GS Nguyễn Lân Dũng: ‘Đi nước ngoài học trồng cây người ta cười cho”
“Những cây có trong nước mà đi ra nước ngoài học là phí tiền, nói đi nước ngoài học cắt tỉa, trồng cây người ta, những bạn học nông nghiệp sẽ cười cho.”
Mới đây, Văn Phòng UBND TP Hà Nội phát đi Thông báo về công tác cắt tỉa cây xanh và trồng mới thay thế trên các tuyến phố.
Trong đó, đáng chú ý có nội dung cử cán bộ đi ra nước ngoài học tập ngắn hạn kỹ thuật cắt tỉa, trồng mới cây xanh.
“Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Cty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, nghiên cứu, tổ chức lại bộ máy tổ chức của Công ty theo hướng: Thành lập các đơn vị cắt tỉa chuyên nghiệp; Thành lập các xí nghiệp trồng cây mới và phát triển cây giống; Thành lập các xí nghiệp quản lý cây xanh; Thành lập các đơn vị quản lý công viên, vườn hoa. Sau khi cơ cấu lại, các đơn vị bố trí chọn một số cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ về cắt tỉa đi học kỹ thuật cắt tỉa, trồng mới cây xanh tại Singgapo, Trung Quốc” – thông báo nêu rõ.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: “Nói đi học trồng cây người ta cười cho”.
Xung quanh đề xuất này, có ý kiến cho rằng, việc cử cán bộ đi ra nước ngoài học trồng cây là không cần thiết, lãng phí. Bạn đọc gay gắt hơn còn đặt câu hỏi “ngay cả việc trồng cây mà cũng phải ra nước ngoài học tập thì không biết người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ở đâu?”
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng – Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam cho rằng, cần xem xét kỹ, nếu đi học cái mà Việt Nam chưa có thì là đúng. Tuy nhiên, nếu đi học trồng cây mà trong nước có kinh nghiệm thì đó là việc làm phí tiền.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nêu ra ví dụ: “Tôi sang Đài Loan, họ có tạo ra giống cây hoa mà nở ở nhiệt độ 40 độ C. Đó là loại cây trồng ở hè phố. Những cây đó thì chúng ta nên mua giống cây về trồng, chứ không phải đi học.”
Theo giáo sư Dũng, việc đi học và đi mua giống cây về trồng là 2 chuyện khác nhau. “Nếu đi mua những giống cây mà ở Việt Nam chưa có thì đáng khuyến khích, thí dụ như cây hoa nở ở nhiệt độ 40 độ C của Đài Loan thì tôi thấy đáng mua về trồng ngoài đường phố Hà Nội” GS Dũng chia sẻ.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng nhấn mạnh: “Nói đi học trồng cây người ta cười cho, các bạn học lâm nghiệp cười cho.”
“Tôi xin nhắc lại, chúng ta nên đi học để tạo những cây gì mình không có” – Giáo sư đưa ra quan điểm.
Trên tờ báo Infonet, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: Hiện nay trong nước có rất nhiều chuyên gia từng đi học tập, nghiên cứu tại nước ngoài về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp hay quy hoạch kiến trúc đô thị, những người này hoàn toàn có đủ trình độ và hơn hết là hiểu biết về Hà Nội để đưa ra những giải pháp hiệu quả cho quy hoạch đô thị.
PGS Hùng phân tích: “Không ai hiểu Việt Nam bằng người Việt Nam, vậy tại sao phải cử người đi nước ngoài học tập?”
Video đang HOT
Góp ý về đề xuất cử người đi nước ngoài, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh vấn đề tìm kiếm chuyên gia, theo ông Hùng, cần phải tìm hiểu xem những chuyên gia đủ trình độ đáp ứng yêu cầu của UBND Thành phố ở đâu, họ chủ yếu là những người đang công tác tại các trường chuyên ngành về sinh học hay kiến trúc.
