“Gu” mới của giới nhà giàu, biệt thự nghỉ dưỡng khoáng nóng có giá kỷ lục lên đến 70 tỷ đồng
Giới nhà giàu sẵn sàng chi hàng chục tỷ đồng để mua căn biệt thự khoáng nóng phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng của gia đình và bạn bè.
Dù xác định lợi nhuận không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng loại hình này ghi nhận mức tăng giá đáng kể nhờ số lượng khan hiếm, đánh “trúng” vào nhu cầu mới của giới nhà giàu.
Hơn 10 năm kinh nghiệm xuống tiền vào bất động sản và chưa từng lỗ, nhưng, anh T. đến từ Hà Nội chỉ nhận mình là một nhà đầu tư tay ngang. Công việc chính của anh vẫn là đảm nhiệm vai trò là CEO công ty chuyên cung ứng, lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời. Trước đó, anh T. từng giữ chức vụ lớn trong công ty nước ngoài chuyên phân phối ô tô.
Thế nên, việc đầu tư bất động sản với T. chỉ là: “Dư tiền nên bỏ tạm vào bất động sản”. “Tôi thường mua bất động sản để phục vụ cho chính nhu cầu của mình là đầu tiên, sau đó dùng để chăm sóc đối tác do đặc thù công việc. Về lời lãi thì chỉ là vế phụ”. Đó là lý do mà trong bộ sưu tập tài sản của anh T. gồm đa dạng loại hình khác nhau như condotel, biệt thự, chung cư và biệt thự nghỉ dưỡng.
(Ảnh minh hoạ)
Năm 2021, anh T. mạnh dạn bỏ ra hơn chục tỷ đồng để mua căn biệt thự khoáng nóng tại Thanh Hoá với mức giá hơn 10 tỷ. Là người “chuộng” sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, anh T. cho biết, việc mua loại hình biệt thự này ngoài việc phục vụ cho nhu cầu của chính mình và gia đình, anh còn muốn mời bạn bè, đối tác tới trải nghiệm. Dù không xác định lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất nhưng nhà đầu tư tay ngang này tiết lộ, căn biệt thự này sau hơn 1 năm đã có người trả giá lên tới gấp 1,5 lần so với mức giá ban đầu.
“Tôi mua biệt thự nghỉ dưỡng khoáng nóng đúng là để nghỉ dưỡng. Thay vì trả tiền mỗi lần cho sử dụng dịch vụ, tôi được sử dụng đều đặn hàng tháng mà chỉ mất chi phí vận hành. Nhà của mình nên mời bạn bè, đối tác để trải nghiệm, bàn thảo cũng dễ dàng hơn so với việc phụ thuộc vào thuê”, anh T. chia sẻ.
D., môi giới chuyên trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng tiết lộ, thị phần của dòng sản phẩm biệt thự khoáng nóng được giới nhà giàu tìm kiếm khá nhiều, nhất là sau dịch. Dù là sản phẩm được đánh giá có phần “kén khách”, nhưng anh D. cho biết, tệp khách cho loại hình này lại sẵn sàng chịu chi. “Họ mua ít khi cân lên đặt xuống quá nhiều lần. Họ thích là sẽ xuống tiền”.
Video đang HOT
“Khách hàng của tôi phần lớn có tài chính, quan tâm sức khoẻ. Tôi lấy ví dụ, họ mua căn biệt thự để tích trữ tài sản, lại được hưởng dịch vụ tắm khoáng nóng. Một biệt thự để sở hữu, một dịch vụ đính kèm mà vừa tốt cho sức khoẻ, tim mạch, vừa đẹp da lại được tư vấn tận tình thì rõ ràng thích hơn tự bỏ tiền ra mua liệu trình vật lý trị liệu tại cơ sở chăm sóc spa khác. Thứ hai, tâm lý người có tiền là thích sở hữu, để mời bạn bè, khách hàng lên cùng trải nghiệm, để thể hiện vị thế bản thân hoặc phục vụ cho mục đích tạo dựng quan hệ”.
