GS.TS khoa học Phan Đình Diệu qua đời ở tuổi 82
GS.TS khoa học Phan Đình Diệu – một trong những người ‘mở đường’ đưa Internet vào Việt Nam, vừa qua đời trong sự tiếc thương của gia đình và giới khoa học.
GS.TS khoa học Phan Đình Diệu – Ảnh tư liệu
Theo thông tin từ gia đình, GS.TS khoa học Phan Đình Diệu trút hơi thở cuối cùng lúc 10h sáng 13-5 tại Bệnh viện quân đội 354, Hà Nội sau hơn một năm điều trị sau khi bị đột quỵ năm 2017.
Sinh năm 1936 tại Hà Tĩnh, GS.TS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên xây dựng và phát triển ngành tin học tại Việt Nam.
Ông là viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ thông tin Việt Nam), người sáng lập Hội Tin học Việt Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin khóa 1 (1993-1997).
Đặc biệt, ông được ghi nhận là một trong những nhà khoa học đã đóng góp công sức để “mở đường” đưa Internet vào Việt Nam 20 năm trước.
Trong suốt cuộc đời mình, ông cũng nổi tiếng là một nhà khoa học chính trực, đầy nhiệt huyết và tâm huyết với những đóng góp không chỉ cho lĩnh vực khoa học, công nghệ thông tin mà còn cho các chính sách phát triển giáo dục.
Từ năm 2003, ông tham gia Diễn đàn cải cách giáo dục của 23 nhà khoa học trong và ngoài nước do GS Toán học Hoàng Tuỵ khởi xướng, có tên là “Hướng về giáo dục”.
Phương châm “Cải cách giáo dục: mệnh lệnh của cuộc sống” đã được nhóm duy trì trong các hoạt động góp ý, phản biện chính sách trong nhiều năm, mà ông luôn là một thành viên tích cực, có nhiều đóng góp có giá trị.
Kinh tế gia đình khó khăn, GS.TS khoa học Phan Đình Diệu vào học Trường ĐH Sư phạm Khoa học với một lý do đơn giản: để có học bổng. Ở đây, ông tìm thấy sự say mê với ngành Toán học. Năm 1957, ông tốt nghiệp thủ khoa và được giữ lại trường giảng dạy.
Video đang HOT
Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ khoa học ở Liên Xô ngành Toán học tính toán và Điều khiển học, ĐH Tổng hợp quốc gia Moskva, ông về nước và bắt đầu tập trung nghiên cứu và phát triển ngành Khoa học máy tính ở Việt Nam.
Năm 1971, ông được đề nghị làm Trưởng phòng Toán học tính toán của Ủy ban Khoa học Nhà nước vào thời điểm cả nước chỉ mới có một dàn máy tính được đặt tại đây.
Từ khởi đầu đầy khó khăn và hạn chế này, ông đã tìm hiểu và nỗ lực để xây dựng một đội ngũ những nhà khoa học có khả năng nghiên cứu ở trình độ cao về một số hướng phát triển hiện đại của khoa học máy tính và tin học, hình thành viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ thông tin Việt Nam).
Ông còn trực tiếp giảng dạy, có nhiều công lao đào tạo các thế hệ kế cận cho ngành Khoa học máy tính tại Việt Nam.
Ông có thời gian làm cán bộ giảng dạy ở Khoa Công nghệ Thông tin (sau này là Trường ĐH Công nghệ, thuộc ĐHQG Hà Nội) và là chuyên gia cao cấp của trường trong nhiều năm.
Ông cũng là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về khoa học giáo dục.
Cha truyền, con nối
GS.TS khoa học Phan Đình Diệu có ba người con. Các con trai, gái, dâu, rể của GS đều nối tiếp truyền thống của gia đình, theo đuổi sự nghiệp khoa học – giáo dục và có nhiều thành công trong nghiên cứu, giảng dạy.
Trong đó, PGS.TS Phan Thị Hà Dương (con gái), PGS.TS Lê Minh Hà (con rể), GS Phan Dương Hiệu (con trai) là những nhà toán học sớm đạt được nhiều thành tựu.
Con gái thứ hai của GS Phan Đình Diệu là PGS.TS toán học Phan Thị Hà Dương được Huy chương Đồng Olympic Toán quốc tế năm 1990, đạt học vị Tiến sĩ Toán khi mới 26 tuổi, hiện đang công tác tại Viện Toán học Việt Nam.
PGS.TS toán học Lê Minh Hà hiện là chủ nhiệm Khoa Toán- Cơ – Tin học trường ĐH Khoa học tự nhiên (thuộc ĐHQG Hà Nội) và là giám đốc điều hành Viện nghiên cứu cao cấp về Toán.
