Gripen NG/EF đủ sức đối đầu mọi siêu chiến đầu cơ Nga?
Theo nhà sản xuất, chiến đấu cơ Gripen thế hệ mới đủ sức đối đầu với mọi siêu chiến đấu cơ hiện nay được Nga phát triển.
Tập đoàn sản xuất vũ khí Saab Thụy Điển sắp cho ra mắt dòng máy bay chiến đấu Gripen thế hệ mới. Theo Saab, đây là một mốc quan trọng trong cách mạng phát triển máy bay chiến đấu thông minh.
Gripen là một dòng chiến đấu cơ độc đáo, nó cân bằng hoàn hảo giải pháp công nghệ, hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí.
Gripen được thiết kế để thích ứng với những mối đe dọa và yêu cầu chiến đấu liên tục biến đổi mà lực lượng không quân hiện đại phải đối mặt.
Video đang HOT
Được xây dựng dựa trên pháo đài bay Gripen C/D, Gripen Thế hệ mới (NG/EF) sẽ kế thừa “truyền thống chiến đấu anh dũng” và tiếp tục sẽ là một trong những máy bay chiến đấu đa năng hiện đại nhất thế giới.
Gripen Thế hệ mới là máy bay chiến đấu hoàn hảo của NATO nhờ khả năng nổi bật được thiết kế để phù hợp với môi trường chiến đấu tập trung (NCW). Nó sẽ thích hợp với yêu cầu chiến đấu của lực lượng không quân thế kỷ 21.
Máy bay được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, đặc biệt tên lửa không đối không METEOR, AMRAAM, IRIS-T, AIM-9 và một số loại tên lửa siêu thanh đang được phát triển.
Gripen có thể nhanh chóng nhận ra tình huống nguy hiểm thông radar AESA, hệ thống cảm biến thụ động IRST, HMD, hệ thống điện tử, xử lý dữ liệu nhanh chóng và buồng lái hiện đại.
Hệ thống cảm biến kết hợp với màn hình hiển thị gắn trên mũ phi công có thể nhìn đêm (HMD/NVG) cho phép phát hiện và tiêu diệt nhiều mục tiêu, thậm chí vào ban đêm hoặc điều kiện thời tiết xấu, như mưa hoặc sương mù.
Buồng lái của Gripen rất rộng rãi, có 1 màn hình đa chức (MFD) và 1 màn hình hiển thị treo trên phía đầu phi công (HUD) gắn kính quang học có góc nhìn rộng chống nhiễu xạ, hệ thống cho phép đảm bảo hoạt động chiến đấu hiệu quả.
Theo_Báo Đất Việt
Sau xuống nước, Mỹ lại lớn giọng cảnh báo Nga
Chỉ một ngày sau khi Mỹ vừa xuống nước kêu gọi bình thường hoá quan hệ với Nga ở biển Balitic, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày hôm qua (3/5) đã thẳng thừng tung cảnh báo sắc lạnh nhằm vào Moscow.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã lên tiếng cảnh báo rằng, NATO sẽ bảo vệ các đồng minh của mình trước "sự gây hấn, xâm lược" của Nga khi ông này chủ trì buổi lễ chuyển giao quyền chỉ huy lực lượng tại Châu Âu của liên minh cho một vị tướng mới. Theo lời ông Carter, NATO sẽ "để ngỏ khả năng hợp tác với Nga" trong các thách thức an ninh toàn cầu nếu Moscow từ bỏ chính sách "doạ dẫm".
"Tuy nhiên, mọi việc phụ thuộc vào quyết định của điện Kremlin. Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc chiến tranh lạnh chứ đừng nói là nóng với Nga. Chúng tôi không có ý định biến Nga thành kẻ thù. Nhưng đừng mắc sai lầm. Chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh của mình, bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và tương lai tích cực mà chúng ta có thể có", Bộ trưởng Carter nhấn mạnh.
Ông Carter cho rằng, Moscow đang hành xử thụt lùi kiểu thời chiến tranh, khiến quân đội Mỹ phải tăng cường sự hiện diện quân sự ở sườn phía đông của NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn chỉ trích kịch liệt những cảnh báo của Nga liên quan đến vũ khí hạt nhân, miêu tả đó là phát biểu "gây hỗn loạn nhất". "Việc Moscow doạ dẫm dùng vũ khí hạt nhân đang đặt ra những câu hỏi đáng lo ngại về cam kết của giới lãnh đạo Nga với sự ổn định chiến lược, sự tôn trọng của họ với các quy định, tiêu chuẩn về việc không sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như việc liệu giới lãnh đạo Nga có giữ được sự thận trọng tối đa mà lãnh đạo các nước có vũ khí hạt nhân thể hiện liên quan đến vấn đề sử dụng loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt này hay không", ông Carter nhấn mạnh.
Những phát biểu trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra khi ông có mặt tại thành phố phía tây Stuttgart của nước Đức. Ông Carter có mặt tại đây để tham dự lễ chuyển giao quyền chỉ huy lực lượng NATO ở Châu Âu cho Tướng Curtis Scaparrotti. Ông Scaparrotti từng lãnh đạo lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc.
Tướng Scaparrotti sẽ thay thế cho Tướng Philip Breedlove. Trên cương vị mới, ông Scaparrotti sẽ phải xử lý mối quan hệ căng thẳng giữa liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương với Nga. Ông Breedlove - một vị tướng không quân của Mỹ, đã giữ chức Chỉ huy tối cao của Liên quân tại Châu Âu kể từ hồi tháng Năm năm 2013. Vị trí này luôn được nắm giữ bởi một người Mỹ.
Những phát biểu của Bộ trưởng Carter phản ánh cuộc đối đầu gay gắt giữa Nga và Mỹ trên nhiều mặt trận, trong đó có cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ở Syria và vấn đề tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ và NATO ở ngay sát sườn của Nga.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ "lao dốc không phanh", đẩy mối quan hệ này xuống thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ và các đồng minh phương Tây ra sức đổ lỗi, chỉ trích Moscow về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Mỹ tìm mọi cách dồn ép, gây áp lực với Nga. Mỹ cũng gây sức ép để các nước đồng minh Châu Âu quay sang chống Nga. Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới. Phương Tây cũng tìm cách thổi phồng mối đe dọa từ Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga cảm thấy bất an. Dựa vào đó, Mỹ cùng NATO ra sức tăng cường sự hiện diện quân sự quanh Nga để tạo thế uy hiếp Moscow.
Ở Syria, Nga và Mỹ cũng bất đồng với nhau về nhiều vấn đề. Cuộc đối đầu giữa Nga và Mỹ khiến cho các cuộc khủng hoảng Ukraine và Syria tiếp tục xấu đi.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga nói thẳng: Muốn khôi phục quan hệ với Mỹ "Rõ ràng việc đối đầu chỉ có tác động tiêu cực đến nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu" - Ngoại trưởng Nga cho hay. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Mông Cổ. Thông tấn Tass của Nga ngày 14/4 dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng nước này - ông Sergey Lavrov nhấn mạnh thẳng thắn rằng Moscow muốn khôi phục...