GS Võ Tòng Xuân: Bớt lo cảnh làm ăn thấp thỏm với tư thương Trung Quốc
“Ngoài việc cán cân cung – cầu mất cân bằng, xuất khẩu theo đường tiểu ngạch (biên mậu) là nguyên nhân khiến tình hình nông sản nước ta nhiều năm nay bấp bênh” – GS-TS Võ Tòng Xuân (ảnh), Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ nhấn mạnh khi trả lời PV NTNN.
Thưa ông, mới đây phía Trung Quốc (TQ) đã đồng ý mở cửa nhập khẩu 7 loại trái cây và nông sản mới của Việt Nam. Ông đánh giá sao về thông tin này?
- Tôi cho rằng đây là thông tin quá tốt đối với ngành nông nghiệp nước ta. Khi mở cửa xuất khẩu hàng nông sản, chúng ta dễ dàng nhận thấy TQ là một thị trường tiêu thụ rất lớn, có nhu cầu sử dụng nhiều loại nông sản của nước ta. Hiện nay TQ cũng đã nhập rất nhiều loại trái cây và nông sản của Việt Nam, của Mỹ và các nước Nam Mỹ, trong khu vực Đông Nam Á thì có Thái Lan.
Tuy nhiên trước đây, rất nhiều loại nông sản của Việt Nam dù họ có nhu cầu nhưng không mua chính ngạch mà để cho thương lái của họ sang nước ta giao dịch, thu mua rồi xuất qua TQ theo đường tiểu ngạch. Cách làm này không bền vững, rất nhiều rủi ro trong quá trình giao dịch.
Thu hoạch chanh dây tại thị trấn La Kha, La Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh: IT
Chúng ta làm ăn với TQ cần phải có những hợp đồng giao dịch chính thức nhằm đảm bảo ổn định, lâu dài, về mặt thương mại người nông dân cũng có lợi hơn khi biết rằng mình sản xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu thông qua các DN.
Muốn tận dụng tốt cơ hội này, các DN phải sang TQ tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhà nhập khẩu. Ví dụ với sầu riêng, tiêu chuẩn thu mua như thế nào, nhưng tự chúng ta cũng thấy cần phải đảm bảo sản xuất an toàn, trái không ngâm thuốc, quá trình trồng không lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học. Để bảo đảm sự tin tưởng của khách hàng, chúng ta có thể mời khách hàng TQ qua tận vườn khảo sát, mời ký lâu dài chứ không phải làm theo kiểu chụp giật được chăng hay chớ như trước đây.
Đây là thông tin mà nông dân đều cảm thấy rất vui, như một món quà tết đối với ngành nông nghiệp, qua đó bà con nông dân cũng bớt lo cảnh làm ăn thấp thỏm khi giao dịch với thương lái, lúc mua ồ ạt, lúc lại ngừng giao dịch đột ngột.
Video đang HOT
Theo ông bà con cần có những thay đổi như thế nào để sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường TQ?
- DN sau khi làm việc với phía TQ, mô tả về chuỗi cung ứng của mình với khách hàng sau đó sẽ về dưới địa phương đặt hàng nông dân sản xuất, cùng người nông dân xây dựng chuỗi sản xuất khép kín. DN và người nông dân, thậm chí cả chính quyền địa phương cần duy trì sinh hoạt, trao đổi thông tin thường xuyên để đảm bảo sản xuất đúng quy trình. Nếu như làm ăn không đảm bảo, DN cũng mất đơn hàng, mà nông dân cũng sẽ “đói” vì TQ sẽ chạy ngay sang Thái Lan nhập hàng.
Ngay lúc này, bà con nông dân phải tập trung sản xuất nghiêm túc theo đúng quy trình sạch, hạn chế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… để có bạn hàng, giữ được bạn hàng và mở rộng thị trường. Đặc biệt, người nông dân phải liên kết với nhau, tốt nhất là hãy tham gia vào HTX.
Cơ quan chức năng cần có những giải pháp như thế nào để dự báo nhu cầu của thị trường TQ?
