Gọt vỏ khoai lang trước khi hấp liệu có nên? Đây là những sai lầm phổ biến khiến khoai khi hấp kém thơm ngọt
Khoai lang hấp là món ăn được nhiều người yêu thích nhưng làm sao để khoai mềm, thơm, ngon chuẩn vị thì không phải ai cũng biết.
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, khoai lang còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như chiên, luộc, hấp… Trong đó, hấp khoai là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn.
Tuy hấp khoai là một việc rất đơn giản nhưng nếu không biết một số mẹo nhỏ thì khoai hấp xong cũng không được ngon chuẩn vị.
Vì vậy, muốn hấp khoai lang thơm ngon, bạn cần nắm vững những mẹo dưới đây.
Chọn được khoai ngon
Để có những củ khoai hấp được thơm, mềm, điều đầu tiên bạn cần phải làm là chọn được khoai ngon. Đó là những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, bóp nhẹ thấy không quá cứng. Nên chọn củ có lớp phấn hay đất bám vào. Những củ khoai này khi luộc sẽ rất ngọt và bở, ăn ngon ưng ý. Không nên chọn củ quá nhỏ, dài, có eo hay hõm vì sẽ có nhiều xơ.
Không gọt vỏ khoai lang
Nhiều người cho rằng khoai lang bẩn nên gọt bỏ vỏ thì đây có lẽ là sai lầm lớn bởi làm vậy khoai lang hấp sẽ mềm nhũn và không ngọt.
Bạn cần chọn những củ khoai lang vừa phải, và tốt nhất nên chọn những củ khoai có kích thước bằng nhau nhằm đảm bảo trong quá trình hấp chúng sẽ cùng chín. Sau đó, rửa sạch khoai lang.
Video đang HOT
Tuyệt đối không gọt bỏ vỏ bởi vỏ khoai có tác dụng bảo vệ phần bên trong của khoai. Hấp khoai để cả vỏ vừa khiến khoai ngọt lại làm khoai không bị mất chất dinh dưỡng.
Cắt bỏ đầu và đuôi của củ khoai
Khoai lang sau khi được rửa sạch thì không nên cho vào trong nồi hấp luôn mà bạn cần tiến hành cắt bỏ phần đầu và phần đuôi (chừng 1 cm). Điều này sẽ khiến khoai lang nóng nhanh, khi hấp chín sẽ ngon hơn và dễ hấp hơn. Tuyệt đối không nên cắt khoai lang thành khúc bởi làm vậy sẽ khiến khoai bị mất độ ẩm, ăn sẽ có vị khô, bên cạnh đó phần dinh dưỡng sẽ bị tan ra trực tiếp cùng với hơi nước và mùi vị của khoai sẽ kém hấp dẫn.
Hấp khoai với nước sôi
Khi hấp khoai lang, bạn không nên hấp bằng nước lạnh. Tốt nhất bạn nên đợi nước sôi rồi mới cho khoai vào. Làm vậy sẽ khiến dinh dưỡng cũng như mùi vị của khoai lang không bị ảnh hưởng trực tiếp.
Hấp khoai với nước sôi sẽ giúp khoai có vị ngọt đặc biệt và thời gian hấp tương đối ngắn. Còn nếu hấp khoai với nước lạnh sẽ khiến thời gian hấp lâu hơn và khoai không ngon.
Chủ động trong thời gian hấp
Khi hấp khoai lang, không nên một lúc lại mở nắp ra xem khoai đã chín chưa, làm vậy sẽ khiến mùi vị của khoai bị ảnh hưởng.
Trên thực tế đối với khoai lang, nếu bạn muốn khoai dẻo thì nên hấp lâu hơn một chút, thường sẽ mất khoảng 30 phút sẽ xong.
Ăn cà chua suốt với những thứ này chúng ta không hề biết cực nguy hiểm
Thật bất ngờ, một trong những thực phẩm kỵ cà chua lại là món chúng ta hay nấu nhất.
Cà chua là một trong những loại rau quả phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Cà chua ngoài làm sinh tố, làm sốt thì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như làm salad, nấu canh, luộc, sốt với một số thực phẩm. Sự có mặt của cà chua khiến những món ăn này thêm ngon và hấp dẫn. Ngon và bổ dưỡng là thế nhưng không phải thực phẩm nào cà chua cũng có thể kết hợp để nấu cùng. Nhiều người vô tình nấu những món ăn quen thuộc với cà chua mà không biết đây là thói quen sai lầm.
