GS Nguyễn Gia Bình: Truyền huyết tương người khỏi Covid-19 là phương pháp cực kỳ tốt cho bệnh nhân nặng
Thông tin từ Tiểu ban Điều trị – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam sẽ thử nghiệm truyền huyết tương của bệnh nhân khỏi cho bệnh nhân Covid-19 nặng.
Theo đó, huyết thanh chứa kháng thể được chiết tách từ máu bệnh nhân đã khỏi bệnh Covid-19 sẽ được truyền cho bệnh nhân Covid-19 nặng đang điều trị. Khi truyền vào cơ thể người bệnh, huyết thanh chứa kháng thể Covid-19 sẽ giúp hỗ trợ diệt virus gây bệnh.
Hiện nay các nước trên thế giới đều “chạy đua” để tìm ra các phương pháp điều trị cho bệnh nhân Covid-19, đây là virus mới và người ta chưa hiểu rõ về nó dẫn tới các guideline điều trị liên tục thay đổi và cập nhật mới.
Tại Mỹ, trong nghiên cứu đăng trên tạp chí chính thức của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, các nhà nghiên cứu đã xác nhận hiệu quả của liệu pháp này với 10 bệnh nhân Covid-19, độ tuổi từ 34 đến 78. Trong 3 ngày truyền huyết tương, các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân như sốt, ho, khó thở và đau tức ngực dần cải thiện.
Cùng với đó, số lượng bạch huyết bào (tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch- lymphocyte) trong cơ thể bệnh nhân cũng tăng, chức năng gan, phổi được cải thiện và giảm các ổ viêm. Hàm lượng kháng thể tăng hoặc duy trì ở mức cao sau khi bệnh nhân được truyền.
Trong vòng 7 ngày, hình ảnh chụp CT ngực của bệnh nhân cũng cho thấy diện tích các vùng tổn thương phổi thu hẹp. Ngoài ra, phương pháp này không có phản ứng phụ nghiêm trọng.
Video đang HOT
GS.TS Nguyễn Gia Bình. Ảnh: D.Hải, Sức khỏe & Đời sống.
Trao đổi với chúng tôi, GS Nguyễn Gia Bình – nguyên trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, thành viên của Tiểu ban điều trị bệnh nhân Covid-19 chia sẻ, đây là một phương pháp cực kỳ tốt cho những bệnh nhân Covid-19 nặng.
Theo GS Bình, đây là vũ khí tốt diệt virus Covid-19. Lấy huyết tương của người đã lành bệnh Covid-19 truyền cho người đang điều trị Covid-19. Trong người bệnh khi nhiễm virus các tế bào đã nhận ra vi khuẩn nếu lấy huyết tương của người khỏi bệnh truyền cho thì các tế bào này nhận biết virus và bất hoạt virus rất nhanh.
Hiện nay, các bác sĩ đang thuyết phục các bệnh nhân đã khỏi bệnh và để họ tình nguyện cho. Người hiến chỉ cần hiến huyết tương. Lượng máu có thể truyền lại hồng cầu, các bác sĩ chỉ tách lấy huyết tương để truyền cho người bệnh.
Khi thử máu nếu chỉ số hợp nhau thì có thể lấy huyết tương của người lành truyền cho người nặng.
Theo GS Bình, hiện nay virus Sars-CoV-2 là virus mới và đây được xem là con virus nguy hiểm nhất từ trước tới nay vì nó “biến hoá” khó lường. Virus này không chỉ đánh sập lá phổi của người bệnh mà nó còn đi vào tim, thận, não, tĩnh mạch gây tắc tĩnh mạch.
Đến nay các nhà khoa học y khoa trên toàn thế giới vẫn liên tục cập nhật, ghi chép những thông tin mới nhất về bệnh Covid-19 trong quá trình điều trị. Đối với Việt Nam, phác đồ điều trị Covid-19 đã thay đổi lần thứ 3 và sắp tới sẽ thay đổi, bổ sung thêm các phác đồ điều trị mới nhất theo guideline cập nhật.
Hiện Việt Nam còn 127 trường hợp bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trong cả nước trong đó có 2 bệnh nhân rất nặng là bệnh nhân số 91 và bệnh nhân số 19.
Bệnh nhân số 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM hiện vẫn đang thực hiện điều trị tuần hoàn máu ngoài cơ thể với 4 chuyên gia hỗ trợ từ BV Chợ Rẫy, TP.HCM. Còn bệnh nhân số 19 ở BV Bệnh nhiệt đới trung ương cũng rất nặng, bệnh nhân này bị virus tấn công vào tim.
Ngọc Anh
Nghiệm pháp bàn nghiêng khi ngất
Việc điều chỉnh nhanh trong thời gian ngắn sự thay đổi áp lực tư thế thông qua con đường thần kinh của hệ thống thần kinh tự động của nghiệm pháp bàn nghiêng giúp đánh giá bệnh nhân ngất.
Ảnh minh họa
Hỏi: Người nhà tôi bị ngất được đưa đến bệnh viện xét nghiệm để tìm nguyên nhân, trong khi chờ kết quả xét nghiệm bác sĩ đã cho thực hiện phương pháp nằm trên bàn và quay nghiêng. Xin hỏi, điều này có ý nghĩa gì?
Đỗ Thị Phương(Hà Nội)
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai: Khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng có một lượng máu di chuyển tới hệ thống tĩnh mạch ở phía dưới cơ hoành. Ước tính có khoảng 0,5 đến 1 lít máu dịch chuyển trong 10 giây đầu tiên.
Hơn nữa, khi đứng lâu áp lực xuyên thành mao mạch tăng cao ở các bộ phận của cơ thể sẽ làm cho huyết tương từ lòng mạch đi vào trong khoảng kẽ. Khoảng 15 - 20% (700ml) huyết tương giảm xuống trong vòng 10 phút ở người khỏe mạnh. Do ứ đọng máu ở hệ tĩnh mạch (gây ra do trọng lượng) và giảm huyết tương, lượng máu tĩnh mạch trở về tim bị giảm xuống, do đó làm giảm áp lực đổ đầy tim và làm giảm thể tích tống máu.
Việc điều chỉnh nhanh trong thời gian ngắn sự thay đổi áp lực tư thế thông qua con đường thần kinh của hệ thống thần kinh tự động. Sự suy giảm cơ chế bù trừ này khi đứng đóng vai trò quan trọng ở phần lớn bệnh nhân ngất. Đây chính là cơ sở khoa học cho việc sử dụng nghiệm pháp bàn nghiêng trong đánh giá bệnh nhân ngất.
Thúy Nga
Bác sĩ BV Nhiệt đới Trung ương tiết lộ bệnh nhân Covid-19 thường có thêm những "tín hiệu" khác biệt với bệnh cúm thông thường như thế này Cúm thông thường và Covid-19 có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Xong Ths.BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền cho biết điểm phân biệt giữa 2 loại bệnh này đó là Covid-19 thường chỉ ho, ho khan, ho dai dẳng và sốt chứ không hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi như bệnh cúm. Khi dịch Covid-19 ngày một lan rộng, nhiều người cảm thấy...