Gọt bỏ vỏ khoai tây rồi thả vào chai nhựa: Công dụng cực tốt, ai cũng cần dùng
Khoai tây và chai nước rỗng là những thứ bỏ đi nhưng lại có thể mang lại những lợi ích không ngờ, ai cũng phải công nhận.
Chuẩn bị thực hiện:
- Vỏ của củ khoai tây
- Một chai rỗng
- Giấm
Gọt lấy vỏ khoai tây có nhiều công dụng hữu ích
Hướng dẫn thực hiện
- Làm sạch vỏ khoai tây đã gọt và đặt vào trong chai rỗng.
- Đổ nước sạch vào chai với tỷ lệ: 1 phần vỏ khoai tây và 10 phần nước. Nhớ chỉ đổ nước chiếm khoảng 80% dung tích của chai, không nên đổ đầy.
- Để hỗn hợp ngâm trong 2-3 ngày, sau đó thêm vài giọt giấm vào và tiếp tục ngâm.
- Khi đã ngâm đủ 2 tháng, lọc lấy dung dịch và pha loãng. Sử dụng nước này để tưới cây khoảng mỗi nửa tháng một lần. Nước ngâm từ vỏ khoai tây sẽ giúp kích thích sự phát triển của rễ, đồng thời làm cho cây phát triển nhiều cành và hoa hơn.
Video đang HOT
Nước ngâm từ vỏ khoai tây giúp cây phát triển xanh tốt
Một số công dụng khác của vỏ khoai tây
Tác dụng của vỏ khoai tây trong việc tẩy cặn ấm điện
Vỏ khoai tây có khả năng loại bỏ cặn tích tụ trong ấm điện, điều này không chỉ giúp duy trì độ sạch sẽ của ấm mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Vỏ khoai tây giàu tinh bột, khi được đun nóng có thể biến thành chất keo giúp tách cặn bẩn ra khỏi bề mặt ấm. Dưới đây là các bước đơn giản để sử dụng vỏ khoai tây làm sạch ấm điện:
- Đặt vỏ khoai tây vào trong ấm và đun sôi.
- Khi nước đã sôi, giữ nguyên trong 3-5 phút, sau đó loại bỏ nước cùng vỏ khoai tây.
- Rửa ấm bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn. Để đảm bảo ấm luôn sạch, nên áp dụng phương pháp này từ 1 đến 2 lần hàng tuần.
Cách làm sáng vòi và bề mặt inox bằng vỏ khoai tây
Sử dụng vỏ khoai tây để làm sáng các bề mặt inox, bao gồm cả vòi nước và bề mặt ngoài của ấm, là một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Đây là cách thực hiện:
- Làm sạch vỏ khoai tây dưới nước chảy.
- Dùng phần vỏ đã rửa chà xát lên bề mặt vòi inox hoặc bên ngoài ấm điện và để nó ngấm trong khoảng 3 phút.
- Sau đó, lau sạch bề mặt với một chiếc khăn sạch để loại bỏ mọi vết bẩn còn lại.
Vỏ khoai tây giúp làm sáng bề mặt inox
Khử vết dầu mỡ bằng vỏ khoai tây
Vỏ khoai tây chứa các chất có khả năng tẩy rửa dầu mỡ và bụi bẩn một cách hiệu quả. Cách làm rất đơn giản như sau:
- Dùng vỏ khoai tây và chà trực tiếp lên bề mặt có vết bẩn.
- Ví dụ, đối với bề mặt bếp bám dầu mỡ, bạn chỉ cần chà nhẹ vỏ khoai tây lên đó.
- Tiếp theo, sử dụng một chiếc khăn để lau sạch, và bạn sẽ thấy mặt bếp không chỉ sạch mà còn sáng bóng.
Tạo dung dịch rửa chén từ khoai tây
Nước còn lại sau khi luộc khoai tây hoặc nước ngâm vỏ khoai tây có thể được dùng làm dung dịch rửa chén hiệu quả. Để loại bỏ vết dầu mỡ trên chén đĩa, bạn có thể áp dụng cách sau:
- Đổ nước luộc khoai tây hoặc nước ngâm vỏ vào bát đĩa có vết bẩn.
