng nhạc xưa, là tâm sự đẹp, buồn, lãng mạn về mối tình của tác giả với một nữ sinh thuở cắp sách đến trường. Chuyện tình không thành nhưng để lại nhiều dư âm dịu ngọt.
Tựa như gió phiêu du - Phạm Thu Hà
Mặc dù là ca khúc đầu tay nhưng Tựa như gió phiêu du đã thể hiện rõ nét thiên hướng âm nhạc của Đức Trí. Anh hay viết về chủ đề tình yêu, những vẻ đẹp không trọn vẹn, những giấc mơ... Âm nhạc của anh phảng phất giai điệu dân gian, có chut nhẹ nhàng, nồng nàn, dễ nhớ, không dùng nhiều kỹ thuật. Ngoài Tựa như gió phiêu du, sự kết hợp giữa cũ và mới, hiện đại và dân gian còn được anh áp dụng trong một số ca khúc khác như Tựa như ánh sao, Có một chút, Nắng có còn xuân...
Được lớn nên trong cái nôi của âm nhạc dân gian và điều này ảnh hưởng nhiều đến các sáng tác của anh.
Không khó để lý giải phong cách trên, bởi từ khi 10 tuổi Đức Trí đã làm quen với các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, trống, mõ... 16 tuổi, anh tập tành làm nhạc trong phòng thu rồi nghiên cứu, tự học keyboard, nghe hết mọi thể loại nhạc và viết ca khúc.
Ta chẳng còn ai - Phương Thanh
Ngoài sáng tác đầu tay kể trên, Ta chẳng còn ai là bài hát đầu tiên Đức Trí giới thiệu đến người hâm mộ. Qua giọng hát của Phương Thanh (1996), ca khúc nhanh chóng trở thành hit và đứng đầu các BXH âm nhạc một thời gian dài. Đức Trí cũng là một trong số ít những nhạc sĩ có ảnh hưởng nhất định đến sự nghiệp âm nhạc của Phương Thanh.
"Mãi cho tình lênh đênh" - Võ Thiện Thanh
Mãi cho tình lênh đênh là ca khúc đầu tiên nhạc sĩ Võ Thiện Thanh tặng vợ - chị Trần Minh Nhã. Lúc đó, anh theo học lớp nhiếp ảnh ở Vũng Tàu và ở trọ tại nhà thầy, người sau này trở thành bố vợ của mình.
Sáng tác đầu tay được Võ Thiện Thanh viết tăng vợ.
Khi đó, Minh Nhã đang là học sinh lớp 11 nên cứ gọi Thiện Thanh bằng chú. Đêm đêm, thấy "chú" Thanh ôm đàn hát và sáng tác nhạc hay quá nên cô bé Nhã đang ở lứa tuổi mộng mơ cứ len lén nhìn trộm. Xúc động trước vẻ đẹp và tình cảm ngây thơ của chị, anh đã tặng chị ca khúc Mãi cho tình lênh đênh và tình yêu bắt đầu từ đó.
Không biết có phải vì bị cái tên ca khúc ám ảnh mà chuyện tình của hai người cũng khá lênh đênh. Học xong lớp nhiếp ảnh, Võ Thiện Thanh rời Vũng Tàu thi vào Nhạc viện TP.HCM và hai người xa cách nhau. Đến khi Mãi cho tình lênh đênh được đông đảo bạn trẻ yêu thích qua giọng ca Lam Trường, hai người mới tìm lại được nhau và nên duyên duyên từ đó.
Mãi cho tình lênh đênh - Lam Trường
Mãi cho tình lênh đênh cùng với Xích lô, Bạn tôi, Tình 2000...đã đưa tên tuổi Võ Thiện Thanh trở thành nhạc sĩ ăn khách nhất suốt những năm 1996 - 2000. Khi đó, nhạc trẻ đang bước vào thời ky thịnh vượng và anh được đánh giá là một trong những người đem lại làn gió mới hiện đại và hoàn toàn khác biệt với thế hệ trước.
Sau này, Võ Thiện Thanh thử sức và đặc biệt thành công với thể loại chillout và dance. Sự phóng khoáng, trẻ trung, sắc sảo nhưng vẫn không kém phần lãng mạn từ những ca khúc đầu tiên vẫn tiếp tục được anh kế thừa và phát huy.
"Bài ca chưa viết hết lời "- Bảo Chấn
Bảo Chấn là một trong những nhạc sĩ ăn khách nhất của nhạc trẻ Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Tên tuổi ông gắn liền với giai đoạn hưng thịnh của chương trình Làn sóng xanh. Các ca khúc của Bảo Chấn chủ yếu mang âm hưởng lãng mạn, trữ tình, dễ nghe của nhạc nhẹ. Vị nhạc sĩ này cũng được coi như một trong những nhân vật tiên phong ở lĩnh vực hòa âm phối khí tại Việt Nam.
