[Graphic] Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế
Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vài giây đến một vài phút, nhưng nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách 80 – 90% bệnh nhân sốc phản vệ sẽ được cứu sống.
Ảnh minh họa
Để nâng cao năng lực về xử trí sốc phản vệ, giúp hạn chế tai biến, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Thông tư nói rõ, Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ.
Theo đó, Thông tư này hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, và được áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Dưới đây là graphic về hộp thuốc cấp cứu phản về và trang thiết bị y tế, ban hành kèm thông tư số 51/2017 TT-BYT:
Video đang HOT
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế. (Ảnh: Họa sĩ Tuấn Thắng).
Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng 1 vài phút.
Thông tư quy định rõ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải đảm bảo các nguyên tắc dự phòng phản vệ: Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác.
Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh. Trường hợp không có thuốc thay thế phù hợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩn chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ để thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.
Xét nghiệm COVID-19 khẩn cấp để mổ cấp cứu người đàn ông tự dùng kéo đâm xuyên cổ
Người đàn ông 36 tuổi tự dùng kéo đâm xuyên cổ gây thủng khí quản nhập viện cấp cứu trong tình trạng nói nhảm.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy dị vật.
Ngày 24/2, Đại tá Cù Xuân Thanh, Chủ nhiệm khoa phẫu thuật lồng ngực - tim mạch, Bệnh viện Quân Y 175 cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật cứu sống người đàn ông 36 tuổi tự dùng kéo đâm vào ngực.
Theo đó, khoảng 16h chiều hôm trước, người này dùng kéo tự đâm vào mặt trước khí quản. Bệnh nhân được người thân đưa vào nhập viện trong tình trạng tỉnh, khó thở nhẹ, không ra máu.
Bệnh nhân tự dùng kéo đâm vào cổ..
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành chụp CT, X-quang và xác định bệnh nhân bị thủng khí quản 1/3 trên. Ghi nhận bệnh nhân có một vết thương dài 1,5cm ở vị trí cổ do cây kéo đâm theo hướng từ trên xuống dưới, không thấy ra máu ở vết thương.
Qua các xét nghiệm và hội chẩn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật lấy dị vật ra ngoài. Bệnh nhân được phẫu thuật dẫn lưu phổi phải, mở xương ức trên, lấy dị vật thám sát vết thương, xử lý tổn thương mạch máu. Ca phẫu thuật thành công sau hơn một giờ, bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức tích cực để tiếp tục theo dõi.
Cây kéo được lấy ra ngoài.
Do ca phẫu thuật diễn ra trong khi tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên ê-kíp mổ cũng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch để chống nhiễm trùng, chống lây chéo. Dù là bệnh nhân cấp cứu nhưng trước khi mổ bệnh nhân cũng được xét nghiệm COVID-19.
Bác sĩ Thanh khuyến cáo, khi gặp các vết thương bị dị vật nhọn như dao, kéo đâm vào, tuyệt đối không được rút ra vì nguy cơ xuất huyết và gây tổn thương nặng nề hơn, có thể băng ép vết thương để cầm máu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí vết thương.
Hy hữu: Sản phụ mang song thai đẻ rơi 1 bé tại nhà, bé còn lại chào đời ở bệnh viện Phát hiện vợ mang song thai đã bất ngờ đẻ 1 bé ở nhà, người chồng trong cơn hoảng loạn vẫn kịp trấn tĩnh gọi xe cấp cứu đưa vợ đến bệnh viện sinh bé còn lại an toàn. Chiều 22/2, đại diện Bệnh viện Xuyên Á (TP.HCM) cho biết, nơi đây vừa cấp cứu một trường hợp sản phụ mang song thai...