Góp ý Dự thảo Luật Chứng khoán
Ngày 7/11, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp góp ý Dự thảo Luật chứng khoán. Theo Dự thảo lần này, nhiều nội dung mới đã được đưa ra lấy ý kiến để hoàn thiện trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.
Hội thảo Luật chứng khoán khu vực phía Bắc diễn ra tại Hà Nội
Theo đánh giá của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Dự thảo đã bổ sung một số quy định mới nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán.
Cụ thể, Dự thảo đã tăng một số thẩm quyền cho Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ tổ chức tín dụng, doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho Thanh tra UBCKNN thực thi quyền hạn của mình trong xử lý các vi phạm trên thị trường.
Ngoài ra, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán cũng cho rằng, Dự thảo đã đưa ra một số quy định nhằm tiếp cận gần hơn với các thông lệ quốc tế như IPO gắn liên niêm yết, tỷ lệ tự do chuyển nhượng trong chào bán công khai, khái niệm nhà đầu tưchứng khoán chuyên nghiệp trong phát hành riêng lẻ…
Đây là những quy định hết sức quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam quen thuộc hơn với các nhà đầu tư nước ngoài và tạo tiền đề thuận tiện hơn trong việc phát triển các sản phẩm mới đã phát triển trên các thị trường chứng khoán trên thế giới.
Tuy nhiên, tham luận về Dự thảo, nhiều chuyên gia cũng cho rằng Dự thảo cần điều chỉnh một số nội dung sát thực tế hơn.
Video đang HOT
Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, trong nội dung quy định về hoạt động của Tổng công ty Lưu ký chứng khoán không cần giao cấp Chính phủ quy định chi tiết mà chỉ cần giao Bộ Tài chính là đủ.
Ở góc độ ngược lại, ông Lực cũng cho rằng có quy định lại để việc phân cấp sâu quá. Cũng trong nội dung về Tổng công ty Lưu ký. Các quy định về hoạt động của Quỹ hỗ trợ thanh toán, Quỹ bù trừ nên để Ủy ban chứng khoán quy định, chứ không nên giao cho chính Tổng công ty lưu ký (là đơn vị thực thi) tự ban hành các quy định này.
Ngoài ra, về quy mô tối thiểu của tổ chức phát hành trái phiếu, ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban chứng khoán cho biết, Dự thảo để mức vốn tối thiểu 300 tỷ là hơi cao, có thể khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.
Cũng chung quan điểm với ông Bằng, có ý kiến cũng đưa ra một vài con số cho thấy, tại Việt Nam hiện nay số lượng doanh nghiệp có quy mô vốn trên 500 tỷ chỉ chiếm 1,1%, trong khi doanh dưới 200 tỷ chiếm tới 97,7%. Theo đó, việc để điều kiện về quy mô phát hành trái phiếu cao sẽ hạn chế đa số các doanh nghiệp có thể huy động vốn qua hình thức này.
Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng, Bộ Tài chính cần quy định cụ thể nội dung, thời hạn công bố thông tin đối với từng loại hình công ty đại chúng nên xem xét đến các yêu tố về quy mô vốn/tài sản/doanh thu, mô hình tổ chức hoạt động.
Việc gia hạn thời gian công bố thông tin cũng nên xem xét đến tính chất phức tạp theo cấp độ của đối tượng lập báo cáo (Ví dụ như: gia hạn 5 ngày đối với công ty đại chúng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất từ các Công ty con; gia hạn 10 ngày đối với công ty đại chúng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất từ các Công ty con cũng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất).
Chí Tín
Theo baodautu.vn
Sửa Luật Chứng khoán: Startup tiềm năng khó lòng IPO!
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực băn khoăn về quy định công ty cổ phần phải có lãi trong 2 năm liên tiếp trước khi IPO. Ông Lực chỉ ra rằng những startup có tiềm năng lớn, chẳng hạn như VinFast, có thể chấp nhận lỗ trong thời gian đầu nhưng về lâu dài có lãi, sẽ khó lòng hút vốn qua IPO.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực
Hôm nay (11/7), Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo "Đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi)".
Tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực bày tỏ băn khoăn về quy định công ty cổ phần muốn chào bán chứng khoán ra công chúng (IPO) phải có lãi trong 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
Ông Lực cho rằng quy định như vậy thì nhiều doanh nghiệp có tiềm năng lớn, đặc biệt các doanh nghiệp startup, mới hoạt động được 2, 3 năm, chưa có lãi ngay nhưng hứa hẹn lãi sau nhiều năm sẽ không tiếp cận được vốn qua IPO.
"Tôi lấy ví dụ như VinFast, vài năm tới có thể chấp nhận lỗ, nhưng về lâu về dài người ta lãi", ông Cấn Văn Lực nói.
Bên cạnh quy định IPO phải lãi 2 năm liên tiếp, ông Lực cũng lo ngại về quy định doanh nghiệp muốn chào bán trái phiếu ra công chúng thì phải có vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng trở lên.
Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng mức 300 tỷ là quá cao và thiếu cơ sở. Ông Lực dẫn chứng, theo số liệu cuối năm 2016, lượng doanh nghiệp có quy mô vốn trên 500 tỷ chỉ chiếm 1,1%; từ 200 tỷ đến 500 tỷ chiếm 1,2%; dưới 200 tỷ chiếm 97,7%. Ông gợi ý dự thảo Luật nên sửa mức 300 tỷ thành mức 200 tỷ đồng.
Với quy định về công ty đại chúng, theo ông Lực, UBCKNN nên nâng điều kiện trở thành công ty đại chúng vì hiện nay số lượng quy mô đại chúng quá lớn, ước tính khoảng 1.800 công ty.
Về vấn đề phân cấp ủy quyền, ông Lực cho hay dự thảo Luật vừa "rụt rè", vừa "mạnh bạo". Chẳng hạn, dự thảo đề xuất Chính phủ sẽ quy định về cung cấp dịch vụ của Tổng công ty Lưu ký chứng khoán (hiện đang là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán) nhưng theo ông Lực, chỉ cần giao cho Bộ Tài chính là đủ vì Tổng công ty Lưu ký chứng khoán là cơ quan trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính.
Hay như Điều 67 Chương 4, dự thảo Luật đề xuất Chính phủ quy định về hồ sơ quy định về ngân hàng làm thanh toán. Điều này theo ông Lực là không cần thiết, chỉ cần giao cho Bộ Tài chính.
Ngược lại, chuyên gia Cấn Văn Lực dẫn ví dụ, dự thảo Luật quy định Tổng công ty Lưu ký chứng khoán sẽ ban hành quy chế vận hành quỹ hỗ trợ thanh toán, quỹ bù trừ. Theo ông Lực, điều này là "vừa đá bóng vừa thổi còi". Ông đề xuất UBCKNN ban hành quy chế thay vì giao cho Tổng công ty Lưu ký chứng khoán.
Về quỹ bảo vệ nhà đầu tư, ông Lực cho rằng hệ thống có quá nhiều quỹ, không nên có quỹ này. Theo ông, nên bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ của quỹ bảo vệ nhà đầu tư vào quỹ hỗ trợ thanh toán.
Một trong những điểm cũng rất quan trọng với dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, theo chuyên gia Cấn Văn Lực, là dự thảo đã tính đến tiến trình tái cơ cấu thị trường chứng khoán, việc cơ cấu lại 2 sàn, cơ cấu lại công ty chứng khoán hay chưa? Đã tính toán đến việc gia nhập CPTPP chưa? Theo ông Lực, dứt khoát Luật chứng khoán sửa đổi phải tham chiếu quy định của CPTPP.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Sửa Luật Chứng khoán: Định nghĩa rõ hơn một số quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng Tại Hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức ngày 7/11, nhiều chuyên gia đã đóng góp về vấn đề chào bán chứng khoán ra công chúng. Nhiều chuyên gia đã đóng góp về vấn đề chào bán chứng khoán ra công chúng. Chưa đồng nhất với các điều...