Green City: Chơi game để học và gìn giữ thành phố xanh
Chiều ngày 12 tháng 9 năm 2011 vừa qua, Đoàn trường đại học Hà Nội và Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Hà Nội đã tưng bừng tổ chức Lễ ra mắt trò chơi trực tuyến – phần mềm giáo dục “ Thành Phố Xanh” tại nhà C, trường đại học Hà Nôi.
Đến tham dự buổi ra mắt game và tổng kế dự án có Ths. Tăng Bá Hoàng, phó bí thư Đoàn trường, Ths. Trịnh Bảo Ngọc, phó chủ nhiệm khoa CNTT cùng các thầy cô giáo và đông đảo các bạn học sinh, sinh viên đang học và nghiên cứu tại khoa CNTT cũng đã đến tham dự.
Sản phẩm Green City là một phần mềm giáo dục, tuy nhiên được lồng ghép hết sức khéo léo dưới hình thức game online nhằm tạo tính hấp dẫn và lôi cuốn đông người tham gia. Trò chơi cung cấp cho người chơi những kiến thức, hiểu biết về môi trường, đồng thời tạo cho người chơi những thói quen, hành động bảo vệ môi trường một cách rất tự nhiên, từ những hành động cá nhân đến những hoạt động mang tính cộng đồng, từ đó hình thành lối sống lành mạnh và ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống thực.
Hình ảnh nhiệm vụ nhặt rác trong Green City
Thông qua game Green City, các bạn sinh viên yêu công nghệ đã có cơ hội được tìm hiểu về các chức năng hấp dẫn trong trò chơi, đồng thời giao lưu trực tiếp với những thành viên nhóm phát triển game. Ngoài ra, các bạn còn có thể trải nghiệm trực tiếp trò chơi ngay tại lễ ra mắt, dưới sự hướng dẫn tận tình của các kỹ thuật viên đến từ khoa Công nghệ thông tin. Hầu hết các bạn sinh viên tham gia chơi thử game Green City đều bày tỏ sự thích thú với ý tưởng game hết sức độc đáo, sáng tạo này, nhiều bạn sau khi chơi đã phát biểu cảm nhận “Đây là lần đầu tiên mình cảm thấy công việc nhặt rác, phân loại rác lại thú vị đến thế” hay “Trò chơi này rất dễ chơi và mình nghĩ có thể rủ cả anh chi em trong nhà chơi cùng”.
Video đang HOT
Nhiệm vụ trồng cây trong Green City
Người chơi có thể bắt đầu trải nghiệm Green City phiên bản 1.0 ngay từ hôm nay tại địa chỉ:http://gc.climatechange.com.vn hoặc truy cập website http://climatechange.com.vn và chọn logo Green City tại trang chủ. Game được cung cấp hoàn toàn MIỄN PHÍ, nhóm phát triển trò chơi cũng rất sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ người chơi, cũng như giành tặng phần quà hấp dẫn cho người chơi đạt thành tích cao.
Hiện tại, Green City đã ra mắt thành công phiên bản đầu tiên, và sẽ được tiếp tục phát triển nội dung cũng như hoàn thiện kỹ thuật để trò chơi ngày càng trở nên hấp dẫn, phổ biến hơn trong giới chơi game tại Việt Nam.
Green City là một trong các sản phẩm chính nằm trong dự án “Ứng dụng CNTT nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên về phòng chống biến đổi khí hậu”, là dự án đã giành được giải thưởng Ngày sáng tạo Việt nam năm 2010-2011 do Ths. Trần Hữu Tâm làm chủ nhiệm, được tài trợ 100% kinh phí từ Ngân hàng Thế Giới (World Bank).
Một số hình ảnh khác về Lễ ra mắt trò chơi Green City:
Sinh viên quan tâm đến dự Lễ ra mắt game Green City ngồi chật kín cả phòng lớn
Mọi người tập trung rất đông tại khu vực chơi game dưới sự hướng dẫn của Kỹ thuật viên
Không khí sôi nổi, hào hứng trong phần chơi thử Green City thu hút cả người nước ngoài
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhà chức trách đang "đau đầu" việc quản lý game trên ĐTDĐ
Theo Sở TT&TT TP.HCM, các công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến trên ĐTDĐ phải có giấy phép của Bộ TT&TT, Cục quản lý Phát thanh Truyền hình đó là vấn đề này thuộc sự quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Ý kiến trái chiều
Theo quan điểm của Sở TT&TT TP.HCM, trên thị trường đã xuất hiện nhiều trò chơi trực tuyến trên mạng điện thoại di động. Theo quy định của pháp luật, việc cung cấp trò chơi trên các thiết bị đầu cuối (điện thoại di động, máy tính bảng, ti vi) kết nối mạng Internet, có sự tương tác giữa những người chơi với hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và giữa người chơi với nhau là hoạt động cung cấp trò chơi trực tuyến. Điều này có nghĩa, những doanh nghiệp đang cung cấp game trên điện thoại di động, giúp người chơi kết nối với nhau trong trò chơi thông qua GPRS hay 3G thì game cung cấp này được xếp vào dạng trò chơi trực tuyến trên điện thoại di động.
