Gucci bị chỉ trích vì dùng hổ thật để quay quảng cáo
Việc sử dụng hổ thật để quay quảng cáo cho bộ sưu tập Tết khiến Gucci vướng phải nhiều ý kiến trái chiều.
Thương hiệu Italy khẳng định quá trình ghi hình diễn ra an toàn.
Independent đưa tin Gucci đón nhận loạt ý kiến chỉ trích khi sử dụng những con hổ thật để quay quảng cáo cho bộ sưu tập mừng năm Canh Dần.
Thương hiệu Italy giới thiệu bộ sưu tập mang tên GucciTiger vào đầu tháng 1. Các thiết kế có họa tiết và màu sắc lấy cảm hứng từ hình ảnh con hổ. Bộ sưu tập lần này bao gồm quần áo, giày và ví có họa tiết độc đáo.
Gucci bị Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới chỉ trích vì sử dụng hổ thật trong quảng cáo. Ảnh: Gucci.
Trong video quảng bá, người mẫu uống trà, chơi đàn hoặc tạo dáng trong khi có những chú hổ đi lại xung quanh. Nhà mốt Italy cho biết quá trình ghi hình có sự giám sát của American Humane – tổ chức bảo vệ động vật, đảm bảo hổ không bị làm hại.
Chiến dịch vướng phải nhiều ý kiến trái chiều bởi người dùng mạng xã hội. Các bình luận cho rằng: “Động vật không phải một phụ kiện trang trí”. Trong khi đó, một số ý kiến khác khẳng định: “Sử dụng động vật hoang dã trong quảng cáo là không ổn”.
Trái ngược những bình luận chỉ trích, nhiều người nhận thấy Gucci đã có chiến dịch quảng cáo ấn tượng khi nắm bắt tâm lý người tiêu dùng dịp Tết. Họ cho rằng đoạn phim không đáng bị chỉ trích.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (WAP) nhận thấy chiến dịch này đang khuyến khích việc động vật bị nuôi nhốt. Theo WAP, hổ thường xuyên bị sử dụng làm thú cưng, đạo cụ chụp ảnh cho du khách hoặc săn bắt trộm. Những yếu tố này khiến chúng nằm trong Danh sách Đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
“Chúng tôi kêu gọi Gucci ngừng sử dụng động vật hoang dã bị nuôi nhốt trong các chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh đó, thương hiệu phải đưa ra một tuyên bố công nhận hổ thuộc về môi trường hoang dã”, WAP viết.
Video đang HOT
Bộ sưu tập của thương hiệu Italy gồm các mẫu quần áo, giày và ví có họa tiết lấy cảm hứng từ hình ảnh con hổ. Ảnh: Gucci.
Nick Stewart, thành viên thuộc WAP, cho rằng chiến dịch quảng bá của Gucci đang tuyên truyền thông điệp không lành mạnh khi mô tả hổ như đạo cụ để chụp ảnh và quảng cáo.
Ngoài ra, Quỹ Bảo tồn đa dạng sinh học Trung Quốc cũng phản đối hành động của thương hiệu khi sử dụng động vật hoang dã với mục đích thương mại.
Ngày 19/1, từ khóa “Gucci dùng hổ thật quay quảng cáo” được tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc.
Sự trở lại của món phụ kiện vương giả
Giới yêu thời trang khắp thế giới chẳng còn xa lạ với việc vào một ngày bất chợt, một xu hướng cũ bỗng nhiên trở lại và được lăng xê tích cực, thậm chí sức lan tỏa còn mạnh mẽ hơn thời hoàng kim đã qua.
Theo thống kê của trang bán hàng trực tuyến Etsy, tháng 12/2021, một cuộc lùng sục những chiếc trâm cài áo cổ điển đã diễn ra trên hệ thống. So với tháng trước, con số tìm kiếm món phụ kiện này đã tăng hơn 168%. Etsy dự kiến lượng người truy cập sẽ tiếp tục tăng khi mùa lễ hội đầu năm đang cận kề, nhu cầu làm đẹp tăng cao.
"Suốt năm qua, thời trang hoài cổ luôn nằm trong top những món hàng được mua nhiều trên hệ thống. Tuy nhiên, nếu những món quần áo được tìm kiếm nằm trong xu hướng thời trang thịnh hành những năm 1990 thì những món phụ kiện đang được săn lùng có độ lùi thời gian vượt xa hơn thế. Chúng tôi muốn nói đến thời điểm trước năm 1900 - thời của những chiếc trâm cài áo kiểu dáng cổ điển" - đại diện Etsy cho biết.
Trong lịch sử, các mẫu trâm cài áo từng là món phụ kiện được giới trâm anh thế phiệt sử dụng để biểu thị sự sang trọng, quyền quý. Mãi đến khi một số thương hiệu trang sức xa xỉ như Cartier hay Tiffany cho ra mắt nhiều phiên bản khác nhau (khoảng những năm 1920 - 1930), trâm cài áo mới trở nên phổ biến hơn. Thế nhưng, dù có thêm bao nhiêu thiết kế mới ấn tượng, trâm cài áo kiểu cổ điển vẫn luôn được ưa chuộng, mang giá trị thẩm mỹ bất biến, xem như món phụ kiện không bao giờ lỗi mốt.
Theo kiểu truyền thống
Màu vàng kim loại thể hiện sự vương giả, quyền quý
Theo cách thường thấy, những chiếc trâm thường được cài ở phần ngực áo trái. Cách cài này gợi cảm hứng cổ điển, quen thuộc cho tổng thể trang phục. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cách cài này cho trang phục có chất liệu dày như len, gấm hoặc vải tuýt vì ít để lộ vết kim ghim. Còn lại, với những chất liệu mỏng, nhẹ, bạn nên cân nhắc. Chưa kể, chất liệu vải mỏng không thể giữ phụ kiện cố định.
