Góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Thời gian qua, đồng bào Công giáo trên địa bàn TP Hồ Chí Minh luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó cùng thành phố. Điều đó thể hiện rõ nét nhất qua các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo trong cuộc sống hằng ngày.
Các hoạt động của bà con giáo dân luôn phù hợp tinh thần Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”.
Linh mục Đinh Ngọc Lễ tặng quà người nghèo trong một hoạt động từ thiện của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh. Ảnh: HOÀNG TUẤN
Nhắc đến Phó ban Đoàn kết Công giáo quận Gò Vấp Lê Văn Nam, các tín hữu trên địa bàn quận không chỉ nhớ đến một người luôn tâm huyết với các hoạt động của giáo hội mà còn là một tấm gương sáng về nghĩa cử nhân đạo. Năm nay đã ngoài 65 tuổi, nhưng hằng ngày, ông Nam vẫn tâm huyết với các hoạt động đoàn thể ở địa phương. Ông là người đã hơn 40 lần hiến máu nhân đạo cứu người trên địa bàn quận Gò Vấp.
Không riêng ông Nam, nhiều năm qua, đồng bào Công giáo ở quận Gò Vấp đã có nhiều hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo giàu ý nghĩa. Tại giáo hạt Xóm Mới, các giáo xứ trong hạt thường xuyên luân phiên tổ chức bữa cơm nhân ái cho người nghèo từ thứ hai đến chủ nhật hằng tuần, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, những hoạt động này càng thêm ý nghĩa.
Còn tại quận 6, Trưởng ban oàn kết Công giáo, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận 6 Lê Thị Bửu Trang cũng đã để lại nhiều dấu ấn cá nhân trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn thành phố thông qua việc vận động, kêu gọi quyên góp, tìm nguồn khẩu trang chất lượng để phát cho giáo dân khi tham dự thánh lễ Chúa nhật. Bà Trang cùng các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội trên địa bàn quận thường xuyên thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người dân các giải pháp phòng, chống dịch an toàn.
Tại quận 8, Mặt trận khu phố 6, phường 8 đã vận động nhân dân, trong đó có Hội đồng mục vụ, giáo dân Giáo xứ Bình An, thực hiện công trình biến bãi rác thành vườn hoa tại nhánh hẻm 2273 Phạm Thế Hiển. Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Đỗ Hữu Trí cho biết, những năm qua, đồng bào Công giáo, các tôn giáo khác trên địa bàn quận luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, chung sức cùng phát triển kinh tế – xã hội, nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua. Thông qua các hoạt động đó, đồng bào có đạo và người dân càng có dịp để hiểu và đoàn kết nhau hơn, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tại nhiều địa phương ở thành phố, đồng bào Công giáo thường xuyên tham gia thực hiện môi trường sống xanh, sạnh, đẹp và hưởng ứng Cuộc vận động “Người dân TP Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”. Người dân tín hữu ở quận 1 thực hiện thường xuyên phong trào 15 phút vì thành phố văn minh, sạch đẹp, an toàn; thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn. Tại quận Thủ Đức, nhiều mô hình, công trình và giải pháp hiệu quả được duy trì tốt, điển hình như hoạt động của Câu lạc bộ Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường ở phường Linh Chiểu. Mô hình “Cộng đồng tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” tại giáo xứ Thánh Nguyễn Duy Khang (phường Linh Đông). Mô hình cải tạo khu đất trống thành vườn hoa tại dòng Ánh sáng phúc âm (phường Linh Tây). Công trình cải tạo cảnh quan, trồng cây xanh và đặt thùng phân loại rác ở giáo xứ Fatima Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh).
Năm 2020, dịch Covid-19 tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống nhân dân trên địa bàn. Với ý thức trách nhiệm bảo vệ sự sống, đồng hành cùng chính quyền thành phố trong công tác phòng, chống dịch, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng có hướng dẫn mục vụ: Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh tạm dừng cử hành thánh lễ và các sinh hoạt tôn giáo để phòng ngừa dịch lây lan trong cộng đồng.
