Gửi con nhờ bạn chăm sóc, không ngờ con bị bạn đánh chết
Do thường xuyên vắng nhà, người đàn ông ở Vĩnh Long gửi con gái mới 4 tuổi cho bạn chăm sóc nhưng không lâu sau đó bé bị đánh dẫn đến chấn thương sọ não.
Ngày 25/3, TAND TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Phan Phi Long II (30 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) về tội Cố ý gây thương tích.
Long II là người liên quan đến cái chết của bé gái 4 tuổi từng gây xôn xao dư luận địa phương.
Bị cáo Nguyễn Phan Phi Long II tại tòa.
Theo cáo trạng, tối 16/6/2018, chị Phan Thị Tố Anh (28 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau) đến cơ quan Công an Vĩnh Long trình báo việc con gái chị là N.T.H. (sinh ngày 13/5/2014) chết tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long nhưng chưa rõ nguyên nhân.
Qua khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng xác định bé H. chết do bị chấn thương sọ não, viêm màng phổi. Trước khi chết, bé H. được vợ chồng Long II đưa vào bệnh viện và khai báo là bị té sông.
Một ngày sau khi chị Tố Anh báo án, Long II đến cơ quan CSĐT Công an TP Vĩnh Long đầu thú là đã đánh dẫn đến cái chết của bé.
Theo đó, H. là con chung của anh Nguyễn Hữu Duyên (31 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) và chị Tố Anh nhưng cả 2 không đăng kí kết hôn. Từ năm 2015, hai người chia tay, bé H. được đưa về TP Cà Mau sống cùng mẹ.
Đầu tháng 5/2018, anh Duyên đón bé H. về Vĩnh Long chăm sóc và tổ chức sinh nhật. Tuy nhiên, do thường xuyên vắng nhà, ngày 12/5/2018, Duyên đem bé H. gửi cho vợ chồng Long II chăm sóc giúp.
Những ngày sống cùng vợ chồng Long II, bé H. thường bị bỏ ở nhà một mình và tự vệ sinh, tắm giặt. Thức ăn nước uống được 2 vợ chồng Long II mua để sẵn cho H. tự ăn.
Video đang HOT
Sáng 16/6/2018, Long II mua sẵn bánh bao cho bé H. rồi đi uống cà phê. Bé H. thức dậy đòi ăn cơm sườn và khóc lóc khiến vợ Long II không ngủ được nên điện thoại kêu chồng về.
Về đến nhà, Long II hỏi nguyên nhân vì sao H. không chịu ăn. Cho rằng bé H. hỗn, dám chửi lại mình nên Long II đã tức giận kéo bé H. về phía hắn và đánh vào vùng miệng của bé. Lúc này, H. vùng vẫy tuột khỏi tay bị cáo nên đã té đập đầu vào tường, rồi ngã về bên trái, đầu tiếp tục đập trên nền gạch trong phòng.
Sau đó, Long II đứng lên kêu H. đi rửa mặt. Đi được vài bước, bé la đau rồi té quỵ xuống. Bị cáo đến đỡ bé lên thì phát hiện chảy máu do rách môi, mặt tím tái, mắt đứng tròng nên cùng vợ đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long cấp cứu.
Quá trình điều tra bị cáo Long II thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Trong phần xét hỏi tại toà, bị cáo cho rằng việc đánh bé H. chỉ để răn dạy bé nhưng lại xảy ra án mạng ngoài ý muốn.
Khi được luật sư hỏi về những vết cắt, bỏng, vết bầm trên người bé H. có phải do bị cáo gây nên không, Long II trả lời rằng vết cắt là do ở nhà bé H. dùng kiềm tự cắt móng tay, dùng son môi bôi lên, còn vết bỏng là do nước sơn móng tay, vết bầm trên chân là do bị cáo đánh bé trước đó 10 ngày.
Nhận thấy sự khai nhận của bị cáo Long II trước toà có sự không trùng khớp với lời khai ban đầu với điều tra viên nên đại diện luật sư bào chữa cho phía bị hại đã trích bút lục tại toà để chỉ ra sự sai lệch trên. Tuy nhiên, bị cáo khẳng định lời khai của mình là đúng, vị luật sư yêu cầu được đối chất với điều tra viên.
Còn phía gia đình bị hại không chấp nhận kết quả điều tra và cho rằng vụ án còn nhiều khuất tất chưa được làm rõ. Đồng thời, gia đình bị hại yêu cầu điều tra lại nhưng Hội đồng xét xử chưa chấp nhận.
Hiện phiên tòa đang diễn ra phần xét hỏi và sẽ được tiếp tục xét xử vào ngày mai (26/3).
THANH TIẾN
Theo VTC
Nguyên CSGT gọi 'bạn xã hội' đánh chết người chối tội
Xử sơ thẩm lần 2, nguyên CSGT gọi 'bạn xã hội' đánh chết người vi phạm khai chỉ gọi 'bạn xã hội' ra đưa người vi phạm về nhà.
Bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như, nguyên CSGT gọi "bạn xã hội" đánh người vi phạm ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Ngày 20.3, TAND TP.HCM xử sơ thẩm lần vụ án vụ án liên quan đến nguyên CSGT gọi 'bạn xã hội' đánh chết người vi phạm giao thông. Các bị cáo đã gây ra cái chết đối với ông Nguyễn Văn Chín (45 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) vào đêm 25.6.2014.
Theo đó, các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Phạm Sỹ Hoài Như (38 tuổi, từng công tác tại Đội CSGT Công an Q.Tân Bình, TP.HCM) và các đồng phạm: Nguyễn Minh Chung, Phạm Thanh Kim Hạnh, Ngô Thành Vương, Trần Đức Vững về tội "cố ý gây thương tích".
