“Grower” và “Shower”: giải thích hai khái niệm về việc phân loại “cậu nhỏ”
Nhiều người dùng từ “ grower” và “ shower” để phân “cậu nhỏ” của hội con trai ra làm hai loại chính, nhưng điều này có đúng hay không?
Có một khái niệm về việc phân loại cậu nhỏ ở phương Tây đã du nhập vào Việt Nam dạo gần đây, trong đó có hai “thuật ngữ” có lẽ sẽ quen thuộc với một số người, đó là “grower” và “shower”.
Theo như quan niệm Grower và Shower, kích cỡ “cái ấy” của hội con trai được phân ra thành hai loại.
Tạm dịch, “grower” có nghĩa là “lớn lên” và “shower” có nghĩa là “thể hiện”. Hai từ này được dùng để phân “cậu nhỏ” của hội con trai ra làm hai loại. Loại thứ nhất, grower, là chỉ những dương vật có kích cỡ nhỏ khi trong trạng thái mềm, nhưng kích cỡ có thể tăng gấp đôi khi cương cứng. Ngược lại, loại thứ hai là shower, chỉ dương vật có kích cỡ lớn sẵn khi trong trạng thái mềm, và không tăng kích cỡ khi cương cứng.
Grower chỉ những ai có dương vật với kích cỡ nhỏ trong trạng thái mềm, nhưng lại to lên nhiều lần khi cương cứng, trong khi Shower là người đã to sẵn, và không thay đổi kích cỡ khi cương cứng.
Tuy nhiên, hai khái niệm này có đúng không? Liệu có hiện tượng dương vật to lên gấp nhiều lần khi cương cứng, hay gần như không lớn thêm chút nào? Trang Menshealth đã liên hệ với bác sĩ Seth Cohen – một chuyên gia nam khoa ở trung tâm Langone Health thuộc đại đại học New York để làm rõ điều này.
Theo lời bác sĩ Cohen: “ không có nền tảng khoa học đáng tin cho khái niệm grower và shower này“. Ông Cohen cũng cho hay rằng: “ một số người đàn ông có kích cỡ nhỏ hơn khi trong trạng thái mềm, và có kích cỡ tăng dần khi cương cứng. Nhưng đó là chuyện hiển nhiên. Dương vật trong trạng thái cương cứng sẽ luôn luôn to lớn hơn dương vật ở trạng thái mềm.”
Vậy nên tất cả đều phụ thuộc vào gen di truyền, cho dù có kích cỡ to hay nhỏ khi trong trạng thái mềm thì nó vẫn sẽ luôn to lớn hơn dù ít hay nhiều. Đây là kiến thức chung rất hiển nhiên, bác sĩ Cohen nhấn mạnh. Khi nam giới cương cứng, dương vật sẽ tăng kích cỡ. Bạn có thể tăng lên gấp đôi hay tăng lên chỉ một chút, nhưng không có chuyện “nếu bạn to sẵn khi mềm thì sẽ giữ nguyên kích cỡ ấy khi cương cứng”.
Video đang HOT
“Cậu bé” sẽ luôn luôn to hơn khi cương cứng, bất kể kích cỡ.
Bên cạnh đó, cũng có một số điều kiện y khoa hoặc chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến độ co dãn của dương vật, mang lại hiệu ứng tương tự như khái niệm “shower”. Ví dụ như bệnh liệt dương (erectile dysfunction), có thể làm giảm độ cứng của bạn, khiến dương vật cương cứng trông không khác gì lúc mềm.
Ngoài ra, điều này cũng phụ thuộc phần nhiều vào tính co dãn của các mô dương vật. Một số bạn nam sở hữu mô có tính co dãn hơn nên khi cương cứng, dương vật sẽ có xu hướng tăng kích cỡ nhiều hơn. Phần lớn khả năng này cũng dựa vào lượng collagen trong da của phái nam.
Mặt khác, việc béo phì cũng có thể gây nên hiệu ứng “grower”. Đây là do khi bạn có nhiều mỡ ở phần bụng dưới, nó sẽ khiến dương vật trông nhỏ hơn khi mềm và thậm chí là “giấu” đi một phần dương vật và chỉ có thể thấy được độ dài thực sự khi dương vật hoàn toàn cương cứng. Vậy nên đây cũng là lý do bạn nên bắt đầu tập thể thao và ăn kiêng vì nó sẽ khiến “cậu nhỏ” trông to lớn và khoẻ mạnh hơn.
Tóm lại:
Có một số điều kiện y khoa có thể dẫn đến hiện tượng grower và shower, nhưng trong thực tế thì hai khái niệm này hầu hết chỉ là điều truyền miệng và không có bằng chứng khoa học. Các “cậu bé” của phái nam sẽ luôn luôn nhỏ hơn trong trạng thái mềm và lớn hơn trong trạng thái cương cứng ở điều kiện bình thường, cho dù kích cỡ của họ có là bao nhiêu đi nữa.
Source (Nguồn): Men’s Health
Người đàn ông có "cậu nhỏ" chỉ 1cm, kết hôn 8 năm không có con, đi khám mới ngỡ ngàng
Một phụ nữ 40 tuổi đã kết hôn được 8 năm nhưng không có con nên đã đi điều trị vô sinh. Tuy nhiên kết quả lại khiến người phụ nữ không thể tin nổi về người chồng.