Theo tuoitre.vn
Lá thư xuyên thời gian khiến mẹ bé Hải An bật khóc
Bức thư của Kiều Ngân gửi cô bé 7 tuổi hiến giác mạc sau khi qua đời đạt giải nhì cuộc thi Viết thư quốc tế UPU, vòng quốc gia.
Kiều Ngân, tác giả bức thư khiến mẹ bé Hải An bật khóc. Ảnh: Dương Tâm
Trong lễ tổng kết, trao giải cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 47 vòng quốc gia diễn ra sáng 11/5, Vũ Kiều Ngân, học sinh lớp 8A4, trường THCS Chu Văn An (Hà Nội) khiến mọi người cảm động khi trao tặng lá thư vừa đạt giải nhì cuộc thi đến tận tay chị Thùy Dương, mẹ của bé Hải An.
"Bao lâu nay không khóc nhưng hôm nay đọc thư của con cô lại khóc vì một đứa trẻ như con đã có thể cảm nhận được nhiều như thế, đã hiểu cho đi là nhận lại như thế nào. Mong sau này các con có thể học thay bé Hải An và làm nhiều điều tốt đẹp hơn nữa", chị Dương xúc động nói khi nhận được bức thư.
Với đề tài "Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc lá thư ấy", Kiều Ngân đã hóa thân thành một lá thư truyền yêu thương và sẻ chia gửi tới Hải An, cô bé 7 tuổi đã tự nguyện hiến giác mạc sau khi qua đời vì căn bệnh u não.
Kiều Ngân cho biết khi đọc thấy thông tin về Hải An trên báo, em không hiểu hiến tạng là gì nên đã nhờ mẹ giải đáp. "Hơn một tuần tìm đọc, xem ảnh, đặc biệt là những tấm ảnh chân dung bé Hải An với đôi mắt tròn ve giống hai em của mình, con đã rất xúc động. Hải An chỉ mới 7 tuổi, bằng nửa tuổi con nhưng đã có những nghĩa cử cao đẹp", Ngân chia sẻ và cho biết phải viết lại lá thư ba lần do lần đầu cảm xúc quá dào dạt khiến em vừa viết, vừa khóc.
Không chỉ thể hiện sự xúc động trước việc làm của Hải An và cô Thùy Dương - người mẹ kiên cường, qua bức thư Ngân muốn gửi thông điệp cho đi là còn mãi. "Cuộc sống này, thế giới này không thể thiếu đi lòng nhân ái, sự sẻ chia, tình yêu thương, sự kết nối từ trái tim đến trái tim của con người. Mỗi người bớt đi cái tôi cá nhân, bớt đi sự vô cảm thì thế giới sẽ tốt đẹp và nhân văn hơn", Ngân nói.
Dưới đây là toàn văn lá thư:
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2018
Thân yêu gửi Hải An!
Những ngày đầu Xuân 2018, khi đất trời vẫn còn khoác trên mình những màu sắc tươi mới của hoa lá, mưa phùn bay nhè nhẹ đủ làm ướt những chồi non, lộc biếc, mình xin gửi đến bạn những lời yêu thương chân thành từ trái tim. Mình chỉ là lá thư mỏng manh, mang sứ mệnh truyền lời yêu thương và thông điệp đến mọi người. Mình đã khóc cùng triệu người khi đọc câu chuyện hiến giác mạc của bạn. Vì vậy, hôm nay, mình mang theo tình yêu thương và trái tim của tất cả mọi người đến với Hải An.
Ở cái tuổi lên 7, tuổi mà ông bà, cha mẹ chúng mình vẫn nói "ăn chưa no lo chưa tới", vậy mà Hải An đã biết lo cho người khác, lo cho tương lai. Bạn đã biết cho đi không phải để nhận lại. Căn bệnh u não quái ác gây bao đau đớn cho bạn, thế nhưng trái tim của bạn luôn nồng ấm yêu thương, đập những nhịp đập của lòng nhân ái. Ai đó bảo, câu chuyện bạn hiến giác mạc, đem lại ánh sáng cho người khác là "chuyện cổ tích hiện đại". Nhiều người gọi Hải An là thiên thần. Điều này hoàn toàn có ý nghĩa. Bởi trong thế giới hiện tại ngày hôm nay, vẫn còn nhiều người sống ích kỷ, vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh. Nhiều bạn trẻ chỉ biết đến cái "tôi" cá nhân của mình, đắm chìm vào thế giới "ảo", không bao giờ biết cho đi mà chỉ quen với hưởng thụ, chờ đợi mọi thứ đến với mình từ công sức, mồ hôi và nước mắt của người khác.