Những người này hoàn toàn có thể tập trung lại thành một nhóm, sử dụng chất xám để giải quyết những vấn đề khúc mắc trong quy hoạch đô thị, đặc biệt là vấn đề cây xanh.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cũng đặt ra một số câu hỏi: “Quy hoạch đô thị thì cũng cần phải biết nhu cầu của đô thị là gì? Hà Nội cần bao nhiêu loại cây đô thị hay chỉ 1-2 loại cây? Chẳng lẽ cùng 1 tuyến phố mà trồng cả một hàng cây hoa sữa thì người dân khu đó chịu sao nổi?”.
Xét về thực tế vào thời điểm hiện tại, những người Việt Nam có trình độ đáp ứng đủ nhu cầu quy hoạch đô thị là không ít nhưng lại đang nằm rải rác khắp nơi, chưa có một tiếng nói hay góp ý chung.
Theo ông Hùng, những người này là con dân Việt Nam và trong thâm tâm họ muốn Thủ đô của họ có một diện mạo mới nên nếu sử dụng chất xám của họ thì sẽ phát huy tốt nội lực vốn có sẵn của đất nước. Còn việc đưa người đi ra nước bạn chỉ để học tập là tốt nhưng không phải cái gì cũng học được.
“Học những thứ quá đơn giản chỉ làm cho người ta coi thường người Việt Nam!” – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà Nội nhấn mạnh.
Còn trong trường hợp nếu bắt buộc phải cử người đi nước ngoài học cắt tỉa cây thì nên cân nhắc kỹ do việc này sẽ ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước. Theo quan điểm của ông Hùng, việc đưa người đi nước ngoài học cắt tỉa cây là không hiệu quả mà tốn kém do đặc thù khí hậu của nước ta sẽ không giống với các nước đang phát triển khác.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
Nỗi lòng "mong Tết đừng đến" của đôi vợ chồng mải miết tìm con trai mất tích
Những ngày cuối năm, anh Huynh vẫn rong ruổi trên chặng đường đi tìm con. Tết càng đến, gia đình anh lại càng thấy sợ vì phải nhìn thấy cảnh người ta có con cái sum vầy.
Thời gian gần đây, hình ảnh người cha Lương Thế Huynh (42 tuổi, ngụ xã Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng) chạy xe máy có gắn tấm bảng in hình con trai 3 tuổi rong ruổi khắp nơi được nhiều người chia sẻ, đồng cảm.
Vẫn đi tìm con trong vô định
Gần 9 tháng trôi qua, anh Huynh đã dùng xe máy chạy qua nhiều tỉnh thành để tìm con trai mất tích. Ngày 30/11, trong khi bà con trong xóm anh đang tất bật chuẩn bị đón Tết, thì anh lại tiếp tục rong ruổi với chặng đường về Đắc Lắc tìm con sau khi nghe thông tin từ người dân rằng có một em bé được nhận nuôi có ngoại hình giống con trai mất tích.
Anh Huynh vẫn mải miết tìm con
Sáng ngày 1/2, qua điện thoại, anh Huynh cho biết: "Tôi vừa đến Krong Ana tối hôm kia và đã xác minh thông tin, lại vẫn không phải là con trai. Trời ơi không biết đến khi nào và biết phải tìm nơi đâu nữa", người cha than thở.
Sau khi được người dân tốt bụng cho ngủ nhờ một đêm, sáng nay anh Huynh lại tiếp tục đi ngược lên thành phố Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) với niềm tin là "mình cứ đi, mỗi một người nhìn thấy là có thêm một niềm hy vọng", anh nói.
Vẫn với xe Dreram mà anh bảo là tuy cũ nhưng máy khỏe, phái sau là tấm bảng thông báo tìm con, người cha cứ mải miết đi. Gần 9 tháng đi tìm, người và xe như hao mòn đi nhiều. Mới đây, hình ảnh anh Huynh với gương mặt ưu tư, nét khắc khổ, hao gầy cùng bao tâm trạng trong đôi mắt đã khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Anh Huynh ngủ trên ghế đá công viên trong hành trình tìm bé Vương - Ảnh: TT
Anh chia sẻ, chặng đường tìm còn rất vất vả mà đầy mù mịt. "Người ta đi đường xa vạn dặm chăng nữa mà có đích đến thì vẫn tốt, con hơn tôi đi mà không biết điều gì chờ đốn và sẽ đi đâu tiếp. Như sau khi đi Ban Mê Thuột, tôi không biết sẽ đến nơi nào nữa, nhưng chắc chắn lá chỉ về nhà vài ngày rồi lại đi", anh Huynh bộc bạch.
