GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer.
Giáo sư Carl Thayer (phải) phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo sáng nay 20.6 – Ảnh: An Điền
Vị chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á đã có bài tham luận mở màn hội thảo quốc tế chủ đề “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức, khai mạc sáng nay 20.6 tại Đà Nẵng.
Theo Giáo sư Thayer, với việc Trung Quốc gửi “bản tuyên cáo lập trường” lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon vào ngày 9.6 về giàn khoan Hải Dương-981, vốn đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, các nước trên thế giới bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang xung quanh giàn khoan này, cần kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ đem vấn đề này ra bàn bạc nghiêm túc và thấu đáo.
Trong “bản tuyên cáo lập trường” nói trên, Trung Quốc ngang nhiên khẳng định rằng hoạt động khoan dầu của giàn khoan Hải Dương-981 “là một phần trong quy trình thăm dò và khai thác giếng dầu thường xuyên bên trong vùng chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”. Trung Quốc còn vu cáo Việt Nam can thiệp “trái phép” hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 bằng cách điều động tàu có vũ trang và cho tàu đâm vào tàu Trung Quốc.
Giáo sư Thayer nhận định: “Mỹ và Úc nên thúc đẩy Hội đồng Bảo an tổ chức tranh luận về vấn đề này. Nhật và các quốc gia hàng hải khác có quyền lợi liên quan đến biển Đông cũng nên tham dự. Trung Quốc không nên được phép theo đuổi cuộc chiến thông tin để đạt được cả hai mục tiêu: tuyên truyền quan điểm của mình lên LHQ thông qua “bản tuyên cáo” lập trường nhưng cùng lúc lại từ chối tham dự một phiên tòa LHQ”.
Video đang HOT
Chính phủ Philippines đã chính thức đệ trình hồ sơ luận cứ dài khoảng 4.000 trang, trong đó có các luận chứng cáo buộc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở biển Đông, lên Tòa án LHQ về Luật biển (ITLOS) vào ngày 30.3.2014. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) là cơ quan cuối cùng thụ lý vụ kiện này.
Trong thông cáo ngày 3.6, PCA cho biết vào ngày 21.5, Trung Quốc một lần nữa “không công nhận phiên tòa do Philippines theo đuổi và sẽ không tham dự bất kỳ phiên xử nào”. Tuy vậy, PCA vẫn ra thời hạn cho Bắc Kinh đến ngày 15.12.2014 phải phúc đáp bằng văn bản về vấn đề trên để đảm bảo công bằng cho hai bên.
Theo Giáo sư Thayer, nếu Trung Quốc từ chối có một phiên tranh luận về giàn khoan Hải Dương-981 thì chính nước này sẽ tự hủy hoại nỗ lực dùng LHQ cho mục đích tuyên truyền của mình. Hoặc cũng rất có khả năng Bắc Kinh sẽ dùng tư cách Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an để phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào lên án hành vi của mình tại biển Đông. “Thế nhưng, cho dù có như vậy thì ít ra các cuộc tranh luận về tính nghiêm trọng của việc hạ đặt giàn khoan cũng đã được tiếp tục. Và từ đó, cộng đồng quốc tế có quyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan”.
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam
- Ảnh: News.cn
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6 thông báo sẽ đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Theo đó, từ ngày 18 – 20.6, giàn khoan Nam Hải số 9 sẽ được tàu lai dắt kéo từ tọa độ 17 độ 38 phút vĩ bắc, 110 độ 12,3 phút kinh đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,6 phút vĩ bắc, 109 độ 31 phút kinh đông trên biển Đông. Theo ước tính, giàn khoan này sẽ neo ở vị trí cách Đà Nẵng khoảng 100 hải lý về phía đông bắc, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 60 hải lý về phía nam.
Trả lời Thanh Niên Online, các chuyên gia cho rằng với việc công bố động thái trên ngay trong thời điểm Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đến Việt Nam, Trung Quốc một lần nữa cho thấy nước này chỉ “làm những gì mình muốn” để khẳng định cái gọi là chủ quyền trên biển Đông.
“Một bước leo thang mới” Phát biểu tại lễ Khai mạc Hội thảo quốc tế với chủ đề “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử”, PGS.TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng cho biết hội thảo lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông hết sức phức tạp sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý “đường lưỡi bò”. PGS.TS Phạm Đăng Phước nhấn mạnh, hành động này của Trung Quốc là một bước leo thang mới vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các học giả quốc tế, Việt kiều, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu đến từ Mỹ, Nga, Pháp, Bỉ, Canada, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines… và đại diện một số bộ, ban, ngành và địa phương trong nước. Sau lễ khai mạc, các đại biểu bước vào các phiên thảo luận kín. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 20 và 21.6.
Theo TNO
Trung Quốc đang bất chấp tất cả
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông cho thấy nước này không chịu dừng lại việc khẳng định chủ quyền phi lý của mình.
Tàu hải cảnh Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương-981 - Ảnh: Độc Lập
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6 thông báo sẽ đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Theo đó, từ ngày 18 - 20.6, giàn khoan Nam Hải số 9 sẽ được tàu lai dắt kéo từ tọa độ 17 độ 38 phút vĩ bắc, 110 độ 12,3 phút kinh đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,6 phút vĩ bắc, 109 độ 31 phút kinh đông trên biển Đông. Theo ước tính, giàn khoan này sẽ neo ở vị trí cách Đà Nẵng khoảng 100 hải lý về phía đông bắc, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 60 hải lý về phía nam.
