Gửi một bức ảnh vào nhóm chat, giáo viên khiến hội phụ huynh đỏ phừng mặt tức giận, hiệu trưởng phải vội vàng xin lỗi
Hiệu trường cho biết, sẽ tiến hành điều tra thêm vụ việc và có cách xử lý phù hợp với giáo viên.
Vụ việc xảy ra ở thị trấn Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc mới đây đã khiến các bậc phụ huynh tranh cãi dữ dội. Theo đó, một cô giáo tiểu học đã phạt các em chưa hoàn thành bài tập về nhà bằng cách khá phản cảm.
Cụ thể cô giáo gọi tất cả các em lên bục giảng, chụp ảnh lại và gửi vào nhóm chat của chung giữa giáo viên và phụ huynh. Ngay lập tức, các bậc cha mẹ đã nổi cơn thịnh nộ. Họ cho rằng những đứa trẻ mới học lớp 1 và hình phạt của cô giáo là phản giáo dục, ảnh hưởng đến lòng tự trọng của các em.
Cô giáo gọi tất cả các em lên bục giảng, chụp ảnh lại và gửi vào nhóm chat của chung giữa giáo viên và phụ huynh.
“Có rất nhiều cách nhắc nhở các con, sao phải chọn cách bêu mặt chúng như vậy?”, một phụ huynh bức xúc chất vấn. Sau đó, cô giáo và các phụ huynh đã có cuộc cãi vã rất gay gắt. Vụ việc sau đó đến tai hiệu trưởng.
Thầy hiệu trưởng đã mời cả phụ huynh và giáo viên lên văn phòng trao đổi và thống nhất rằng đôi bên đều không ý. Mục đích cuối cùng vẫn là lo lắng cho tương lai của những đứa trẻ. Tuy nhiên Hiệu trường cũng cho biết, sẽ tiến hành điều tra thêm vụ việc và có cách xử lý phù hợp với giáo viên.
Video đang HOT
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng đã nhận nhiều sự quan tâm. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng những đứa trẻ lớp 1 cần được động viên, khen ngợi là chính. Việc trách phạt sẽ không khiến việc học của trẻ tiến bộ hơn. Bên cạnh đó, trẻ tuy nhỏ nhưng cũng có lòng tự trọng.
Hình phạt của cô giáo đã đánh thẳng vào sự tự tin của trẻ. Tuy nhiên, phía phụ huynh cũng cần bình tĩnh. Giáo viên làm sai nhưng cũng không nên vội vàng tranh cãi òm tỏi. Thay vào đó, phụ huynh có thể nhắn tin góp ý riêng với cô. Cuộc nói chuyện 2 người lúc nào cũng dễ dàng hơn là sự tấn công của tập thể.
Ngoài ra nó còn thể hiện sự tôn trọng của phụ huynh dành cho giáo viên. Hiện vụ việc này vẫn đang được cư dân mạng Trung Quốc bình luận rôm rả.
Vụ việc gây tranh cãi: Học sinh lớp 1 ị đùn, cô giáo tiểu học bức xúc vì phải dọn dẹp, gia đình trẻ bóng gió "Trách nhiệm của cô, đừng than"
Theo cô N.A, phụ huynh đang đổ quá nhiều trách nhiệm lên giáo viên. Quan trọng nhất là việc tập trung lo cho một cá nhân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bạn khác trong lớp.
Ở độ tuổi tiểu học, đặc biệt là giai đoạn lớp 1, trẻ vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đôi khi còn bỡ ngỡ khi phải sinh hoạt trong một môi trường kỷ luật. Khi có vấn đề phát sinh, không ít trẻ tỏ ra sợ hãi, không biết xử lý tình huống như nào và cũng không báo với cô giáo. Ví dụ điển hình nhất cho trường hợp này chính là việc trẻ ị đùn hoặc tè dầm trong lớp.
Vấn đề tưởng muôn thuở và không có gì mới mẻ này gần đây bất ngờ gây ra một cuộc tranh cãi lớn, bắt nguồn từ chia sẻ của một cô giáo tiểu học có tên N.A (tên nhân vật đã được thay đổi) trên mạng xã hội. Câu chuyện của cô giáo này cụ thể như sau:
"Hôm trước lớp tôi có 1 bé ị đùn ra lớp. Tôi có đưa ra nhà vệ sinh rồi gọi điện cho người nhà học sinh đó đến thay rửa cho bé. Thì hôm sau bà bé đó đến nói với ý lần sau nhờ các cô dọn hộ. (Ý là các cô mà không dọn thì lao công phải dọn chứ đừng gọi người nhà đến nữa).
Tôi bực mình nhưng chỉ nói: "Cháu còn phải dạy học, không thể bỏ năm mươi mấy bạn ngồi chơi để rửa dọn cho bạn được. Cô giáo kia là giáo viên tự kỉ còn phải dạy học sinh, không có người dọn hộ con đâu ạ. Mà cháu gọi người nhà đến rửa ráy cho bạn để cho sạch sẽ chứ như chúng cháu vội vàng thì không cẩn thận bằng".
Học sinh ị đùn là một vấn đề nhạy cảm - Ảnh minh họa.