Đến nay, anh đã đi hầu hết các tỉnh thành ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nếu không xin ngủ nhờ được nhà dân, anh lại lựa vỉa hè, công viên ngủ. Lúc nào,anh cũng giữ trong người mấy tấm ảnh con trai. Thời gian đầu, như một quán tính, hễ cứ nghe nơi nào có thông tin là anh lại đi xác minh. "Mỗi lần chạy xe, mình đều hy vọng và chưa lần nào, niềm mong mỏi thành sự thật", anh nói.
Gần 9 tháng tìm con, chưa lần nào, niềm mong mỏi thành sự thật
Sau khi thông tin được chia sẻ rộng rãi, mỗi ngày hai vợ chồng anh Huynh, chị Yến gần như nghe điện thoại cả ngày. Nhiều khi họ mệt mỏi những vẫn ráng vì "người ta có lòng, sao mình nỡ cúp máy", chị Yến (vợ anh Huynh) chia sẻ.
Chị Yến luôn chờ nghe điện thoại báo tin
Tuy nhiên, điều kiện gia đình không thoải mái khi có nhiều trường hợp lợi dụng để câu "like", đăng những thông tin cũ, bịa đặt lên mạng khiến họ phải giải thích, xác minh đến mệt mỏi. Nhưng hiện tại, nhờ có nhiều người ủng hộ giúp đỡ về vật chất, tinh thần nên hành trình tìm con của người cha trở nên vững chãi hơn.
"Mong Tết đừng đến"
Nói về Tết, anh Huynh chỉ biết cười nhạt. "Đối với chúng tôi, ngày Tết đâu còn ý nghĩa gì nữa. Vui sao nổi khi nhìn Tết nhất nhà người ta có con cái quay quần, còn mình thì... Nhiều lúc, tôi còn mong tết đừng đến. Tôi cũng không biết ba ngày Tết có ở nhà không nữa, vì việc tìm con vẫn là trên hết", người cha nghẹn ngào.
Quả thật, tại căn nhà của hai vợ chồng ở quê vẫn đìu hiu từ ngày con trai mất tích. Bên trong nhà, không có một sự sắm sửa gì cho ngày tết, chỉ có mỗi chị Yến với con gái đầu lòng ở nhà.
Căn nhà dìu hiu, dù tết đang đến gần
Bé Hải Anh (7 tuổi, con gái đầu) chưa đủ lớn để hiểu hết nỗi đau của cha mẹ. Cô bé vẫn ngây thơ tin rằng em trai đang đi chơi nhưng "sao em đi chơi lâu về quá", bé thắc mắc. Điều ấy, càng làm làm cho chị Yến thêm phần tủi phận.
Tủi hơn, khi trong ngõ, ngoài xóm ai cũng dùng cụm từ "nhà anh Huynh mất con" để chỉ đường cho khách đến nhà. Mỗi ngày đi làm rồi lại về nhà, nhìn những bô quần áo, đồ chơi của con trai, không ít lần chị Yến gục mặt khóc vì nhớ, vì thương và vì xót con không biết đang lưu lạc nơi nào.
Bé Hải Anh vẫn nghĩ là em trai di chơi chưa về
Từ ngày Vương mất tích, ngôi nhà chẳng còn tiếng cười, hai vợ chồng không tha thiết làm gì nữa, chỉ chầu chực bên điện thoại mong ai báo tin tốt lành đến với họ. Gần 8 tháng chờ tin con, nhiều khi chị cũng nghĩ đến trường hợp xấu nhất. "Nhưng nếu cháu có mất thì cũng phải tìm thấy xác...", người mẹ mếu máo.
Trước đó, ngày 21/6, anh để con trai út Lương Thế Vương (sinh năm 2012) chơi một mình trong nhà, còn anh đi cho cá ăn ở ngoài vườn. Lúc này cửa cổng vào nhà vẫn mở, nhưng từ ao cá nhìn vào nhà bị khuất bởi vườn cà phê.
Những tờ rơi được chuẩn bị mong tìm lại con trai
Tầm 5 phút sau, anh Huynh nghe tiếng kêu "Bố ơi, bố ơi", nghĩ con chờ lâu gọi nên anh nói lớn "Bố đây, đợi xíu bố vào ngay". Chưa đầy một phút sau, lại nghe tiếng con kêu "Bố ơi, cứu con với", anh mới thả chậu cám cho cá ăn xuống vội chạy vào nhà thì đã không thấy con đâu.
Tìm khắp nhà rồi ra ngoài đường, sang hàng xóm lân cận nhưng vô vọng, tới chiều tối vợ chồng anh mới báo tin cho Công an TP Đà Lạt hỗ trợ. Nhưng từ đó tới nay đã 8 tháng, vụ cháu bé mấy tích vẫn chưa tìm ra manh mối.
Theo Đọc báo/Trí thức trẻ
Bài 3: Nhanh chóng chấm dứt xin - cho Trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô, ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, thành phố cần sớm ban hành Quy chế quản lý công trình cao tầng để chấm dứt tình trạng xin cho khi điều chỉnh nâng tầng dự...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TP Hồ Chí Minh: Trên 20 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn trưa tại trường