- Ngâm chúng trong khoảng 15-20 phút để nước có thời gian làm mềm vết bẩn.
- Dùng bọt biển hoặc miếng rửa chén để chà rửa nhẹ nhàng, sau đó xả lại chén đĩa bằng nước sạch.
Cách bảo quản khoai tây để cả năm không nảy mầm, không thối hỏng
Khoai tây là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mọi căn bếp bởi nguyên liệu này có thể chế biến thành rất nhiều những món ngon và hấp dẫn.
Tuy nhiên loại rau củ nào cũng cần phải bảo quản một cách tốt nhất để giữ được chất lượng thực phẩm và khoai tây cũng không phải ngoại lệ.
Để khoai ở nơi thoáng mát
Bạn nên để khoai tây ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc ở những nơi ẩm ướt sẽ làm khoai tây dễ bị mọc mầm và hư hỏng.
Bên cạnh đó, nếu mua khoai tây ở trong siêu thị đã được đựng sẵn trong túi lưới thì bạn cứ để nguyên khoai trong túi và để ở nơi thoáng mát, khô,ít ánh sáng hoặc để khoai vào những cái rổ để không khí được lưu thông.
Một số mẹo bảo quản khoai tây đúng cách
Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh, tủ đông
Nhiều người hình thành thói quen bảo quản khoai tây trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Đây là một thói quen không tốt. Để khoai trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp đột ngột sẽ làm thành tinh bột có trong khoai biến thành đường khử. Đường khử sau khi chế biến, nhất là chiên, rán với nhiệt độ cao có thể tạo ra các chất gây ung thư acrylamit rất có hại cho cơ thể
Bên cạnh đó, trong khoai tây sống có chứa rất nhiều nước nên khi bảo quản ở nhiệt độ thấp, lượng nước này sẽ tạo thành các tinh thể sắc nhọn phá vỡ cấu trúc thông thường của các tế bào khoai tây. Điều này làm cho khoai tây sau khi rã đông trở nên nhũn, nhão, không thể sử dụng được.
Phương pháp này được áp dụng với khoai tây đã được chế biến, đã nấu chín hoặc nấu chín một phần.
Tránh rửa khoai tây trước khi bảo quản
Khoai tây mọc dưới đất ruộng nên không tránh được bùn, đất bám trên bề mặt. Lúc này, bạn có thể để khoai trong rổ, rá hoặc thùng mở nắp. Việc rửa khoai tây sẽ tạo thêm độ ẩm, sẽ khiến khoai tây nhanh mọc mầm hơn và vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng xâm nhập làm hỏng khoai.
Tránh rửa khoai tây trước khi bảo quản
Không bảo quản khoai tây chung với các loại thực phẩm khác
Bạn nên để khoai tây ra riêng một chỗ, tránh để chung với các loại rau củ quả khác. Bởi vì một số rau củ quả có thể sẽ tiết ra chất ethylene - chất này khiến cho khoai tây dễ bị mọc mầm và nhanh hỏng hơn
Nên kiểm tra khoai tây định kỳ
Bạn nên chú ý kiểm tra khoai tây định kỳ, nếu những củ nào có dấu hiệu dập hay thối hỏng cần lập tức loại bỏ ngay. Nếu để củ hỏng cạnh những củ nguyên vẹn sẽ khiến chúng bị hỏng lây nhau.
Tuyệt đối tránh ánh nắng
Cần tránh tuyệt đối việc để khoai tây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng quá gay gắt bởi sẽ khiến khoai quang hợp được chuyển sang màu xanh. Lúc này khoai sẽ bị ngái và không sử dụng được.
Chảo mất sạch chất chống dính đừng vội vứt đi: Nhỏ giọt nước này vào, khôi phục như mới, rán đủ thứ đều được Với mẹo nhỏ dưới dưới đây bạn có thể khôi phục lại lớp chảo chống dính như mới không lo đồ ăn vỡ nát, kém thẩm mỹ. Những chiếc chảo chống dính sau kh sử dụng một thời gian thường bị bong chóc chất chống dính và khi rán đồ ăn như cá, đậu phụ dễ bị dính chảo vỡ nát kém thẩm...