Anh D. phân tích thêm, các sản phẩm biệt thự khoáng tung ra thị trường hiện nay đều được khách hàng đánh giá đẹp, dễ vận hành. Xét về khả năng cho thuê, anh D. cho biết, phòng nghỉ khoáng nóng tại một số resort đều “cháy” với mức giá cho thuê không hề rẻ. Đơn cử như tại Melia Ba Vì, hay Avana Retreat, giá cho thuê là 8 triệu đồng/ biệt thự, thậm chí cao điểm có thể lên tới 12-20 triệu đồng/biệt thự. Serena Kim Bôi hiện cho thuê với giá 20-24 triệu đồng/biệt thự.
“Bản chất khách hàng đặt phòng trải nghiệm dịch vụ ở một số resort cũ thực tế lại không được trải nghiệm hoàn toàn với khoáng nóng”, anh D. chia sẻ. Những sản phẩm khoáng nóng gần Hà Nội tần suất sử dụng cao, giá rẻ dễ tiếp cận. Hiện tại, dòng sản phẩm này gần Hà Nội khá hữu hạn.
Khảo sát giá về dòng sản phẩm này, tại dự án Sun Yoko Quang Hanh ấy, giá thời điểm đầu khoảng 120-130 triệu đồng/m2 và hiện tại lên tới 160-170 triệu đồng/m2. Tại Thanh Hoá, dòng biệt thự này có mức giá trung bình 26-32 tỷ đối với tuỳ diện tích 230m2, 350m2 hay 350m2. Đặc biệt, có căn biệt thự đơn lập đặc biệt dao động giá 50-70 tỷ đồng.
Dự án Apec Mandala Retreats Kim Bôi đang mở bán tại Kim Bôi, Hoà Bình cũng ghi nhận mức giá dao động từ 8 tỷ -19 tỷ đồng. Ngoài Apec Mandala Retreats Kim Bôi, một dự án khoáng nóng của Sun Group tại Hòa Bình cũng được các môi giới tiết lộ đang chuẩn bị ra mắt thị trường.
Theo môi giới, số lượng có hạn cùng với ưu điểm về dịch vụ trị liệu chăm sóc sức khoẻ, biệt thự suối khoáng sẽ được nhiều nhà đầu tư săn tìm bởi khả năng tăng giá và đáp ứng nhu cầu sử dụng thực. Đây cũng là lý do hiện nay nhiều chủ đầu tư chuyển hướng phát triển sang các dòng biệt thự khoáng nóng.
Nghệ An: Đất đấu giá bị bỏ cọc, người có tiền lao đao sau cơn sốt
Sau những ngày nổi sóng, gần đây, nhiều phiên đấu giá đất ở Nghệ An bị nhà đầu tư bỏ cọc, giá đất nền giảm nhiệt, nhiều nhà đầu tư lỡ 'ôm' đất theo cơn sốt rơi vào cảnh lao đao
Đấu giá tiền tỷ, nhà đầu tư vẫn "bỏ cọc"... chạy
Sau thời gian đất nền "sốt", thời điểm này thị trường bất động sản ở địa bàn Nghệ An đã có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều giao dịch đã bị "bỏ cọc", một số phiên đấu giá đất có ít người tham gia.
Quyết định của UBND huyện Diễn Châu về việc "Hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất và thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền đặt cọc của khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất các lô đất tại vùng quy hoạch dân cư các xã: Diễn Vạn, Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Bích, Diễn Mỹ".
Thông tin từ UBND huyện Diễn Châu cho biết, huyện vừa có quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất và thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền đặt cọc của khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất các lô đất tại vùng quy hoạch dân cư các xã: Diễn Vạn, Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Bích, Diễn Mỹ.
Theo đó có 73 lô đất với tổng diện tích 13.418,74 m2 gồm các xã Diễn Vạn, Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Bích, Diễn Mỹ có cá nhân trúng đấu giá đất nhưng đã bỏ cọc với số tiền trên 15 tỷ đồng.
Hiện UBND huyện Diễn Châu đã giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp cùng Chi cục Thuế khu vực Bắc Nghệ An II để xử lý số tiền trên theo quy định pháp luật. Theo đó, số tiền trên sẽ được thu nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
Theo tìm hiểu được biết, thời điểm diễn ra đấu giá đất ở các xã trên thu hút lượng người tham gia đông, đất đấu giá tăng cao so với giá đất bình thường tại địa phương.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến nhiều người bỏ cọc là sau thời gian "sốt" đất, hiện nay thị trường đất đang lắng xuống, giá giảm, trong khi một số nhà đầu tư không vay được tiền từ ngân hàng để giao dịch...
