Góp trí lực thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội
Bằng sự nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng, thành viên các hội đồng tư vấn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã đóng góp trí tuệ và sức lực giúp thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội.
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và thành viên các hội đồng tư vấn giám sát việc thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ tại Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Chủ động, tích cực
Để chuẩn bị cho hội nghị phản biện xã hội vào dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội “Về việc sáp nhập, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019″ do UBND thành phố xây dựng, Hội đồng tư vấn Văn hóa – Xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức đi thực tế tại nhiều xã, phường, thị trấn. Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa – Xã hội Phạm Lợi cho biết: “Quá trình đi thực tế, chúng tôi đã lắng nghe tâm tư, ý kiến của nhiều người dân, từ đó kiến nghị với các cơ quan chức năng để việc sáp nhập đáp ứng được yêu cầu đề ra và nguyện vọng của đa số nhân dân”.
Khi quy định quản lý bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội được HĐND thành phố thông qua năm 2019, anh Nguyễn Văn Chính, cư dân Khu nhà ở xã hội CT19A phường Việt Hưng (quận Long Biên) chia sẻ: “Trước khi tiến hành phản biện quy định này, các hội đồng tư vấn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã về tòa nhà chúng tôi ở khảo sát, lắng nghe ý kiến người dân. Vì thế, tại hội nghị phản biện, thành viên các hội đồng tư vấn đã phản ánh đúng thực tế và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Quy định mới được ban hành đã khắc phục được nhiều bất cập của các quy định liên quan trước đó”.
Thời gian qua, hoạt động phản biện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố ngày càng được đổi mới, chú trọng vào những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của nhân dân. “Sự đổi mới này đòi hỏi thành viên các hội đồng tư vấn phải dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu để bổ sung kiến thức và nắm bắt tình hình thực tế. Có như vậy, các ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc mới được chính quyền tiếp thu, điều chỉnh trước khi đưa ra quyết định chính thức”, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Kinh tế Đinh Hạnh khẳng định.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc chủ động nghiên cứu còn giúp các thành viên của các hội đồng tư vấn tham gia hiệu quả vào hoạt động giám sát. Thành viên Hội đồng tư vấn Dân chủ – Pháp luật Nguyễn Thành Vĩnh cho biết: “Tham gia đoàn giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố về việc thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ, cùng với nghiên cứu các chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ, tôi còn tìm hiểu kỹ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị được giám sát để có ý kiến phù hợp, chính xác. Như khi giám sát tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, tôi đề nghị Viện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, gắn quy hoạch phát triển hạ tầng của thành phố với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Tiếp tục lựa chọn người có tâm huyết, trách nhiệm
Hiện nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội duy trì 5 hội đồng tư vấn, gồm: Tôn giáo; dân chủ – pháp luật; văn hóa – xã hội; kinh tế; tổng hợp và phân tích dư luận xã hội với các thành viên là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có trình độ, kinh nghiệm đã nghỉ hưu. Các hội đồng đóng góp tích cực trong việc mang lại thành công của các cuộc giám sát, phản biện xã hội.
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Đàm Văn Huân nhận định: “Các hội đồng tư vấn chủ động tiếp thu, phản ánh kịp thời nguyện vọng của nhân dân và tham gia giám sát, phản biện vào nhiều chủ trương quan trọng của trung ương, thành phố. Nhiều thành viên hội đồng tuổi đã cao nhưng luôn hết lòng với công việc…”. Từ năm 2013 đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tổ chức hơn 20 hội nghị phản biện xã hội cùng hàng nghìn cuộc giám sát. Qua đó, nhiều thành viên hội đồng tư vấn đã phát huy trí tuệ, nhiệt huyết, uy tín của mình đối với công tác giám sát và phản biện xã hội.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế: “Để phát huy hơn nữa vai trò tư vấn, thời gian tới, bên cạnh sự chủ động của mỗi hội đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố nên “đặt hàng” về nội dung cần tư vấn. Từ đó, các hội đồng tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện, chọn cơ sở điển hình để đi thực tế, đúc rút ra những ý kiến xác đáng, góp phần đưa công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận đạt hiệu quả cao hơn”.
Thực tiễn cho thấy, vai trò của các hội đồng tư vấn ngày càng quan trọng khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố xác định trong năm 2020 sẽ tập trung vào 9 nội dung giám sát và nhiều nội dung phản biện xã hội. Nổi bật là sẽ tổ chức phản biện xã hội về dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Vì vậy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương khẳng định, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố chú trọng chuẩn bị thật tốt cho hoạt động giám sát, phản biện từ khâu chọn nội dung, chủ thể, thời gian, các đối tượng tham gia. Mặt trận sẽ tiếp tục lựa chọn những người tâm huyết, trách nhiệm để mời tham gia các hội đồng tư vấn. Cùng với đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố mở rộng phạm vi, bảo đảm điều kiện hoạt động của các hội đồng tư vấn để mỗi thành viên phát huy được năng lực, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, từ đó đưa ra những ý kiến tư vấn cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố có giá trị, sát với yêu cầu đề ra.