Video đang HOT
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Phước, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng bào Công giáo đã đoàn kết, thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, nhân đạo cùng chính quyền để chung tay vượt qua đại dịch. Có thể kể đến các hoạt động nổi bật như: Giáo xứ Tân Sa Châu (hạt Chí Hòa, quận Tân Bình) ngoài các chương trình: “Bữa cơm nhân ái”, “Phiên chợ 0 đồng”, “Bữa ăn sáng 2.000 đồng” còn kết hợp với Quỹ Tấm lòng vàng trao 11 máy lọc nước ngọt (trị giá 90 triệu đồng/máy) tặng người dân bị ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn ở tỉnh Bến Tre; tặng 9.000 khẩu trang giúp người dân nơi đây phòng, chống dịch. Còn tại Giáo xứ Xóm Chiếu lập “Cây ATM gạo đầu tiên” của giới Công giáo giúp người nghèo và những người cơ nhỡ có gạo và thực phẩm dùng mỗi ngày. Hơn 45 tấn gạo và các loại thực phẩm khác trị giá hơn 800 triệu đồng đã được trao đến tay người dân có hoàn cảnh khó khăn kịp thời nhất.
Trong tháng 10-2020, nhiều địa phương ở miền trung phải gồng mình gánh chịu những trận bão lũ, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng ủy thác cho Caritas Tổng Giáo phận lên đường đến Quảng Bình thăm và hỗ trợ người dân tại tám giáo xứ, hai giáo họ (giáo phận Hà Tĩnh) với hàng nghìn phần quà cứu trợ kịp thời… Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2020, đồng bào Công giáo thành phố đã đóng góp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, từ thiện bác ái xã hội, hạ tầng cơ sở hơn 100 tỷ đồng và 5.695 lượt hiến máu nhân đạo.
Thông qua các hoạt động, phong trào thi đua có sự đồng hành, gắn bó của đồng bào Công giáo, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh luôn ghi nhận và đánh giá cao tinh thần “Tốt đời, đẹp đạo”, “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Đồng bào Công giáo thành phố ngày càng kề vai, sát cánh cùng nhân dân thành phố vượt qua khó khăn, thử thách, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, từng bước bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân, góp phần tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh, xây dựng TP Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Việt Nam chưa phát hiện biến chủng của SARS-CoV-2 tại Anh
Giáo sư Nguyễn Thanh Long cho hay mùa đông năm nay khốc liệt với thế giới, nếu không có các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Hiện nay, ngành y tế Việt Nam đã và đang giải trình tự gene trên toàn bộ mẫu bệnh phẩm, đặc biệt khu vực châu Âu và ở các nước có biến chủng của virus SARS-CoV-2 như tại Anh để xem xét khả năng lây truyền hay xâm nhập vào Việt Nam.
"Tại Việt Nam hiện chưa phát hiện biến chủng nào từ vùng đột biến trên. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lơ là trong phòng chống dịch mà phải quyết liệt hơn."
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại hơn 700 điểm cầu diễn ra sáng 23/12.
Bình tĩnh đối phó với chủng mới
Phát biểu tại hội nghị, giáo sư Nguyễn Thanh Long nhận định mùa đông năm nay khốc liệt với thế giới, nếu không có các biện pháp phòng chống dịch kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Tại Việt Nam đến nay về cơ bản đã kiểm soát được COVID-19. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến sự biến chủng virus SARS-CoV-2 trên thế giới làm mọi người lo ngại. Theo Bộ trưởng, thời gian gần đây giới khoa học đặc biệt quan ngại về biến chủng của virus, đặc biệt ở Anh.
"Biến chủng đột biến trên vùng gene N501Y của SARS-CoV-2 này làm tăng khả năng bám dính của virus với tế bào vật chủ, tăng tốc độ lây truyền lên tới 70%. Tuy nhiên, không làm tăng thêm tình trạng nặng của bệnh," Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích.
Người đứng đầu ngành y tế cũng dẫn chứng thêm: "Đợt địch COVID-19 tại Đà Nẵng trong tháng 7-8 vừa qua đã phát hiện ra đột biến gene của SARS-CoV-2 làm tăng khả năng lây nhiễm nhưng không như đợt này ở Anh. Dù quan ngại, chúng ta phải hết sức bình tĩnh đối phó chủng này."
Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Mỗi ngày ghi nhận 500.000-600.000 ca mắc mới. Thời gian qua một số nước lân cận, thậm chí một số nước được đánh giá là có mô hình phòng chống dịch tốt nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang phải triển khai các biện pháp hết sức mạnh mẽ. Vì thế, theo ông Long, Việt Nam càng phải tăng cường hơn nữa với việc phòng chống dịch .
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: PV/Vietnam )
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết cần tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, kể cả nhập cảnh hợp pháp và trái phép. Bởi hàng ngày có khoảng 100-150 trường hợp nhập cảnh trái phép ở biên giới. Đây là điều rất quan ngại.