Sử dụng nhiều trâm cài
Không chỉ là món phụ kiện làm đẹp thông thường, trâm cài áo còn thể hiện tính cách, phong cách ăn mặc của người sử dụng. Đôi khi, một chiếc trâm cài nhỏ nhưng có thiết kế độc đáo, sang trọng lại "cứu" cả bộ trang phục hoặc giúp nâng tầm phong cách người mặc.
Do đó, nếu bạn là người thích trâm cài cổ điển nhưng lại muốn phá cách thì việc cần làm đầu tiên là thử cài nhiều chiếc trâm cùng lúc. Những chiếc trâm với nhiều màu sắc, kích thước, chất liệu sẽ khiến bạn trở nên khác lạ, thu hút hơn.
Kín cổng cao tường
Trâm cài áo chất liệu ngọc trai, kim cương, vàng, đá quý, pha lê... tạo ấn tượng cổ điển
Với phong cách này, bạn hãy cài toàn bộ nút áo sơ mi. Chiếc trâm sẽ nằm ở vị trí cao nhất. Đây là cách nhiều người áp dụng để tạo ấn tượng cho trang phục, thể hiện sự lịch thiệp nhưng phá cách, mới mẻ.
Tuy nhiên, có một số lưu ý khi ứng dụng phong cách này. Thứ nhất, chất liệu vải phải đủ cứng cáp, dày dặn để "đỡ" được sức nặng của phụ kiện. Tiếp theo, kích cỡ chiếc trâm nên vừa phải.
Màu sắc cổ điển
Nếu muốn những chiếc trâm cài áo toát lên vẻ đẹp cổ điển, khi chọn lựa, bạn nên hướng đến sắc vàng kim loại, đen, trắng bởi đây là ba gam màu chủ đạo, thể hiện vẻ đẹp chuẩn mực. Màu vàng thể hiện sự vương giả, quyền quý; là màu sắc các vương triều, dòng dõi trâm anh thế phiệt xưa hay lựa chọn còn đen và trắng là hai màu sắc cơ bản nhất, không mới nhưng chưa bao giờ lỗi mốt.
Bạn có thể chọn mẫu trâm mang một trong ba màu sắc vừa kể hoặc có thể phối hợp cả ba sắc màu đó để tạo nên vẻ đẹp như mong muốn.
Biểu tượng cổ điển
Trâm cài áo dạng tròn, bông hoa, nơ, trái tim, cánh chim... là một số trong nhiều kiểu dáng mang phong cách cổ điển
Trâm cài áo hình tròn, bông hoa, nơ, trái tim, cánh chim... là một số trong nhiều kiểu dáng mang phong cách cổ điển. Những kiểu dáng này đã tồn tại từ rất lâu. Theo thời gian, dù một số nhà thiết kế đã làm mới các mẫu mã sản phẩm quen thuộc nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng thì đến nay, những kiểu dáng quen thuộc này vẫn được khách hàng ưa chuộng.
Thời gian qua, những chiếc trâm cài áo mang logo từ các thương hiệu Dior, Gucci, Louis Vuitton... đã tạo được chỗ đứng nhất định trong lòng người yêu thời trang. Mặc dù không thật sự nằm trong nhóm kinh điển nhưng ở chúng có sự quen thuộc.
Chất liệu cổ điển
Bên cạnh kiểu dáng, một số chất liệu (ngọc trai, kim cương, vàng, đá quý, pha lê...) cũng tạo ấn tượng cổ điển. Trong đó, vàng là chất liệu mang đến vẻ đẹp truyền thống, chuẩn mực, điển hình. Tuy nhiên, hiếm khi vàng được sử dụng đơn lẻ mà chúng thường được kết hợp với ngọc trai, pha lê, kim cương... để sản phẩm trông bắt mắt hơn.
Học theo những biểu tượng thời trang
Hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II luôn gắn liền với những chiếc trâm cài áo
Một trong những cách đơn giản nhất để nâng tầm phong cách là học theo phong cách của những nhân vật được xem là kinh điển trong làng thời trang. Tìm tư liệu cũ và tham khảo cách người nổi tiếng sử dụng trâm cài áo, bạn có thể học được cách lựa chọn phụ kiện của họ, biết thêm vị trí cài để trông thật duyên dáng.
Nữ hoàng Elizabeth II là một trong những nhân vật nữ quyền lực thường xuyên sử dụng trâm cài áo để làm đẹp. Bên cạnh những chiếc trâm là báu vật của hoàng gia từ hàng trăm năm qua, có không ít mẫu trâm được nữ hoàng đặt hàng thực hiện. Bà thường cài trâm hình cánh chim, bông hoa... đính kim cương hoặc ngọc trai, đá quý. Chất liệu trang phục bà mặc thường dày dặn, đứng dáng nên dù sử dụng trâm cài bản lớn hay nặng cũng không bị xô lệch.
Đôi giày lười quyền lực của nam giới Ban đầu, giày lười được sáng tạo riêng cho Vua George VI. Gucci sau đó đưa mẫu giày họa tiết horsebit trở thành thiết kế được các quý ông ưa chuộng. Theo SCMP, House of Gucci - bộ phim của Ridley Scott về đế chế thời trang Gucci, với sự tham gia của Lady Gaga, Adam Driver và Jared Leto - mang đến...