Trả lời Thanh Niên, các chuyên gia cho rằng với việc công bố động thái trên ngay trong thời điểm Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đến Việt Nam, Trung Quốc một lần nữa cho thấy nước này chỉ "làm những gì mình muốn" để khẳng định cái gọi là chủ quyền trên biển Đông. Bà Tôn Vân, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ) nói: "Sẽ phải còn chờ xem địa điểm hạ đặt cuối cùng của giàn khoan Nam Hải số 9 là ở đâu, nhưng có vẻ động thái đưa nó ra biển Đông vào thời điểm này đã được tính toán kỹ lưỡng. Quyết định này cho thấy Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ con đường khẳng định cái gọi là chủ quyền theo phương thức cưỡng bức". Theo bà Tôn Vân, trong cách nhìn của lãnh đạo Trung Quốc, những "kiềm chế" từ nước này trong quá khứ đã không làm được gì để giúp cải thiện các tranh chấp trên biển và do vậy, Bắc Kinh bắt buộc phải thay đổi hiện trạng "bằng tất cả các biện pháp cần thiết". Bà Vân nhận định: "Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ dừng lại. Và mỗi khi tiến hành một động thái "dân sự" như hạ đặt giàn khoan như thế này, hầu như chắc chắn Bắc Kinh cũng chuẩn bị các nguồn lực quân sự và bán quân sự cần thiết để bảo vệ các tài sản "dân sự" như thế".
Các chuyên gia cũng đồng ý là những động thái hạ đặt giàn khoan như thế đã được Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng nhằm phục vụ cho các động cơ chính trị chứ không phải kinh tế. Tiến sĩ Euan Graham (ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore) nói với Thanh Niên: "Vị trí của giàn khoan Nam Hải số 9 gần đảo Hải Nam cho thấy Bắc Kinh muốn tận dụng vị trí và cơ sở hạ tầng để từ đó Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) có thể hỗ trợ hậu cần và bảo vệ giàn khoan. Đây có thể là lý do vì sao bất chấp những nỗ lực hàn gắn và kêu gọi hợp tác trong những năm qua, Việt Nam luôn bị Trung Quốc nhắm đến cho những động thái như thế này. Bắc Kinh đang ngày càng có những động thái khó lường".
Ngoại giao hai mặt
Theo các chuyên gia, Trung Quốc ngày càng có những hành động đơn phương chỉ bởi vì nước này tự cho mình cái quyền được làm như vậy. Hơn thế nữa, điều quan trọng nhất là Bắc Kinh tin chắc sẽ không ai có thể can thiệp vào những hành động đơn phương liên tục của họ. Giáo sư Adam Fforde (Đại học Victoria, Úc), nhận định: "Những hành động mang tính khiêu khích của Trung Quốc nhằm làm yếu đi sự đoàn kết hay liên minh chống lại tham vọng bá quyền của họ. Cụ thể là Bắc Kinh muốn hướng dư luận tin là sự đoàn kết sẽ vô ích vì Mỹ sẽ không thể ngăn chặn tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam hay hạ đặt một giàn khoan". Theo Giáo sư Fforde, cứ bằng những hành động gây hấn như vậy, ngày qua ngày, Trung Quốc sẽ tạo ra tình hình mới và đặt các bên liên quan vào "thế đã rồi". Giáo sư Dennis McCornac (ĐH Loyola Maryland, Mỹ) cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục những bước đi khiêu khích khác của mình, vì: "Đối với Bắc Kinh, lùi bước bây giờ là một sự hổ thẹn và do vậy họ không còn cách nào khác là tiếp tục vai trò của kẻ bắt nạt. Rõ ràng Trung Quốc đang làm những gì mình muốn, nhưng liệu họ có đạt được những gì muốn hay không? Nếu cái Trung Quốc muốn nhắm đến là vị thế của một nước lớn và có tầm ảnh hưởng, thì rõ ràng họ đã và đang thất bại". GS McCorac cũng cảnh báo Trung Quốc sẽ có những động thái khó lường trong trường hợp Việt Nam điều tàu ra khu vực giàn khoan Nam Hải số 9.
Bà Tôn Vân đúc kết: "Chính sách đối ngoại của Trung Quốc luôn có hai khía cạnh: "Đàm phán ngoại giao để cho dư luận thấy mình cũng muốn hòa khí và thân thiện; nhưng lại sử dụng các phương thức cưỡng bức ở thực địa để khẳng định cái gọi là chủ quyền. Với động thái đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông, đã đến lúc các nước trong khu vực và Mỹ phải quyết định có thể và sẽ phải làm gì, hay là chấp nhận nhìn Trung Quốc tiếp tục với những hành động đơn phương".
Bao nhiêu giàn khoan nữa ? Không dừng lại ở giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981), đầu tháng 6.2014, báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng thêm ít nhất 3 giàn khoan lớn khác nữa là Hải Dương-982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD). Một số cư dân mạng nước này còn cho rằng Trung Quốc ít nhất sẽ tung tới 4 giàn khoan ra khu vực tranh chấp với Việt Nam trên biển Đông và ngay sau khi giàn khoan thứ 2 là Nam Hải số 9 đã yên vị, giàn khoan thứ 3 sẽ được kéo ra.
Theo TNO
Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ! Theo TS Nguyễn Nhã, đây là thủ thuật rất thủ đoạn của Trung Quốc. Đặt giàn khoan Nam Hải số 9 ở cửa vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc có rất nhiều lợi thế về quân sự, kinh tế... Cục Hải sự Trung Quốc chiều 18/6 đã ra thông báo sẽ điều giàn khoan thứ hai tới biển Đông. Thông báo trên website này...