Nhạc sĩ Bảo Chấn.
Sự nghiệp của Bảo Chấn khởi sắc với ca khúc Tình thôi xót xa. Về sau, cũng chính ca khúc này đã đẩy Bảo Chấn vào hậu trường khi bị vướng phải nghi án đạo nhạc. Nhiều khán giả từng nghĩ đây là ca khúc đầu tiên của Bảo Chấn, thực ra không phải.
Sáng tác đầu tay của Bảo Chấn lại là một bài đậm tính cổ động có tên gọi Bài ca chưa viết hết lời được ông viết trong những ngày đi công tác tại nông trường Phạm Văn Hai từ đầu thập kỷ 80. Với giai điệu đơn giản, vui tươi, ca khúc kêu gọi thanh niên đi xây dựng quê hương, thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai đất nước.
Bài ca chưa viết hết lời - Hiền Thục
Từ sáng tác đầu tiên này, có thể thấy âm nhạc Bảo Chấn có khúc thức khá đơn giản nhưng giai điệu mượt mà, nhiều lúc bay bổng cùng với lời ca trong sáng, lãng mạn. Chính điều này giúp ông thành công và ghi dấu ấn riêng trong lòng khán giả.
"Tháng ngày chờ mong" - Đỗ Bảo
Sáng tác đầu tay - Tháng ngày chờ mong được Đỗ Bảo viết trong giai đoạn khủng hoảng nhất.
Trước khi được biết đến với tư cách là nhạc si sáng tác, Đỗ Bảo đã nổi danh với vai trò hòa âm hiệu quả trong album Nhật thực cho Hà Trần (2002). Nhưng thực ra, sáng tác của Đỗ Bảo đã được công bố từ trước đó khá lâu. Năm 1998, ca khúc Ngày tháng mong chờ do tam ca 3A thể hiện đã lọt vào top ten Làn sóng xanh và được hầu hết bạn trẻ thời đó thuộc nằm lòng.
Đỗ Bảo viết ca khúc này trong giai đoạn khủng hoảng nhất. Sau một thời gian dài chơi nhạc trong các quán bar, vũ trường, anh rơi vào trạng thái sợ âm thanh, không nghe được nhạc và trầm cảm. Có lẽ bởi vậy mà Tháng ngày chờ mongthấm đẫm chất tự sự, chất chứa suy tư về con người, cuộc đời. Ca từ trong ca khúc của anh đậm tính triết lý: "Trong gió bụi bao la, trong kiếp người bôn ba/ Có mấy khi lòng thảnh thơi/ Khi cõi đời phôi pha, khi rã mòn đôi vai/ Ta sẽ đi về đâu ?". Đó cũng là dấu ấn riêng trong âm nhạc của anh mãi cho đến tận bây giờ.
"Nhớ làng xưa" - Dương Thụ
Dương Thụ là một nhạc sĩ nhạc nhẹ, ghi dấu ấn trong đời sống âm nhạc đương đại với những tình khúc êm ái, nhẹ nhàng, tình tứ. Các sáng tác của ông khúc chiết, trữ tình, có phong cách riêng độc đáo nhưng vẫn mang hơi thở hiện đại, phảng phất âm hưởng dân tộc và trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam trong nhiều thập ky.
Nhạc sĩ Dương Thụ.
Vào thập niên 1990, những sáng tác của Dương Thụ bắt đầu được công chúng biết đến và đón nhận. Nhiều ca khúc của ông được phát trên sóng phát thanh truyền hình, xuất hiện trong nhiều chương trình, băng đĩa, được rất nhiều ca sĩ thể hiện như Lệ Quyên, Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Bằng Kiều... Ca khúc đầu tiên Dương Thụ viết năm 19 tuổi có tên gọi Nhớ làng xưa từng được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay bản thu gần như đã thất lạc.
Bài hát ru cho anh - Hồng Nhung
Vốn xuất thân là người học văn nên âm nhạc của Dương Thụ luôn có ca từ đẹp. Ông sử dụng một cách hài hòa chất liệu cổ điển, dân gian và một chút gần với nhạc nhẹ. Bởi vậy, công chúng của Dương Thụ đa dạng bao gồm cả người trẻ lẫn trung niên, cả nông dân lẫn trí thức. Hồng Nhung được đánh giá là người hát tốt nhất nhạc Dương Thụ, sau đó là Mỹ Linh, Khánh Linh, Nguyên Thảo
Theo zing
Ba nhân tố thổi làn gió mới cho nhạc dance Việt Bằng tài năng và những hoạt động tích cực, Võ Thiện Thanh, Nguyễn Hải Phong, Thu Minh được đánh giá là những người có công lớn trong việc phát triển dòng nhạc này tại Việt Nam. Nhạc dance xuất hiện trên thế giới vào khoảng thập niên 70 - 80 thế kỷ trước tại các vũ trường, hộp đêm. Đây là thể loại...