Theo cô N.A, phụ huynh đang đổ quá nhiều trách nhiệm lên giáo viên. Quan trọng nhất là việc tập trung lo cho một cá nhân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bạn khác trong lớp. Nếu có sự việc gì xảy ra với các học sinh khác trong thời gian chăm sóc, rửa ráy cho học sinh ị đùn thì cô giáo sẽ không thể nào bao quát, phản ứng kịp thời.
Chia sẻ của cô N.A sau đó lập tức gây bão mạng xã hội, tạo nên một cuộc tranh cãi lớn. Có người phản đối, lại có người đồng tình với cô giáo này. Tuy nhiên ý kiến đồng tình hiện đang chiếm đại đa số. Cũng theo cô N.A thì đây không phải lần đầu em học sinh nọ ị đùn trong lớp mà đã có tiền lệ nhiều lần trước đó.
"Cô có thể giúp nhưng phụ huynh cần phối hợp dạy lại kỹ năng mềm cho con"
Chị Hồng Linh (Hà Nội) có hai con nhỏ đang học tại một trường cấp 1 công lập ở quận Cầu Giấy. Nói về vụ việc gây tranh cãi trên, bà mẹ này bày tỏ quan điểm: "Theo mình thì nếu lần đầu con ị đùn ra lớp, cô giáo có thể linh động giúp con thay quần, rửa ráy vệ sinh. Chứ không thể để con bẩn nguyên ngày học được. Tất nhiên nếu phụ huynh không có việc bận thì có thể đến tự vệ sinh cho con mình. Là một người làm mẹ thì nói thật, mình dọn vệ sinh cho con mình thì không sao, chứ phải đi dọn cho con người khác cũng thấy ghê chứ.
Sau đấy thì giữa cô và phụ huynh cần có sự trao đổi thẳng thắn với nhau. Trong trường hợp này, mình thấy em học sinh kia có vẻ còn thiếu kỹ năng sống. Ở giai đoạn mầm non, các con ị đùn là chuyện thường thấy nhưng lên lớp 1 mà vẫn ị đùn là do bố mẹ chưa dạy tốt. Bố mẹ và cô cần phải kết hợp với nhau. Bố mẹ thì dạy con khi buồn đi vệ sinh phải biết giơ tay xin phép cô. Cô giáo thì chủ động hơn trong việc quan sát sắc mặt của học sinh để nhận biết các con có gặp vấn đề gì hay không?
Mình thấy nhiều khi phụ huynh cũng hay vin vào câu "trông cậy hết vào cô" rồi "cô giáo như mẹ hiền" để quy chụp toàn bộ trách nhiệm cho giáo viên. Tất nhiên cô giáo có thể giúp đỡ con nhưng sau đó giữa gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp, không thể đổ hết cho một người được".
Cô có thể giúp nhưng phụ huynh cần phối hợp dạy lại kỹ năng mềm cho con - Ảnh minh họa.
Cùng quan điểm với chị Linh, anh Quang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng, cô giáo nên giúp học sinh rửa ráy nhưng sau đó phụ huynh cần phải kết hợp với cô để dạy con kỹ năng cần thiết.
"Tất nhiên là cô không thể để mặc con với chiếc quần bẩn được. Không phải phụ huynh nào cũng rảnh, có người bận việc, có người đi làm xa nên theo tôi, cô nên giúp con vệ sinh trước rồi mọi chuyện tính sau. Tất nhiên về phía gia đình cũng không thể thờ ơ, cứ mặc kệ tình trạng con ị đùn vì "đã có cô lo". Con gái tôi năm nay mới 3 tuổi nhưng cháu đã được dạy đầy đủ các kỹ năng vệ sinh cá nhân sau khi đi nặng, đi nhẹ. Khi nào buồn đi vệ sinh thì tự đi hoặc báo với bố mẹ.
Để con ị đùn liên tục như vậy là một phần lỗi của gia đình. Tưởng tượng như này, nếu một lớp có đến 4, 5 bạn ị đùn rồi cô cứ chạy đi vệ sinh hết cho bạn nọ lại đến bạn kia thì mất toi tiết học! Bên cạnh đó các cháu lớp 1 tính cách rất hiếu động. Nếu trong thời gian cô lo cho bé kia, các con trong lớp nghịch ngợm, xảy ra tai nạn thì quy trách nhiệm cho ai?
Nếu việc này diễn ra 1, 2 lần thì cô có thể rửa ráy giúp con, thông báo chuyện với bố mẹ để tìm nguyên nhân: Có thể là do con bị rối loạn tiêu hóa hoặc do con sợ sệt không dám báo với cô chuyện đau bụng, gia đình chưa dạy con kỹ năng mềm,... Nói chung đây là vấn đề nhạy cảm, phải có sự phối hợp của 2 bên".
Em bé chưa đầy 3 tuổi đã đọc làu làu hàng chục bài thơ dài nhưng bị trả về sau 5 ngày học mẫu giáo, nguyên nhân khiến nhiều phụ huynh giật mình Nhiều phụ huynh hay nhìn để so sánh con mình và con nhà người ta và không khỏi chạnh lòng, mơ ước. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ có thành tích nổi trội nào cũng là điều tốt. Với những đứa trẻ, tiêu chí để đánh giá chúng có thông minh hay không có lẽ là ở sự phát triển nhanh hơn các...