Gửi nhầm ảnh vào nhóm chung, cô giáo mầm non bị phụ huynh yêu cầu giải thích vì 1 chi tiết: Hiệu trưởng phải xin lỗi
Một giáo viên vô tình gửi ảnh lớp học trong nhóm chat. Sau đó, phụ huynh bày tỏ nếu cô không đưa ra lời giải thích hợp lý sẽ khiếu nại lên nhà trường.
Con gái của Tiểu Lệ (Trung Quốc) năm nay 4 tuổi, mới bắt đầu đi học mẫu giáo. Tiểu Lệ vô cùng yêu thương con gái. Cô thường xuyên lo lắng bé có hòa nhập tốt với môi trường lớp học hay không. Cũng vì thế, cô ghim nhóm chat của lớp mẫu giáo lên đầu, để có thể cập nhật chuyện đi học của con gái sớm nhất mỗi ngày.
Như thường lệ, một hôm cô giáo gửi ảnh chụp các em học sinh đang ngủ vào nhóm chat chung. Có lẽ do nhận thấy có gì đó không đúng, cô giáo đã vội thu hồi tin nhắn chỉ chưa đầy 2 phút sau khi gửi ảnh vào nhóm chat.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đã xem được bức ảnh này. Có người còn chụp màn hình tấm ảnh. Khi Tiểu Lệ xem ảnh, cô nhận thấy các bé trai và bé gái không ngủ ở khu vực riêng biệt mà nằm chung với nhau.
Bức ảnh này không chỉ khiến Tiểu Lệ phẫn nộ mà nhiều phụ huynh khác cũng phản ứng mạnh mẽ. Dù là buổi trưa nhưng nhóm chat của lớp đã bùng nổ tin nhắn. Nhiều phụ huynh yêu cầu giáo viên phải lập tức giải thích.
Trước phản ứng của phụ huynh, đầu tiên giáo viên lên tiếng xin lỗi cả học sinh và người nhà các em. Cô giải thích tình huống này là do gần đầy trường mẫu giáo thiếu giáo viên. Do đó, vào giờ ngủ trưa, bé trai và bé gái tạm thời được bố trí ngủ gần nhau để các cô tiện chăm sóc, bảo đảm an toàn cho các con.
Một ngày sau, hiệu trưởng tiếp tục lên tiếng giải thích rằng trường đang tích cực tuyển mới giáo viên. Các bé trai và bé gái sẽ được tách ra khu vực ngủ riêng sau khi đội ngũ giáo viên tìm được người phù hợp Sau khi nghe hiệu trưởng trình bày, các bậc phụ huynh mới bình tĩnh lại và không còn lên tiếng phản đối.
Video đang HOT
Tại sao nên tách bé trai và bé gái ngủ riêng ở trường mẫu giáo?
Tình trạng bé trai và bé gái ngủ chung tồn tại ở nhiều trường học. Nhiều phụ huynh cho rằng, chỉ trong giờ ngủ trưa ngắn ngủi, liệu có cần thiết phải tách riêng khu vực ngủ của bé trai và bé gái? Đặc biệt khi các con mới chỉ học lớp mầm non, tức bé chưa có nhiều kiến thức về phân biệt giới tính thì việc tách riêng khu vực ngủ có cần thiết?
Dưới đây là một số mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu để các bé trai, bé gái ngủ chung:
- Ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức về giới tính
Trẻ ở trường mẫu giáo tuy còn nhỏ nhưng 4 – 7 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành nhận thức về giới. Nếu bé trai và bé gái được phép ngủ trưa cùng nhau trong thời gian dài thì có thể khiến trẻ nhầm lẫn trong nhận thức về giới.
Trẻ em có thể nghĩ rằng không có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ. Điều này gây bất lợi cho sự phát triển các khái niệm giới tính lành mạnh trong tương lai của chúng. Nhận thức đúng đắn về giới giúp trẻ hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai giới, từ đó học cách tôn trọng người khác giới và tự bảo vệ bản thân trước bất kỳ sự xâm phạm.