Các bị cáo tại tòa ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tại tòa, Hạnh, Vương, Vững đồng loạt thừa nhận hành vi phạm tội, khai nhận đánh ông Chín do Chung gọi đến. Ngoài ra các bị cáo khai không biết Như là ai nhưng nghe Chung nói đánh dằn mặt ông Chín thì đánh.
Riêng Chung, tại tòa Chung khai lời khai trước đây của bị cáo, rằng được Như gọi điện đến đánh dằn mặt ông Chín là không đúng.
Khi Viện KSND chất vấn rằng lời khai của Chung trước đây phù hợp với lời khai các bị cáo khác, phù hợp với hậu quả của vụ án. Chung trả lời: "Trước đây, bị cáo khai như vậy là muốn nhẹ tội, nhưng bây giờ bị cáo biết sai và bị cáo không muốn gây ra oan sai".
Từ đó, Chung khai lại rằng thời điểm xảy ra vụ án, Như gọi bị cáo tới Tân Kỳ - Tân Quý "có việc nhờ". Khi Chung đến nơi, Như nói có người say xỉn bị lập biên bản, nhờ bị cáo đưa về. Bị cáo nhận lời và đưa ông Chín về. Ra tới nơi, ông Chín xay xỉn, không chịu để bị cáo đưa về, chửi bới bị cáo nên bị cáo cùng Hạnh, Vương, Vững đánh ông Chín.
Tại tòa, nguyên CSGT Phạm Sỹ Hoài Như cũng khai mục đích gọi Chung đến để đưa ông Chín về, không phải đánh dằn mặt ông Chín. Khi HĐXX hỏi có chuyện Như hứa cho mỗi bị cáo trong vụ án một khoản tiền nếu nhận tội thay Như không. Nguyên CSGT trả lời: "Không". Các bị cáo khác cũng trả lời không có việc Nhứ "hứa" như trên.
Ngoài ra, Như khai bị cáo thấy một phần lỗi khi để xảy ra sự việc, vì nếu Như không gọi điện Chung ra đưa ông Chín về thì không có chuyện ông Chín bị đánh đến chết.
Theo cáo trạng, đêm 25.6.2014, tổ tuần tra Đội CSGT do Như làm tổ trưởng làm nhiệm vụ tại giao lộ đường Trường Chinh và Tân Kỳ - Tân Quý (P.13, Q.Tân Bình) thì phát hiện ông Chín có biểu hiện sử dụng rượu bia nên ra hiệu dừng xe, kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện. Ông Chín không đồng ý ký tên vào biên bản, la lối, cự cãi với CSGT. Lúc sau, Phạm Sỹ Hoài Như gọi điện cho Chung, một người quen của Như, để "nhờ Chung giúp đỡ", đến đánh "dằn mặt", đuổi ông Chín đi cho tổ tuần tra làm việc.
Chung gọi điện rủ thêm 3 bị cáo còn lại cùng tham gia. Đến nơi, nhóm của Chung tiếp cận, "điều" ông Chín ra chỗ vắng và hành hung. Hoàn thành "nhiệm vụ", Chung gọi điện thoại báo cho Như và rời đi. Ông Chín được người dân phát hiện, đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng sau đó tử vong.
Kết quả giám định pháp y kết luận ông Chín chết do chấn thương vùng kín, vỡ ruột non, suy hô hấp cấp do dị vật làm tắc đường hô hấp dẫn đến trào ngược dịch dạ dày.
Tháng 9.2016, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt nguyên CSGT Phạm Sỹ Hoài Như, Chung mỗi bị cáo 12 năm tù, 3 bị cáo còn lại từ 5 - 11 năm tù.
Đến tháng 9.2017, TAND cấp cao tại TP.HCM hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại, do nguyên CSGT Phạm Sỹ Hoài Như không nhận tội, khai chỉ gọi Chung đến để đưa ông Chín về nhà chứ không lệnh cho Chung đánh chết ông Chín; Chung cũng bất ngờ thay đổi lời khai rằng Phạm Sỹ Hoài Như không chỉ đạo bị cáo đánh ông Chín...
Tại tòa, bà Dương Thị Thảo (vợ nạn nhân) đề nghị các bị cáo bồi thường hơn 3 tỉ đồng, trong đó có khoảng hơn 2 tỉ đồng là tiền cấp dưỡng cho con của vợ chồng bà. Đồng thời, bà Thảo cũng khiếu nại rằng nội dung cáo trạng quy kết chồng bà cự cãi, lớn tiếng với CSGT là không đúng vì ông Chín là người hòa nhã, biết cách ứng xử với người của công quyền.
HĐXX giải thích: "Thời điểm xảy ra vụ án, bà Thảo không có mặt tại hiện trường, HĐXX cũng vậy. Nội dung vụ án chính là kết quả của một quá trình điều tra".
Về tội danh truy tố đối với các bị cáo, trong đó có Phạm Sỹ Hoài Như, Thảo cho biết đồng tình và không có ý kiến gì.
Theo TNO
Hải Dương: Hai nhóm thanh niên hỗn chiến, 1 người tử vong Một nhóm thanh niên gồm 4 người đang ngồi uống trà đá thì bất ngờ bị một nhóm thanh niên khác lao đến đánh hội đồng. Vụ việc khiến 1 người tử vong. Hiện trường nơi xảy ra vụ việc Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào khoảng 20h30' tối ngày 19/2 tại khu vực quảng trường Độc Lập (TP....