Guardiola bênh vực Bielsa sau scandal ‘gián điệp’
Marcelo Bielsa đang gây ra vụ lùm xùm tại Anh khi thừa nhận cử người theo dõi các đội bóng khác tại giải hạng Nhất. Dù vậy, Pep Guardiola cho rằng hành vi đó là bình thường trong bóng đá và bênh vực Bielsa.
“Gã điên” Bielsa đang là chủ đề chính trên các mặt báo nước Anh. Câu chuyện xuất phát từ việc một nhân viên của Leeds – CLB mà Bielsa đang dẫn dắt bị bắt quả tang đang theo dõi buổi tập của Derby County vào cuối tuần trước. Chính Bielsa đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho hành vi này và thừa nhận đã cử các nhân viên theo dõi toàn bộ buổi tập của mọi đối thủ ở Championship.
Hành động “ gián điệp” của Bielsa đã bị lên án bởi văn hóa trong bóng đá Anh không chấp nhận điều đó. Nhưng thật bất ngờ, HLV Guardiola đã lên tiếng bênh vực thần tượng của mình. Ông nói: “Ở các nước khác mọi người đều làm vậy (theo dõi đối thủ tập luyện). Đó là văn hóa của các CLB và là một phần của giải đấu.
Bielsa trần tình về vụ ‘gián điệp’ trong bóng đá
Khi chúng tôi đang tập luyện ở Bayern Munich thì có những người xuất hiện trên đỉnh núi nhỏ với các camera. Các đối thủ theo dõi những gì chúng tôi làm. Sự thật là mọi người muốn biết tất cả mọi thứ, không chỉ trong bóng đá mà trong cả xã hội. Mọi người đều theo dõi người khác”.
Guardiola luôn coi Bielsa là người thầy và là người truyền cảm hứng cho sự nghiệp huấn luyện của ông. Sau vụ lùm xùm này của Bielsa, Pep vẫn giữ nguyên tình cảm dành cho HLV người Argentina.
“Tôi ngưỡng mộ những gì Bielsa làm trong quá khứ, tại sao tôi phải thay đổi quan điểm của mình? Không HLV nào tạo ra nhiều thông tin về mỗi trận, về mỗi cầu thủ và chuyển động riêng rẽ nhiều như Bielsa. Không chỉ về 1, 2 trận mà là cả mùa giải. Điều quan trọng nữa tôi học được từ Bielsa là bóng đá thuộc về các cầu thủ. Họ mới là những người tạo ra khác biệt”, Pep khép lại bài phỏng vấn về Bielsa.
Theo báo bongdaplus.vn
Siêu phẩm Tam Quốc Total War:Three Kingdoms hé lộ hệ thống gián điệp biến hóa điên người
Không có gì đảm bảo sự trung thành của một gián điệp, trung thành hay phản bội... tất cả dựa vào phán đoán của người chơi.
Binh pháp có câu: "Binh bất yếm trá", từ xưa trong các trận chiến, muốn giành được chiến thắng không chỉ dựa vào sức mạnh vũ trang mà còn phải biết vận dụng mưu kế lừa gạt, dụng binh không ngại gian trá. Và một trong những thủ đoạn mà các tướng lĩnh xưa kia thường sử dụng để thu thập tin tức, đánh lừa kẻ địch chính là dùng gián điệp. Là một tựa game chiến thuật lấy bối cảnh về Tam Quốc, một trong những thời kì hỗn loạn, quần hùng giao tranh của Trung Quốc, Total War: Three Kingdoms cũng sẽ mang đến cho người chơi chế độ gián điệp biến hóa khôn lường. Hôm qua, nhà phát triển của tựa game đã tung một trailer mới hé lộ những hình ảnh mới nhất về chế độ chơi này.
Theo đó, người chơi có thể chiêu mộ rồi sắp xếp gián điệp của mình, đợi đến khi kẻ địch chọn đúng gián điệp mà mình đã cài vào. Một khi gián điệp vào vị trí, người chơi có thể lấy được các tin tức về cách bố phòng của kẻ địch. Tuy nhiên cài gián điệp cũng mang tới những nguy cơ nhất định cho người chơi: Một khi kẻ địch phát hiện ra gián điệp mà bạn đã cài vào thì có thể lợi dụng để truyền về những tin tức giả cho bạn. Thậm chí những gián điệp này có thể phản bội, đầu quân vào thế lực đối địch. Mặt khác, người chơi cũng phải quan sát ô nhân vật của mình thật kĩ vì kẻ địch cũng có thể cài gián điệp vào cạnh bạn. Nếu như gián điệp trà trộn được vào quân đội thì chúng sẽ nhận được mệnh lệnh ám sát.
Nếu xem trailer người chơi sẽ thấy Tào Tháo phái Lư Thực tới chỗ Đổng Trác để làm gián điệp, cung cấp thông tin cho quân Tào, tuy nhiên Lư Thực không hoàn toàn trung thành với Tào Thào. Đây cũng là yếu tố mà người chơi cần chú ý, mỗi một nhân vật khác nhau sẽ có những yêu cầu và độ trung thành khác nhau, những yếu tố này có thể thay đổi theo thời gian. Người chơi nên cẩn thận đề phòng ngay cả với gián điệp của mình, vì không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự trung thành của kẻ được phái đi nằm vùng ở phe địch cả. Để chắc chắn hơn người chơi có thể phái những tướng lĩnh có độ trung thành cao với mình đến doanh trại đối phương để làm gián điệp, mà gián điệp ở lại chỗ địch càng lâu thì sẽ càng được kẻ địch tín nhiệm, vì thế có thể tạo được những đòn sát thương mạnh hơn tới quân đội kẻ thù. Ngoài việc cung cấp tin tức, gián điệp còn có thể ngụy tạo quân lệnh, kích động khởi nghĩa chống lại kẻ thù... Gián điệp cấp cao còn có thể thích sát chư hầu, trực tiếp nắm giữ quyền khống chế của cả khu vực đó.
Theo gamehub
Nga nói gì về việc bắt giữ nghi phạm gián điệp Mỹ? Trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo tổng kết năm 2018 diễn ra ngày 16-1 tại Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tiết lộ một số thông tin về việc cựu lính thủy đánh bộ Mỹ bị bắt với cáo buộc làm gián điệp tại Nga. Chân dung nghi phạm Paul Whelan bị Nga cáo buộc làm gián...