Góp ý nhiều điểm mới sửa đổi, bổ sung vào Luật Phòng chống thiên tai
Gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng do tự nhiên và sạt lở, sụt lún đất do hạn hán là 4 loại thiên tai bổ sung vào dự thảo Luật Phòng chống thiên tai.
Sạt lở và sụt lún đất gây tổn thất cho nhiều công trình xây dựng khu vực bán đảo Cà Mau. Ảnh: HĐ.
Ngày 29/1, tại TP Cần Thơ đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT và Văn Phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) của 31 tỉnh, thành phố các tỉnh phía Nam tham dự Hội thảo góp ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung (Nghị định số 160/2018/NĐ-CP quy định chi tiết) thi hành Luật PCTT và dự thảo Nghị định về thành lập và quản lý Quỹ PCTT, do Tổng cục Phòng chống thiên tai (PCTT) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục PCTT, cho biết: Tại Cần Thơ, hội thảo sẽ phổ biến những điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung và Luật Đê điều ban hành nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật PCTT. Đồng thời, việc ban hành Luật sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong công tác PCTT, huy động nguồn lực cho PCTT nhằm nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan, bất thường, gây hậu quả nghiêm trọng.
Đến nay, dự thảo của 2 Nghị định trên đã được xây dựng và đăng trên Cổng Thông tin Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Tổng cục PCTT, gửi đến các cơ quan Bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để lấy ý kiến. Riêng tại Cần Thơ hội thảo tập trung lấy ý kiến của cán bộ các cơ quan chuyên trách PCTT các tỉnh, thành phía Nam.
Trong những năm qua ở nước ta, thiên tai đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan, bất thường, khó dự đoán, cảnh báo. Theo thống kê, mỗi năm trung bình thiên tai làm trên 400 người chết, mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5% GDP, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, điều kiện sống cũng như các hoạt động kinh tế – xã hội, đồng thời tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Đặc biệt, thiên tai năm 2020 diễn ra khốc liệt, dị thường trên khắp các vùng miền trong cả nước. Hậu quả thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, 912 người bị thương, ước thiệt hại về kinh tế trên 40.000 tỷ đồng.
Khẩn trương ứng phó gió mạnh, sóng lớn trên biển
Chiều 27-1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai có công văn gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau về việc ứng phó với gió mạnh, sóng lớn trên biển.
Ảnh minh họa.
Công văn nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ trưa 28-1, ở Vịnh Bắc Bộ gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động, sóng biển cao từ 1,5-2,5m.
Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và vùng biển phía tây khu vực nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
Để chủ động ứng phó, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền và các hoạt động sản xuất trên biển, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai thông báo và đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về gió mạnh, sóng lớn trên biển để thông báo cho chủ và thuyền trưởng các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, bảo đảm an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.
Tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 01/CĐ-TW ngày 7-1-2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở, sụt lún đất ở Đắk Lắk Chiều 1-12, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ chiều 1-12, trên địa bàn tỉnh đã ngớt mưa, các ngành chức năng của tỉnh đang phối hợp với chính quyền các địa phương vùng ngập lụt, xảy ra sạt lở, sụt lún đất nỗ lực lực giúp dân khắc phục hậu quả...