Thực hiện theo quan điểm này, trong thời gian qua Sở TT&TT TP.HCM đã đề nghị UBND tiến hành xử phạt công ty Giải Pháp Số cung cấp 5 trò chơi và công ty Biển Xanh cung cấp 5 trò chơi khác trên mạng điện thoại di động. Đồng thời Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM cũng đã chuyển Thanh tra Bộ TT&TT xử phạt 8 doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội về hành vi cung cấp trò chơi trực tuyến không phép (trong đó có cung cấp game trên điện thoại di động - PV).
Tuy nhiên, trả lời báo BĐVN, đại diện Cục quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) lại cho biết, về cơ bản game được chia làm 2 loại là Trò chơi trực tuyến (game online) và Trò chơi điện tử (game offline), trong đó game online thuộc sự quản lý của Bộ TT&TT, còn game offline thuộc sự quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Doanh nghiệp khi phát hành một trong 2 thể loại game trên đều phải xin giấy phép của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc tại các Sở thuộc các Bộ quản lý được giao nhiệm vụ cấp phép. Về các game trên điện thoại di động hiện nay, phía Cục cũng đã có công văn trao đổi với Vụ Viễn thông và nhận được trả lời là nó không thuộc sự điều chỉnh của Thông tư liên tịch số 60 về quản lý trò chơi trực tuyến. Điều này có nghĩa game trên điện thoại di động được xếp vào dạng trò chơi điện tử và thuộc trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Cần sự phân định rạch ròi
Việc Sở TT&TT TP.HCM và Cục quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đưa ra 2 ý kiến trái chiều nhau về cách quản lý game trên điện thoại di động, khiến cho các công ty đang làm game này rơi vào thế khó. Khi mà game trên di động đang "nở rộ", việc phân định rạch ròi việc quản lý game trên điện thoại di động là một vấn đề cần được quan tâm ở thời điểm hiện nay.
Thực tế câu chuyện tranh cãi ở đây là trò chơi trực tuyến hay trò chơi điện tử? Việc phân định vấn đề này rất đơn giản. Cũng giống như game trên máy tính, game trên di động hiện nay cũng có thể phân thành 2 loại, trực tuyến và không trực tuyến. Nếu trò chơi bắt buộc người chơi phải kết nối vào GPRS và 3G mới tham gia chơi được có thể xếp vào thể loại trực tuyến. Còn những trò chơi đơn thuần người dùng chỉ tải về máy điện thoại rồi chơi mà không cần phải kết nối, được xếp vào trò chơi điện tử.
Về vấn đề này, đại diện Cục quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ có một nghị định mới ra đời thay thế cho Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/08/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet (Nghị định 97 đã cũ do được đưa ra theo pháp lệnh viễn thông, bây giờ đã là luật viễn thông). Khi đó, game trên di động và chơi game trên mạng lan ảo sẽ được đưa vào để điều chỉnh, việc quản lý sẽ rạch ròi hơn.
Kèm theo đó, vị đại diện Cục quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho biết thêm:
Như vậy, tương tự với việc quản lý game trên máy tính, game trên di động cũng được chia thành 2 loại, trò chơi điện tử và trò chơi trực tuyến. Có điều, so với game trên máy tính, game trên di động đang khó xác định một cách cụ thể bởi nó có nhiều thể loại khác nhau, khiến cho việc quản lý đang gặp khó khăn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Fan art Ragnarok Online đậm chất anime MMORPG nổi tiếng xứ Hàn hiện vẫn là đề tài bất tận cho các họa sỹ không chuyên. Ragnarok tuy đã gần 9 năm tuổi nhưng sức sống của nó vẫn hết sức mãnh liệt trong làng GO quốc tế, MMORPG của Gravity luôn được mệnh danh như một tượng đài của ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến. Chẳng thế mà các...