Ông Nguyễn Thanh Long đề nghị các tỉnh, đặc biệt tỉnh có vùng biên giới cần đẩy mạnh khâu kiểm tra, giám sát nhập cảnh. Các lực lượng duy trì từ Tết 2020 đến nay là 1.600 điểm chốt ở các vùng biên, sắp tới cần tiếp tục tăng cường nhân lực để bảo đảm chốt chặn.
Với Ban chỉ đạo các địa phương có đường biên giới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị cần quan tâm, ngăn chặn ca xâm nhập trái phép vào Việt Nam. Bởi nếu ca xâm nhập mang theo virus rất nguy hiểm cho Việt Nam.
Người đứng đầu ngành Y tế Việt Nam cũng đề nghị các địa phương tăng cường triệt để trong quản lý cách ly người nhập cảnh hợp pháp. Với các trường hợp theo yêu cầu của Chính phủ được phép cách ly tại nhà (ngoại giao, công vụ, chuyên gia, nhà đầu tư...) thì chỉ được cách ly tại nhà/nơi lưu trú đủ điều kiện sau khi địa phương kiểm tra.
Sẽ tiếp tục thử nghiệm lâm sàng thêm 2 loại vắcxin của Việt Nam
Về công tác sản xuất vắcxin, theo thông tin từ Bộ Y tế, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị liên quan đã đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vắcxin. Đến nay, Việt Nam chính thức thử nghiệm lâm sàng vắcxin Nano Covax của Nanogen.
Ba công ty tiếp theo nghiên cứu đang phát triển vắcxin, trong đó Ivac, Vabiotech có lộ trình thử nghiệm vào 1/3/2021 ở cả hai miền Bắc và Nam để bảo đảm tính đại diện cho toàn quốc. Còn công ty Polyvax đang đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác với một số quốc gia để có vắcxin...
Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ song song tìm kiếm nguồn vắcxin của các công ty ở nước ngoài thì phải tập trung cho vấn đề nghiên cứu sản xuất trong nước.
Theo ước tính, dự báo cũng như bằng chứng khoa học, đến hiện nay chưa có vắcxin nào chứng minh có hiệu quả bảo vệ lâu dài. Vì thế, theo Bộ trưởng Y tế, việc chủ động nguồn vắcxin cho người dân là hết sức quan trọng nên Việt Nam phải tự nghiên cứu, phát triển, sản xuất vắcxin.
Bộ Y tế đang nỗ lực đảm bảo các cơ thế, đàm phán với các công ty để có vắcxin COVID-19 cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
"Chúng ta không trông chờ vào vắcxin, kể cả trong bối cảnh có vắcxin vẫn phải triển khai quyết liệt phòng chống, đặc biệt hiện nay càng phải triển khai quyết liệt hơn với phòng chống COVID-19," ông Long nói.
Công tác phòng chống dịch ở mức cao nhất
Giáo sư Nguyễn Thanh Long khẳng định từ nay đến cuối năm, Bộ Y tế quyết định đẩy mạnh, đưa phòng, chống COVID-19 thành đợt cao điểm để đảm bảo người dân được hưởng Tết an lành.
Ông Long đề nghị các địa phương chỉ đạo quan tâm đầu tư, tăng cường năng lực xét nghiệm, đẩy mạnh giám sát, xét nghiệm các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ...
Đặc biệt, ngành y tế lên các phương án để chuẩn bị cho tình huống xấu bởi không biết ca bệnh COVID-19 sẽ bất ngờ xuất hiện ở đâu, vào lúc nào nên các địa phương phải tăng cường chuẩn bị, tập huấn cho nhân viên y tế, lên kế hoạch, chuẩn bị lấy mẫu diện rộng, tăng cường xét nghiệm, bảo đảm cơ sở điều trị trong trường hợp có COVID-19...
Việt Nam vẫn tiếp tục huy động cộng đồng trong phòng chống dịch, khuyến cáo người dân thực hiện Thông điệp 5K. Với cơ sở y tế, từ nay đến cuối năm cần đặt đây là ưu tiên trọng tâm, đưa công tác phòng chống dịch lên mức cao nhất./.
Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 triển khai Tuần lễ hồng EVN 2020 Hưởng ứng đợt phát động Tuần lễ hồng EVN 2020, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận tổ chức buổi hiến máu nhân đạo với thông điệp: "Vạn trái tim, một tấm lòng" tới toàn thể CBCNV người lao động trong toàn nhà máy. Năm nay...