- Trước mắt, các DN tư nhân cần được Nhà nước ủng hộ, tạo điều kiện để họ xâm nhập thị trường TQ. Chính những DN này sẽ là người đi tìm thị trường. Ví dụ như đối với mặt hàng sầu riêng, thanh long, họ sẽ sang làm việc với phía TQ để tìm hiểu xem đơn vị nào mua, mua bao nhiêu, giá cả thế nào… Và chỉ nên để những DN có uy tín tham gia làm ăn, các DN sẽ chia nhau “tấn công” thị trường Quảng Tây, Quảng Châu, Thượng Hải, rồi Hongkong… Tôi cho rằng không nên để DN ùn ùn tranh giành nhau thị trường rồi lại dẫn đến chu xuất khẩu nông sản, Trung Quốc, giáo sư Võ Tòng Xuân, xuất khẩu sầu riêng, chanh leo, thị trường trung quốc, yện cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá sản phẩm…
Chúng ta hãy học cách các DN Nhật Bản đã làm khi đến Việt Nam tìm mua nông sản. Các tập đoàn, tổng công ty của họ sang nước ta tìm hiểu thị trường, lựa chọn những đơn vị, cơ sở làm ăn uy tín, chất lượng để đặt hàng sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của họ. Và họ sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm nông sản như ý.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Trung Quốc sẽ mở cửa thêm 7 loại củ quả: Đàng hoàng đi chính ngạch
Thông tin Tổng cục Hải quan Trung Quốc (TQ) đã đồng ý xem xét mở cửa thêm với 7 loại trái cây và nông sản Việt Nam đang được nhiều bà con nông dân quan tâm. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm thế nào để trái cây và nông sản của Việt Nam có thể đàng hoàng đi chính ngạch sang thị trường tỷ dân này.
Thị trường chính của nông sản Việt
Tại tọa đàm Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam - TQ diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam thông báo một tin mừng, đó là Tổng cục Hải quan TQ đã đồng ý xem xét mở cửa nhập khẩu thêm một số loại trái cây Việt Nam sau 8 loại quả đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch (gồm thanh long, dưa hấu, xoài, nhãn, vải, mít, chuối, chôm chôm).
Cụ thể, thứ tự ưu tiên các loại củ quả sắp được phía TQ mở cửa nhập khẩu chính ngạch là sầu riêng, bưởi, chanh dây, khoai lang, dừa, mãng cầu, măng cụt. Trong đó, sầu riêng là loại quả được người tiêu dùng TQ ưa chuộng nên sẽ ưu tiên mở cửa trước.
Nhiều người mừng rỡ trước thông tin Trung Quốc sắp mở cửa với sầu riêng bởi trước đó có nhiều lo ngại về tình trạng "vỡ" quy hoạch khi diện tích trồng loại cây này tăng lên chóng mặt. Ảnh: I.T
Đặc biệt là phía TQ cũng chấp thuận cho 13 doanh nghiệp (DN) Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản sang nước này và bổ sung cá ngừ, cá rô phi vào danh mục nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DN giảm chi phí, tránh ùn tắc, TQ đã đồng ý mở thêm chức năng xuất khẩu thủy sản ở các cửa khẩu do 2 nước chỉ định.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, TQ đang là thị trường xuất khẩu chính của nhiều loại nông sản Việt Nam. Thông qua các thỏa thuận hợp tác giữa lãnh đạo Chính phủ hai bên, TQ và Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các loại nông sản có thế mạnh của Việt Nam mà TQ có nhu cầu cao như trái cây, thủy sản, gạo, bột mì, cao su...
Nếu trước đây TQ được xem là thị trường xuất khẩu khá dễ tính thì hiện nay, nước này đang yêu cầu ngày càng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác rõ ràng và ưu tiên nhập khẩu qua đường chính ngạch.
Đến tháng 6.2019 toàn bộ nông sản Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào TQ phải đảm bảo các điều kiện trên, do đó, các DN Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào TQ cần nhanh chóng chuyển hướng sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm rõ nhu cầu thị trường để định hướng sản xuất phù hợp.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Mạnh - Trưởng phòng Cây công nghiệp - Cây ăn quả (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT) cho biết, tính đến hết năm 2017, tổng diện tích cây sầu riêng trên cả nước là 36.145ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 27.390ha, năng suất bình quân 14,6 tấn/ha, sản lượng 402.000 tấn. Trong khi năm 2016, tổng diện tích cây sầu riêng là 33.400ha, năng suất bình quân 15 tấn/ha, sản lượng 399.000 tấn.