- Nguy cơ hình thành bóng ma tâm lý
Trẻ mẫu giáo có thể không cảm thấy bất thường về giấc ngủ trưa chung vào thời điểm chúng còn nhỏ. Nhưng khi lớn lên, trẻ có thể cảm thấy đau khổ về tâm lý khi nhớ lại trải nghiệm này.
Đặc biệt khi các em bước vào giai đoạn tuổi dậy thì và sự khác biệt về thể chất giữa nam và nữ ngày càng rõ ràng, trải nghiệm này có thể trở thành gánh nặng tâm lý và thậm chí ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân sau này.
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
Vị phụ huynh cho biết con mình bị các bạn kiểm tra cặp, bị học sinh khối trên đòi đánh.
Vụ việc cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP.Ninh Bình) có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Bước đầu, cô V. thừa nhận việc xúc phạm học sinh. Nữ giáo viên hiện bị tạm đình chỉ công tác.
Tuy nhiên mới đây, vị phụ huynh (người đã gửi đơn tố cô V.) tiếp tục phản ánh việc con của chị - em H. đã bị cô lập, bị các bạn kiểm tra cặp, thậm chí bị một số học sinh khối trên đòi đánh học sinh. Người này đề nghị nhà trường cho phép mình tự bỏ kinh phí để lắp camera trong lớp 4B.
Thông tin trên báo Thanh Niên, ông Đỗ Văn Tự, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng cho biết đã giao giáo viên Tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường và giáo viên chủ nhiệm mới lớp 4B (giáo viên thay cô V.) xác minh, kiểm tra sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh.
Ông Tự nói, nhà trường đã thực hiện xác minh một cách khách quan nhất, kết quả xác định không có chuyện học sinh bị cô lập. Theo biên bản kiểm tra, có một bạn trong lớp 4B đã kiểm tra cặp của em H. nhưng chỉ 1 lần chứ không phải nhiều lần hay có nhiều bạn kiểm tra cặp như phản ánh của phụ huynh.
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP.Ninh Bình).
H. cho biết bị lớp trưởng mắng, nhưng khi thầy giáo Tổng phụ trách Đội hỏi thì lớp trưởng chỉ thừa nhận có nói "vì H. mà lớp không được học cô V. nữa" chứ không mắng bạn.
Ngoài ra, qua xác minh cũng xác định có một số học sinh lớp 5 đến cửa lớp 4B đứng chứ không có việc dọa, la bới hay đòi đánh em H.
Cô giáo chủ nhiệm mới của lớp 4B đã nhắc nhở cả lớp không được trêu H. hay chia bè phái, thay vào đó phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
Trước đó như đã đưa tin, chị N.T.L. (ở phường Bích Đào, TP.Ninh Bình) có con học lớp cô V. về kể rằng rất sợ cô vì cô hay quát mắng. Từ đó, chị L. bắt đầu tìm hiểu để nắm tình hình học tập trên lớp của con.
Qua file ghi âm, chị L. rất bức xúc khi nghe được những lời lẽ thiếu chuẩn mực của cô V. với học sinh nên đã gửi đơn kiến nghị lên Phòng GD&ĐT TP.Ninh Bình, Sở GD&ĐT và UBND TP.Ninh Bình để được xem xét, giải quyết.
Những file ghi âm lời mắng của cô V. lan truyền trên MXH khiến nhiều người sững sờ.
Hiện, vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.
Cô giáo "dỗi" vì phụ huynh không hỗ trợ mua laptop: Xin lỗi vì gây hiểu nhầm, mong được sửa sai Sau sự việc, nhiều phụ huynh lớp 4/3 mất niềm tin ở cô H. và không muốn cô giáo này tiếp tục giảng dạy lớp con mình. Vụ việc cô giáo T.P.H. (giáo viên lớp 4/3, trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP.HCM) xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop không được liền "dỗi", không soạn đề cương cho học sinh đang...