Sự kiên cường chống chọi với bệnh tật và tấm lòng nhân ái của bạn đã làm lay động và thức tỉnh hàng loạt trái tim. Chia sẻ với Hải An một tin vui, chỉ ngay sau khi bạn đến với thế giới của bên kia ánh sáng, rất nhiều người đã tự nguyện xin đăng ký hiến tạng sau khi đến với thế giới của bạn. Trái tim nhỏ bé của Hải An đã "chạm" đến trái tim của mọi người. Sự vô cảm đã nhường chỗ cho sự sẻ chia, lòng nhân ái.
Chắc Hải An đã từng được mẹ đọc cho nghe câu chuyện của nhà văn An - đéc - xen rồi nhỉ! Cô bé ấy cũng mang theo ước nguyện của mình vào những ngày đầu năm mới, gieo bao hy vọng và niềm tin cho những người ở lại.
Mình cũng chợt liên tưởng đến hình ảnh của cụ Bơ-men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O-Hen-ri. Cụ đã vẽ tranh trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Cụ Bơ-men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho cô gái Giôn-xi. Cụ đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt cuộc đời của ông họa sĩ già.
Các nhà văn đã hiện thực hóa cái đẹp của lòng nhân ái qua những nhân vật của mình. Còn Hải An là hiện thực của một trái tim biết hy sinh, biết yêu thương và biết cho đi. Giác mạc được lấy từ đôi mắt trong veo và trái tim thánh thiện của bạn đã đem lại ánh sáng cho hai người khác không may bị hỏng mắt. Đó là thứ ánh sáng hiện thân của lòng nhân ái. Bạn cũng giống như những nhân vật thánh thiện ấy, sẽ còn "neo đậu", mãi nhắc nhở chúng tôi về nhân sinh trong đời sống.
Giờ đây, Hải An đang ở một thế giới thật đẹp. Nơi đó không còn những nỗi đau, không còn căn bệnh u não quái ác, không còn sự vô cảm, ích kỷ, chỉ có những thiên sứ. Thiên đường đón bạn vào những ngày xuân mới. Bạn sẽ là bông hoa nhỏ tô điểm thêm cho thế giới tươi đẹp đó. Trong mình đang hiện lên hình ảnh của bạn mặc chiếc váy trắng tinh, đeo đôi cánh thiên thần đang bay lượn khắp thiên đường đem theo trái tim nhân hậu, ánh mắt sáng ngời và nụ cười trong veo.
Không bao giờ là sớm hay muộn để làm những việc đem lại ý nghĩa và giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, cho nhân loại. Hải An là người gieo hạt, mầm nhân ái từ tấm lòng của bạn sẽ tiếp tục được viết tiếp từ những người bạn nhỏ. Người mẹ kiên cường, nhân hậu, giàu đức hy sinh và có tấm lòng rộng mở của bạn giờ có rất nhiều con gọi cô bằng mẹ. Đó là các bạn học cùng với Hải An ở ngôi trường tiểu học xinh xắn. Hôm tiễn Hải An đi, tất cả mọi người và các bạn ấy đã khóc rất nhiều, khóc bởi nhớ thương cô bạn nhỏ đáng yêu và bởi cảm phục việc làm nhân hậu của bạn.
Hải An đã để lại cho chúng mình một bài học làm người - bài học về lòng nhân ái, về tình người và chung tay vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Điều này đem lại động lực và niềm tin vào cuộc sống cho chúng mình, để từ đó mỗi người sẽ xích lại gần nhau hơn, yêu thương và trân trọng cuộc sống ngày hôm nay hơn. Hãy mãi là cô bé thiên sứ, đem yêu thương vun đắp thế gian này nhé, Hải An nhỏ bé của chúng tôi!
Thân ái!
Lá thư truyền yêu thương và sẻ chia".
Theo Vnexpress
Tiến sĩ 104 tuổi đã 'ra đi yên bình' trong tiếng nhạc Beethoven Trưa 10/5 (giờ địa phương), tiến sĩ David Goodall thanh thản ra đi trong vòng tay người thân. Sau thời gian dài đấu tranh và hơn một tháng trở thành chủ đề gây tranh cãi khắp thế giới, tiến sĩ David Goodall, nhà khoa học già nhất Australia đã qua đời bằng cái chết êm ái tại Basel (Thụy Sĩ), ABC News đưa...