GS Carlyle Thayer: Trung Quốc đang tìm cớ gây thiệt hại nặng cho Việt Nam
“Trung Quốc sẽ không thảo luận các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của họ. Quan điểm của Bắc Kinh những vấn đề này là không thể thay đổi. TQ đã tự đặt mình lên trên luật pháp quốc tế”.
Tình hình Biển Đông mới nhất
Trung Quốc ngày càng có những hành động khiêu khích, hung hăng trên biển Đông, nhất là sau khi đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; nước này đã tự đặt mình lên trên luật pháp quốc tế, GS Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) đã trao đổi với phóng viên Tiền Phong bên lề Đối thoại Shangri-La 2014 tại Singapore.
Ngày càng có nhiều nước trên thế giới phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam vì đó là hành động khiêu khích có chủ ý được chuẩn bị kỹ lưỡng, đe dọa hòa bình, an ninh và tự do hàng hải trong khu vực, vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Hành động phi pháp, hung hăng của Trung Quốc là chưa có tiền lệ. Trung Quốc nghĩ rằng không nước nào có thể chống lại các hành động của họ và Mỹ sẽ không có biện pháp thực tế nào.
Trung Quốc sẽ không thảo luận các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của họ. Quan điểm của Bắc Kinh những vấn đề này là không thể thay đổi. Trung Quốc đã tự đặt mình lên trên luật pháp quốc tế. Giờ đây, nước này vừa đá bóng vừa thổi còi trong việc xác định các vấn đề chủ quyền.
Tại các diễn đàn khu vực và quốc tế cũng như trong các cuộc tiếp xúc song phương, Trung Quốc luôn nói rằng nước này đang “trỗi dậy hòa bình”, “có trách nhiệm cao”… với các đối tác và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhiều hành động trên thực tế của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại, nhiều nước mất niềm tin, như đơn phương lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, đặt trái phép giàn khoan trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, bỏ mặc sự sống chết của các nạn nhân trôi dạt trên biển… Ông lý giải sự mâu thuẫn này của Trung Quốc như thế nào, tại sao Trung Quốc lại ngang ngược đến vậy?
Video đang HOT
GS Carlyle Thayer. ảnh: Gia Tùng.
Trung Quốc đang đánh tín hiệu rằng nước này đã trở thành một siêu cường ở Đông Á. Giới lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc đã quyết định đánh đắm chính sách tái cân bằng của Mỹ và trừng phạt các nước Đông Nam Á dám chống lại họ.
Trung Quốc đang sử dụng các phương pháp gây hấn, chỉ thiếu nước xung đột vũ trang. Trong khi đó, Mỹ không có lợi ích trực tiếp liên quan, nhiều nước ở Đông Nam Á muốn gìn giữ quan hệ kinh tế tốt đẹp với Trung Quốc nên sẽ im lặng.
Trung Quốc vừa di chuyển giàn khoan Hải Dương 981, nhưng vị trí mới vẫn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về hành động này và dự đoán những bước đi tiếp theo của Trung Quốc?
Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan tới khu vực mới. Trung Quốc sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến giữa tháng 8. Nếu Trung Quốc tìm thấy dầu hoặc khí, họ sẽ che miệng giếng và đưa giàn khoan nhỏ hơn vào khu vực đó, đồng thời đưa các tàu đến bảo vệ.
Năm sau, Trung Quốc sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi họ giành được quyền kiểm soát biển Đông. Trung Quốc trông chờ Việt Nam phản ứng thái quá để họ có cớ gây thiệt hại nặng nề cho Việt Nam.
Theo Tri Thức
Chủ tịch Trung Quốc phủ nhận tình hình Biển Đông đang căng thẳng
Theo Tân Hoa xã, ngày 30/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã nhất trí tăng cường đối thoại nhằm duy trì ổn định tại Biển Đông.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông, tiếp sau việc đưa giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nối tiếp bằng vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam mới đây.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La đang diễn ra ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết ủng hộ ASEAN trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc sử dụng vũ lực và hăm dọa hòng thay đổi hiện trạng là hành động không thể biện hộ.
Tuy nhiên, phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Malaysia, ông Tập Cận Bình đã phủ nhận việc Trung Quốc đang gây căng thẳng: "Tình hình hiện tại ở Biển Đông nói chung là ổn định, song các dấu hiệu đáng để chúng ta lưu ý cũng bắt đầu xuất hiện... Chúng tôi sẽ không bao giờ gây rối, song sẽ phản ứng ở mức độ cần thiết đối với những hành động gây hấn của các nước hữu quan".
Ông Tập Cận Bình cũng phản đối việc quốc tế hóa các tranh chấp khu vực tiếp diễn về chủ quyền.
Trong cuộc gặp gỡ giữ ông Tập với Thủ tướng Malaysia, hai bên đã cam kết tăng cường quan hệ và hợp tác song phương.
Thủ tướng Najib Razak đang có chuyến thăm chính thức 6 ngày tới Trung Quốc.
Gọi Malaysia là người bạn đáng tin cậy và đối tác hợp tác quan trọng, ông Tập Cận Bình nói rằng 2 nước cần tiếp tục có những nỗ lực chung và vượt qua các thách thức trong cuộc tìm kiếm máy bay mất tích số hiệu MH370 nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Theo ông Tập Cận Bình, hai nước cần tăng cường hợp tác về thực thi pháp luật, an ninh và quốc phòng, chung tay chống khủng bố; nhập cư trái phép và tội phạm mạng...
Về phần mình, Thủ tướng Najib cam kết theo đuổi quan hệ hữu nghị truyền thống, đồng thời kêu gọi đẩy mạnh trao đổi về nhân sự, văn hóa và hợp tác về quốc phòng và thực thi pháp luật.
Theo Vietnam
Phó Oánh: Mỹ không có chỗ ở Biển Đông, Việt-Trung tự giải quyết?! Bà Oánh chỉ hòng lòe bịp dư luận, ngăn cản sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong vụ giàn khoan 981 và ngụy biện cho Trung Quốc xâm phạm Đại diện Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La đã có cuộc tranh luận ngay trước phiên khai mạc hội nghị hôm 30/5, trong đó cảnh báo "không...