1. Cà chua kỵ một số loại cá
Đây là điều thật sự bất ngờ vì chúng ta thường xuyên cho cà chua vào một số món cá quen thuộc như cá sốt cà chua, canh chua cá, cá kho cà chua. Tuy nhiên có một số loại cá như cá chép, cá trình, cá chích, cá khô... không nên ăn với cà chua.
Điều này do trong cà chua chứa nhiều vitamin C, còn trong những loại cá này có nhiều đồng. Đồng và vitamin C sẽ tạo ra các hiệu ứng hóa học, từ đó ức chế sự hấp thụ đồng trong cơ thể. Giảm hàm lượng protein của con người.
Kết hợp nấu cà chua với những loại cá này, chất dinh dưỡng của cá bạn ăn sẽ không được cơ thể hấp thụ. Hơn nữa, nếu ăn nhiều cà chua và cá, nó sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và hệ tiêu hóa của con người và gây ra cảm giác buồn nôn và các triệu chứng bất lợi khác.
Như vậy, dù có thèm đến mấy, thì chị em cũng nên tránh ăn cà chua hay chế biến cà chua với những loại cá này nhé để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
2. Cà chua kỵ dưa chuột
Lại một bất ngờ nữa cho những gì chúng ta đã biết trước đó về cà chua bởi thực sự trong nhiều món salad, cà chua và dưa chuột luôn được coi là cặp đôi ăn ý. Salad dưa chuột mà không có cà chua thật nhàm chán, thiếu màu sắc bắt mắt.
Thế nhưng, cà chua lại rất kỵ dưa chuột. Nguyên nhân bởi trong dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi cà chua lại là loại quả giàu vitamin C. Như vậy, nếu kết hợp 2 loại quả này với nhau, vitamin C bị enzyme catabolic trong dưa chuột phá hủy, cơ thể chúng ta sẽ không hấp thụ được dinh dưỡng từ cà chua.
3. Cà chua kỵ khoai lang
Thông thường cà chua và khoai lang ít kết hợp với nhau trong một món ăn tuy nhiên trong cùng bữa ăn thì có thể xuất hiện hai món này. Tuy nhiên, cà chua cũng kỵ khoai lang. Nếu chúng ta vô tình ăn khoai lang cùng cà chua trong một bữa cơm, hoặc ngay sau bữa ăn, chúng sẽ biến thành những chất gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy ảnh hưởng tới sức khỏe.
4. Cà chua kỵ cà rốt
Có nhiều người thích nấu chung cà chua với cà rốt trong một số món canh hoặc món hầm như bò hầm cà ri... Thế nhưng, cà chua và cà rốt cũng không "ưa" gì nhau. Khi kết hợp cà rốt với cà chua sẽ khiến cho thành phần enzym trong cà rốt phân giải vitamin C có trong cà chua. Đồng thời, khi dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau, khiến món ăn kém dinh dưỡng và mất chất.
5. Cà chua kỵ khoai tây
Chắc nhiều người sẽ tá hỏa vì bản thân thường nấu canh khoai tây cho cà chua, hoặc xào khoai tây với cà chua, một số món hầm cũng cho chung 2 loại củ quả này. Tuy nhiên, cũng giống khoai lang, khoai tây không thích hợp để nấu chung với cà chua. Nấu chung chúng sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá.
6. Cà chua kỵ gan lợn
Không nên ăn chung hai loại cà chua và gan lợn với nhau trong một bữa ăn vì cà chua vốn giàu vitamin C, còn gan lợn lại chứa nhiều đồng và sắt. Khi ăn chung, các chất này của gan lợn có thể làm oxy hóa vitamin C của cà chua, làm mất đi lợi ích của loại quả này.
Những món ngon ở Ninh Bình đừng nên bỏ lỡ Không chỉ nổi tiếng với cơm cháy, thịt dê mà đất cố đô còn sở hữu nhiều món ngon dân dã, ít người biết tới. Dưới đây là danh sách những món ngon ở Ninh Bình bạn đừng nên bỏ lỡ. 1. Cơm cháy Cơm cháy Ninh Bình là một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng nhất của Ninh Bình. Địa...