Bác sĩ điều trị vô sinh Cai Fengbo đã gặp một cặp vợ chồng khoảng 40 tuổi. Người vợ đến để kiểm tra xem tại sao cả hai đã kết hôn 8 năm nhưng không có con. Khi người vợ kiểm tra chức năng buồng trứng, ống dẫn trứng, kết quả cho thấy cô hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên phía người chồng lại cho kết quả khiến người vợ vô cùng bất ngờ. Mặc dù người chồng có vẻ ngoài của nam giới, các đặc điểm của nam giới rất không rõ ràng. Không có thanh quản và râu, kích thước của cơ quan sinh sản không giống như nam giới bình thường, dương vật ngắn như ngón chân cái, chỉ khoảng 1cm, tinh hoàn cũng nhỏ như hạt đậu, nhưng ngực lại có D cup, thậm chí lông mu là hình tam giác ngược của người phụ nữ.
Người vợ đau khổ khi biết chồng không phải đàn ông thực thụ. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ chẩn đoán người chồng của nữ bệnh nhân thực ra là con gái và mắc hội chứng nam XX. Khi nghe kết quả, người phụ nữ gần như ngã khuỵu và nín lặng mất một lúc lâu.
"Nhóm hội chứng nam XX rất hiếm!" Bác sĩ Cai Fengbo chỉ ra rằng tỷ lệ mắc hội chứng nam XX là khoảng 20.000 đến 40.000. Trong 20 năm kể từ khi làm việc trong ngành y, bác sĩ Cai Fengbo mới gặp 3 trường hợp tương tự như vậy.
Hội chứng nam XX là gì?
Bệnh nhân mắc hội chứng này là nam nhưng có bộ nhiễm sắc thể của nữ giới là 46,XX, có chuyển dịch một đoạn của nhiễm sắc thể Y vào nhiễm sắc thể X (nên vẫn có tinh hoàn). Biểu hiện thường thấy của bệnh nhân này giống với hội chứng Klinefelter, tức người bệnh, không có cơ quan sinh dục nữ, xu hướng giới tính thường hướng về người nam, có tinh hoàn nhỏ, ngực to, không có tinh trùng, bệnh nhân không thể có con.
Đa phần các trường hợp này do sự chuyển đoạn của nhiễm sắc thể Y sang nhiễm sắc thể X, xảy ra sau sự tái tổ hợp nhánh ngắn của X và nhiễm sắc thể Y trong quá trình giảm phân ở cha (có gen SRY). Các trường hợp này thường chậm phát triển chiều cao, phát triển tâm thần bình thường và kèm dị tật bẩm sinh hệ niệu như lỗ tiểu đóng thấp, tinh hoàn ẩn.
Các bác sĩ khuyến cáo, tất cả trường hợp bất thường cơ quan sinh dục nên đi thăm khám sớm để được can thiệp và có hướng cải thiện kịp thời.
Bệnh nhân mắc hội chứng nam XX là nam nhưng có bộ nhiễm sắc thể của nữ giới là 46,XX. (Ảnh minh họa)
Tại sao đàn ông lại biến thành phụ nữ
Ngoài hội chứng nam XX, còn có nhiều tình trạng nam giới biến thành phụ nữ do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính xảy ra khi số lượng hay hình dạng nhiễm sắc thể X hoặc Y bị bất thường. Sự bất thường dẫn đến một số hội chứng như Klinefelter, loạn sản hỗn hợp tuyến sinh dục và lưỡng tính thật.
Hội chứng Klinefelter
Đây là rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thường gặp nhất, với tỷ lệ 1/500 người của phái nam. Người mắc hội chứng này sở hữu bộ nhiễm sắc thể giới tính là XXY, tức là thừa một nhiễm sắc thể X. Người bị bệnh sẽ bị vô sinh hoặc giảm ham muốn tình dục, một số người còn bị rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút, bệnh nhân còn có khuynh hướng nữ hóa.
Loạn sản hỗn hợp tuyến sinh dục
Rối loạn dạng này khiến người bệnh có hình thái nam hoặc nữ, có tinh hoàn một bên và có cả tuyến sinh dục nữ. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất cho tình trạng mơ hồ giới tính sau khi sinh và chủ yếu xảy ra ở nữ giới (khoảng 2/3 trường hợp bệnh nhân). Trong đa số trường hợp, tinh hoàn nằm trong ổ bụng, người bệnh có cả tử cung, âm đạo, tai vòi. Các dị dạng khác thường thấy là bệnh nhân có lồng ngực to, cổ bạnh, chân vòng kiềng chữ X. Khoảng 25% mắc bướu tuyến sinh dục.
Lưỡng giới thật
Đây là tình trạng bệnh nhân có cả tinh hoàn và buồng trứng hoặc tuyến sinh dục chứa cả hai tính chất nam nữ. Các thống kê cho thấy có khoảng 3/4 bệnh nhân có nam hóa đầy đủ, tức lớn lên thành con trai, đa số bệnh nhân trong trường hợp này có lỗ tiểu thấp, 50% có bìu không hoàn toàn. Một số bệnh nhân có hình thái nữ thì có âm vật phì đại, tử cung teo, 75% trường hợp có vú phát triển bình thường và 50% trường hợp không có kinh nguyệt.
Theo Khám phá
Sơ qua vài nét về "cái ngàn vàng" của phụ nữ Màng trinh là một màng mỏng nằm trong âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng 2 cm. Màng trinh là màng che cửa âm đạo. Nhiều loài động vật cũng có màng trinh, bao gồm (nhưng không giới hạn) lạc đà không bướu, chuột lang, vượn, lợn biển, chuột chũi, toothed whales, tinh tinh, voi, chuột, vượn cáo và hải cẩu. Một số...