GS Nguyễn Gia Bình: Thế giới đã có hơn 500.000 ca tử vong vì Covid-19, người Việt cần làm gì?
Thế giới có hơn nửa triệu người tử vong do Covid-19 và dịch chưa có dấu hiệu hạ đỉnh. Chuyên gia cho rằng Việt Nam chưa thể “bình thường hóa” vì nguy cơ dịch vẫn xảy ra bất cứ lúc nào.
Tính đến trưa ngày 7/7, theo trang thống kê Worldometers, số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới 11.739.167, trong đó có 540.660 người tử vong và 6.641.864 người bình phục.
Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, đứng đầu thế giới về cả số trường hợp mắc và tử vong. Mỹ đã vượt qua “cột mốc” mới về số người chết là hơn 130.000 người. Nhiều bệnh viện tại Mỹ đã cảnh báo, nhiều bệnh viện ở một số bang sẽ lâm vào tình trạng quá tải khi số người nhập viện không ngừng gia tăng.
Trong khi đó Ấn Độ đã trở thành “điểm nóng” dịch bệnh của thế giới, trong 24h qua, quốc gia này ghi nhận hơn 23.000 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, vượt Nga và trở thành quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao thứ ba trên thế giới.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuyệt đối tuân thủ phòng bệnh theo tinh thần của Ban chỉ đạo quốc gia dịch Covid-19.
Trong thời gian qua Việt Nam đã chủ động nhập khẩu thêm thuốc men, chuẩn bị cho việc điều trị Covid-19. Tuy nhiên GS Bình vẫn nhấn mạnh chúng ta không thể lơ là.
Video đang HOT
Tại Việt Nam phòng bệnh tốt nên không vỡ trận
Hơn nửa triệu người chết vì Covid-19 và ở các nước có y học phát triển đều “vỡ trận”. Ví dụ như ở Đức đây là quốc gia có nền y tế phát triển nhất.
Chỉ lấy ví dụ riêng máy thở nước Đức đã có 30 máy thở trên 100.000 dân còn ở Việt Nam rất hạn chế, riêng Hà Nội có 8 triệu dân nhưng chỉ có 300 máy thở. Nếu chúng ta không kiểm soát dịch tốt thì dịch xảy ra ở Việt Nam sẽ rất kinh khủng – GS Bình nhấn mạnh.
GS Bình cho biết virus Sars-CoV-2 là virus mới chưa từng có trong lịch sử và lây lan rất mạnh và lây lan cả trong thời gian ủ bệnh.
Ban đầu người ta thấy có thể lây cho 3 người nhưng theo nghiên cứu mới có các đột biến gen của virus Sars-Cov-2 này có thể lây lan cho 9 người, trong thời gian ủ bệnh đây là điều cực kỳ nguy hiểm vì bệnh nhân không biết mình mang bệnh và trong thời gian này người ta ủ bệnh, nguy cơ lây lan cũng tăng hơn, gieo rắc mầm bệnh khắp nơi.
Ngày đầu, người ta nghĩ virus Sars-CoV-2 chỉ liên quan tới hô hấp nhưng giờ virus này gây ra đủ thứ biến chứng từ đầu tới chân.
Virus này đi vào mạch máu gây ra tai biến mạch máu não, rung thất, loạn nhịp tim, tắc mạch chi, tắc mạch ruột, suy thận, suy gan.
Bệnh cảnh của virus này cực kỳ phức tạp.
GS Bình cho biết đến nay các bác sĩ vẫn tìm lắp các mảnh ghép của bệnh cảnh Covid-19 để có thể điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân nhất là bệnh nhân nặng. Không có phác đồ chuẩn cho tất cả bệnh nhân mà điều trị theo cá thể người bệnh.
GS Bình cho rằng chúng ta không được lơ là vì hiện tại nhìn vào Mỹ, Brazil, mức độ lây lan còn nguy hiểm.
Trong tương lai, dù có vắc xin cũng vẫn phải tuân thủ phòng bệnh. Thông thường những chủng virus sau khi biến đổi sang chủng mới, mức độ nguy hiểm cao hơn, mức độ lây lan mạnh hơn.
GS Bình cho biết hiện tại vẫn cần ít tụ tập nơi đông người.
Gần 40 năm gắn bó với những bệnh nhân nặng, GS Bình chia sẻ tụ tập đông người chính là những nguy cơ lây nhiễm bệnh rất lớn nhất là trong điều kiện vi khuẩn, vi rút biến chủng như hiện nay thì mỗi người cần tuân thủ phòng bệnh cá nhân.