Phương Hiền
Đại tá về hưu mang nhà thế chấp lấy tiền kéo điện cho dân nghèo
Đến xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hỏi về ông Lê Xuân Đây (88 tuổi) sẽ nghe nhiều câu chuyện thiết thực mà ông đã làm cho quê hương. Mỗi khi nhắc đến ông, người dân nơi đây luôn dành cho vị đại tá một tình cảm đặc biệt.
Năm 1989, ông Đây về hưu với quân hàm Đại tá, rồi tiếp tục tham gia công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Thăng Bình, với chức vụ Phó Chủ tịch hội suốt 14 năm liền. Tuổi trẻ cống hiến cho đất nước, đến ngày trở về Bình Sa, vị Đại tá vẫn đau đáu muốn góp một phần công sức cho quê hương.
Thời ấy, Bình Sa còn nghèo khó, chưa có điện thắp sáng. Ai cũng muốn có điện song huy động mua dây truyền tải để kéo điện về thì không thể, bởi cuộc sống người dân còn bộn bề khó khăn.
Ông Đây được người dân Bình Sa yêu quý vì nhiều việc làm thiết thực cho quê hương. (Ảnh: S.T)
Bà Trương Thị Tiền (52 tuổi) nhớ lại, bà làm dâu về xã Bình Sa vào những năm 1986. Lúc ấy, ở đây thiếu thốn đủ thứ, nông dân chưa thể sản xuất được vì không có điện. "Khi đó điện lưới mới chỉ kéo đến xã Bình Triều, giáp ranh với xã Bình Sa. Muốn có điện về xã mỗi hộ phải nộp hơn 300 ngàn đồng nhưng số tiền đó quả thật rất lớn...", bà Tiền kể.
Biết được khó khăn của bà con, năm 1996, ông Đây đứng ra thế chấp ngôi nhà của mình vay ngân hàng 25 triệu đồng để kéo điện. Thế là đầu năm 1997, xã Bình Sa có điện, người dân bắt đầu sản xuất, trẻ con học hành dưới ánh điện sáng trong niềm vui khó tả.
"Điện về giống như một cuộc cách mạng, đã làm thay đổi hoàn toàn Bình Sa, người dân nơi đây ai cũng biết ơn ông Đây. Số tiền ông dùng kéo điện người dân góp từng đợt, mỗi lần một ít để giúp ông trả nợ ngân hàng. Về sau, thấy bà con cực khổ quá, ông cho luôn số tiền đó, lấy tiền lương hưu của mình để trả nợ...", bà Tiền tiết lộ.
"Số tiền đó mới đầu tôi cho người dân mượn nhưng thấy cuộc sống của họ cực khổ quá, nhà nghèo còn phải lo chạy vạy từng bữa cơm thì lấy đâu tiền trả mình. Nghĩ vậy nên tôi cho luôn...", ông Đây tâm sự.
Kéo điện về cho dân, đó không phải là việc duy nhất ông Đây làm cho quê hương mình. Nhiều gia đình cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ, người già neo đơn... gặp hoàn cảnh khó khăn ông đều giúp đỡ.
Căn nhà cấp 4 mà ông Đây từng thế chấp để kéo điện về cho Bình Sa. (Ảnh: S.T)
Đơn cử như vợ chồng ông Huỳnh Mãi (tổ 2, xã Bình Sa), già cả lại ở trong căn nhà xập xệ, ông Đây đã vận động, hỗ trợ tiền để xây lại căn nhà mới. Khi ông Mãi mất, không có tiền lo hậu sự, ông Đây cũng chung tay ủng hộ, đồng thời vận động bà con góp sức lo hậu sự.
Các hội viên hội Cựu chiến binh nghèo trong xã khi xây dựng nhà đều được ông hỗ trợ mỗi người một tấn xi măng. Mùa hè, thấy trẻ nhỏ trường mẫu giáo học hành nóng nực, ông lại góp tiền mua quạt, bàn ghế cho các cháu. Mỗi năm, ông còn hỗ trợ tiền cho Hội khuyến học xã để mua xe đạp, sách vở, bút viết... ủng hộ học sinh nghèo vượt khó.
Bà Huỳnh Thị Hai - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Bình Sa cho hay, từ khi về hưu, ông Đây liên tục đóng góp cho xã trong công cuộc đổi mới quê hương. Điển hình phải nói đến việc ông thế chấp nhà để kéo điện, làm đường cho người dân. "Chuyện đó như cổ tích giữa đời thường. Hàng năm, ông Đây còn trích lương hưu để hỗ trợ người nghèo và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa. Ở đây, người dân ai cũng quý mến và yêu thương ông...", bà Hai chia sẻ về vị Đại tá già với đầy lòng cảm kích.
Hồ Ca ( Infornet )
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tặng quà Giáng sinh tại Tiền Giang Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo. Trong đó, Công giáo có nhiều hoạt động và cống hiến vào công cuộc xây dựng đất nước. Chiều 21/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Tiền Giang. Tại Tòa Giám mục...