2 trẻ em ở Định Quán bị chó dại cắn

Cầu sắt ở Lâm Đồng đổ sập khi xe tải chạy qua

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Lái xe công nông lùi vào cổng nhà, người đàn ông bị kẹt tử vong

Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông

Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in

Kẻ lạ mặt cầm kéo đâm nhiều người dừng chờ đèn đỏ ở Cần Thơ

Chuyện về những chú chó nghiệp vụ tham gia cứu nạn động đất ở Myanmar

Hiện tượng lạ trào bùn ở Phú Yên: Trực 24/24, sơ tán dân nếu phát hiện nguy hiểm

Nhiều cán bộ lãnh đạo ở Vĩnh Long bị đề nghị xử lý liên quan sai phạm tại khu thương mại

Chủ xe và tài xế bị CSGT TP.HCM phạt 66 triệu đồng vì để rơi cuộn thép
Có thể bạn quan tâm

Tiêu chảy: Nguy cơ lây nhiễm không nên bỏ qua
Sức khỏe
19:49:34 10/04/2025
"Bộ sậu" lập khống hàng trăm hồ sơ
Pháp luật
19:48:59 10/04/2025
Người phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nào
Netizen
19:05:00 10/04/2025
Thuế quan của Mỹ: EU hoan nghênh quyết định ngừng áp thuế
Thế giới
18:43:45 10/04/2025
Raphinha cân bằng kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi
Sao thể thao
18:29:29 10/04/2025
Trang Pháp, Lynk Lee...đội nắng 40 độ C tập luyện cho "Chị đẹp Concert"
Nhạc việt
18:11:15 10/04/2025
Quỳnh Lương thừa nhận chưa đăng ký kết hôn với Tiến Phát
Sao việt
18:06:40 10/04/2025
Nhan sắc tụt dốc phát hoảng của tiểu diva khiến netizen thốt lên: Tình yêu có thể khiến người ta đau khổ nhường này!
Nhạc quốc tế
17:17:36 10/04/2025
Cận kề ngày 16/3 âm lịch, 3 con giáp sau thoát số vất vả, mở cửa đón vận may lớn, tiền bạc tề tựu, của cải chất chồng, cuộc sống lên hương
Trắc nghiệm
16:30:52 10/04/2025
Ông bà dặn rồi: Ban công mà đặt 6 thứ này là tự hại sức khỏe, mất tiền oan, họa đến không kịp chạy
Sáng tạo
16:29:08 10/04/2025