Hiện tượng đất đấu giá bị nhà đầu tư bỏ cọc không chỉ diễn ra ở huyện Diễn Châu.
Trước đó, vào tháng 3/2021 xã Nhân Thành, huyện Yên Thành đã tổ chức đấu giá 32 lô đất có giá khởi điểm trên 600 triệu đồng/lô. Trong phiên đấu giá có trên 200 hồ sơ tham gia, tuy nhiên, sau đó chỉ có 18/32 lô đất nộp tiền.
Tương tự ở xã Mã Thành có 36 lô được tổ chức đấu giá vào hồi tháng 5/2021 nhưng chỉ có 12 lô hoàn thành nghĩa vụ tài chính, số còn lại đã "bỏ cọc".
Được biết, tính đến nay, huyện Yên Thành có khoảng trên 40 lô đất còn tồn đọng sau đấu giá tập trung ở các xã Nhân Thành, Mã Thành, Khánh Thành, Vĩnh Thành...
Còn huyện Đô Lương cũng đang có trên 20 lô đất đã trúng đấu giá nhưng "bỏ cọc", tập trung ở các xã Lạc Sơn, thị trấn Đô Lương, Thượng Sơn...
Thị trường xuống giá , nhà đầu tư lao đao
Khu quy hoạch vùng đấu giá đất ở huyện Yên Thành.
Thị trường tại đây từng có thời điểm giao dịch sôi động, người xe về xem đất nườm nượp khiến giá đất tăng vọt, nhất là đất đấu giá "đội" giá lên cấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với giá khởi điểm. Tại địa bàn các huyện Đô Lương, thị xã Hoàng Mai, các phiên đấu giá diễn ra khá sôi nổi, có những lô đất đấu giá cao từ 5,5 đến 6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây tình hình giao dịch đất ở Nghệ An bắt đầu có dấu hiệu "hạ nhiệt". Tại các vùng thôn quê, nườm nượp từng có cảnh đoàn người kéo về mua bán đất giờ đây tĩnh lặng, không còn người xe khảo giá, giá đất đã giảm rõ rệt.
Nhiều nhà đầu tư đất ở Nghệ An cho biết, họ đã "lỡ" tay xuống tiền "ôm" các lô đất đấu giá, hồi đầu năm mỗi lô đất khách trả chênh gần 200 triệu đồng nhưng do kỳ vọng giá còn tăng hơn nữa nên họ không bán, ai ngờ thời gian gần đây cần tiền muốn bán thì lại không "thoát" hàng được.
"Không còn cảnh người, xe về xem đất tấp nập như trước, không những thế, số cuộc gọi, tin nhắn hỏi xem đất cũng giảm, thậm chí có những người bỏ cọc, rút tiền không giao dịch", một nhà đầu tư đất ở Nghệ An chia sẻ.
Đơn cử như ở huyện Diễn Châu, sau thời gian thị trường bất động sản sôi động thì nay trở nên ảm đạm. Nhiều môi giới nhà đất ở Diễn Châu cho biết, mấy tuần nay, số người đi xem đất vắng hẳn, đặc biệt là thị trường đất nền, thậm chí một số người trước đó "cọc" đất nhưng nay xin rút.
Người đầu tư đất ở huyện Đô Lương cũng lao đao vì lỡ "ôm" đất nền đầu tư. Lúc thị trường sốt nóng thì vay mượn khắp nơi lao vào đầu tư, nay thị trường hạ nhiệt thì rao bán không ai hỏi, buộc phải cắt lỗ để lấy tiền trả nợ.
Bất động sản hướng thủy tại Hà Nội và tiềm năng đầu tư hứa hẹn Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bất động sản cận biển sở hữu những giá trị vượt trội với sức khỏe con người và tiềm năng sinh lời trong đầu tư dài hạn. Càng đắt giá hơn, nếu môi trường sống ven biển đó được đặt ngay giữa trung tâm thủ đô. Giá trị của bất động sản hướng thủy Qua phân tích,...