Mấy năm gần đây, đặc biệt là trong 2 năm qua, giá sầu riêng cao hơn nhiều so với trung bình các năm trước, dẫn tới việc tăng diện tích trồng sầu riêng trong dân đang khá lớn, trong khi đây là cây trồng lâu năm.
"Nếu so với nhu cầu hiện nay, cơ bản tổng diện tích sầu riêng chưa phải là quá lớn, tuy nhiên việc tiêu thụ loại quả này đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trường TQ; thị trường nội địa thì tăng trưởng không nhiều (chỉ khoảng 30%). Trong khi đó, chúng ta chưa nắm bắt được nhu cầu từ thị trường TQ, không biết họ sẽ thu mua bao nhiêu, giá cả thế nào... Không riêng gì sầu riêng mà đối với bất kỳ một loại trái cây nào, nếu phát triển quá nóng, khi thị trường có vấn đề thì việc tiêu thụ sẽ ngay lập tức gặp khó" - ông Mạnh nói.
Đơn cử như tại Tiền Giang, năm vừa qua nông dân tỉnh này sản xuất được hơn 200.000 tấn sầu riêng nhưng có tới 70% được xuất tươi theo đường tiểu ngạch qua TQ. Đây chính là lý do dẫn đến việc giá cả loại trái cây này luôn trồi sụt thất thường, giá trị sản phẩm chưa cao, nông dân chưa chủ động được sản xuất, chưa an tâm với loại cây mình trồng.
Chớp lấy cơ hội "vàng"
Cũng trong buổi tọa đàm, ông Lý Kiến Lương, đại diện Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.Hồ Chí Minh nhận định, do sự tương đồng về văn hóa, nhu cầu tiêu dùng mà hầu hết sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đều có thể xuất khẩu sang TQ. Tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam - TQ đối với các sản phẩm nông sản vẫn còn rất lớn. Mặc dù là thị trường có nhu cầu tiêu dùng lớn nhưng xu hướng tiêu dùng của người dân TQ đang có sự thay đổi nhanh chóng.
Điển hình với mặt hàng gạo, năm 2017, TQ nhập từ Việt Nam tới 2,2 triệu tấn nhưng năm 2018 con số này mới dừng lại ở 1,3 triệu tấn. Nguyên nhân là do nhu cầu gạo của người dân TQ thay đổi theo hướng tăng sử dụng các sản phẩm gạo chất lượng cao.
Vì vậy, thay vì chỉ nhắm tới số lượng, các DN Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường một cách lâu dài.
Trong khi đó, ông Huỳnh Quân - Tổng Giám đốc Tập đoàn phân phối và tiêu thụ nông sản tỉnh Liêu Ninh (TQ) thông tin, TQ là thị trường có quy mô lớn với hơn 1,4 tỷ dân. Trung bình mỗi năm TQ nhập khẩu 6 triệu tấn gạo, 13 triệu tấn tinh bột mì cùng rất nhiều loại nông sản, trái cây khác.
Khí hậu Việt Nam và TQ khác nhau, trong khi phần lớn lãnh thổ Việt Nam có khí hậu nóng ẩm thì nhiều vùng của TQ có mùa đông lạnh giá vì vậy sản phẩm nông sản Việt Nam và TQ có thể sung cho nhau rất tốt.
Đặc biệt là người tiêu dùng TQ đánh giá nông sản, trái cây Việt Nam phong phú, thơm ngon và giá cả khá cạnh tranh. Đây chính là lợi thế và cơ hội để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Về phía Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho các các sản phẩm nông sản vì hiện nay ưu tiên hàng đầu của DN nhập khẩu TQ không phải là giá cả mà là chất lượng sản phẩm và bao bì đầy đủ thông tin.
Theo Danviet
Bộ trưởng NNPTNT Nguyễn Xuân Cường: Tập trung cho 3 trục sản phẩm Kết thúc năm 2018, sản xuất nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng đạt trên 3,6%, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cần xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn để phát triển bền vững. Nhân dịp này, PV Báo...