Cách tốt nhất hãy giữ gìn vệ sinh tay và hô hấp cơ bản, tránh tiếp xúc gần với những người có những triệu chứng của các bệnh về hô hấp như ho hay hắt hơi. Trong bất kì trường hợp nào, nếu bị sốt, ho kéo dài và cảm thấy khó thở, hãy đi khám để giảm thiểu nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn.
GS Bình cũng cho biết kháng sinh không có tác dụng đối với vi rút mà chỉ hiệu quả với các loại nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Vi rút corona chủng mới là một loại vi rút và vì thế, không thể dùng kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị loại vi rút này.
Phát hiện ở Hòa Bình ca mắc Whitmore - căn bệnh bị đồn 'vi khuẩn ăn thịt người'
Bệnh nhân là nam giới 53 tuổi, trong lúc đi làm ngoài đồng đã bị cọc tre nhọn ở bờ ruộng đâm vào bàn chân. Vết thương sâu, rộng, tạo đường hầm, sau đó nhiễm khuẩn và hoại tử. Người bệnh đã điều trị 1 tuần ở nhà bằng kháng sinh nhưng bệnh tiến triển nặng hơn.
Cách đây khoảng 1 năm, khi một số địa phương công bố các ca bệnh Whitmore (một căn bệnh truyền nhiễm đã bị lãng quên mấy chục năm nay), khi đó căn bệnh này được đồn đoán là "vi khuẩn ăn thịt người". Trên thực tế, vi khuẩn gây bệnh Whitmore không phải vi khuẩn ăn thịt người.
Trở lại ca lâm sàng mà chúng tôi đang điều trị, đó là nam giới 53 tuổi, trong lúc đi làm ngoài đồng đã bị cọc tre nhọn ở bờ ruộng đâm vào bàn chân. Vết thương sâu, rộng, tạo đường hầm, sau đó nhiễm khuẩn và hoại tử. Người bệnh đã điều trị 1 tuần ở nhà bằng kháng sinh nhưng bệnh tiến triển nặng hơn. Khi nhập viện đã trong tình trạng suy đa phủ tạng, với biểu hiện: hôn mê sâu, suy hô hấp phải thở bằng máy, huyệt áp không đo được phải dùng nhiều thuốc co mạch để nâng huyết áp, suy gan cấp, suy thận cấp; vết thương vùng chân trái nhiễm khuẩn, nhiều mủ và tổ chức hoại tử.
TS - BS Hoàng Công Tình kiểm tra, theo dõi sức khoẻ của bệnh nhân 53 tuổi mắc căn bệnh Whitmore
Ngay khi bệnh nhân mới nhập bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, các bác sĩ đã kịp thời cấp cứu để đảm bảo chức năng hô hấp, nâng huyết áp và các chỉ số sinh tồn khác. Khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực-Chống độc và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn-Vi sinh đã hội chẩn, thống nhất nghĩ nhiều đến suy đa tạng do Burkholderia pseudomallei (bệnh Whitmore).
Ngoài việc nhanh chóng lấy bệnh phẩm (máu và mủ vết thương) nuôi cấy tìm vi khuẩn, bệnh nhân được sử dụng kháng sinh phối hợp phổ rộng, trong đó có kháng sinh đặc trị Whitmore. Ngoài ra, bệnh nhân được hô hấp nhân tạo bằng máy thở; lọc máu liên tục để đảo thải các cytokine, điều chỉnh rối loạn nước-điện giải và toan-kiểm; nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và chăm sóc toàn diện.
Ngày hôm sau, bác sĩ phân lập được vi khuẩn gây bệnh Whitmore trên bệnh phẩm máu và mủ vết thương. Hiện tại, bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng nhưng các tạng suy đã có dấu hiệu cải thiện, đã giảm được liều thuộc co mạch mà vẫn duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép.
Bệnh Whitmore do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây nên (chưa có vaccine dự phòng). Vi khuẩn này có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc bệnh nhân hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Người có sẵn các bệnh lý mạn tính như: đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, bệnh phổi mạn tính...dễ bị mắc Whitmore.
Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn với các mức độ khác nhau: nhiễm khuẩn tại chỗ (khu trú), nhiễm khuẩn toàn thân(nhiễm khuẩn huyết), sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng. Những trường hợp tử vong thường do bệnh ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng. Số ca bệnh Whitmore xuất hiện nhiều hơn trong những năm gần đây là do các cơ sở y tế đã cảnh giác hơn đến loại vi khuẩn này; các kỹ thuật nuôi cấy phân lập vi khuẩn Burkholderia pseudomallei ngày càng tiến bộ, hạn chế bỏ sót các ca bệnh.
Những sai lầm chết người về bột sắn dây mà nhiều người đang mắc phải Bột sắn dây vào mùa hè được nhiều người ưa thích vì rất mát, giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe. Bột sắn dây có tác dụng như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ...