Góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới
Tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc dài 231,740km, với 474 cột mốc trải dài trên địa bàn 21 xã, thị trấn biên giới thuộc 5 huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập. Trên địa bàn tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu song phương, 9 lối mở biên giới.
Hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ảnh: Lê Đồng
Với vị trí là “đầu cầu” trên 2 tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và Lạng Sơn – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh), là cửa ngõ quan trọng của Việt Nam và các nước ASEAN kết nối với thị trường Trung Quốc, tạo cho Lạng Sơn nhiều tiềm năng, lợi thế trong hợp tác phát triển kinh tế, thương mại biên giới và hội nhập quốc tế. Do đó, tỉnh Lạng Sơn luôn xác định nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm là tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị trên tất cả các lĩnh vực với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), tạo môi trường hòa bình, ổn định khu vực biên giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới và lãnh thổ quốc gia.
Ngày 14-7-2010, sau khi 3 văn kiện pháp lý chính thức có hiệu lực gồm: Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc; Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện pháp lý biên giới trong công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới của tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác nắm bắt tình hình, chủ động đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm trên biên giới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền 3 văn kiện pháp lý, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân, đặc biệt là nhân dân khu vực biên giới về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phân giới, cắm mốc, qua đó, người dân nghiêm túc thực hiện và phối hợp với BĐBP bảo vệ đường biên, mốc giới.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc. Đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã thiết lập và duy trì hiệu quả 2 hoạt động cấp tỉnh “Chương trình gặp gỡ đầu xuân giữa Bí thư Tỉnh ủy và Bí thư Khu ủy” và “Cơ chế Ủy ban công tác liên hợp giữa các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây”. Trong đó, có 5 cặp huyện, thị xã biên giới của Lạng Sơn và Quảng Tây thiết lập quan hệ “Huyện thị hữu nghị quốc tế”; 12 cặp thôn, bản ký kết “Cụm dân cư hữu nghị biên giới”; 11 cặp đồn, trạm Biên phòng thiết lập quan hệ “Đồn – Trạm hữu nghị, biên giới bình yên”, góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Hưởng lợi từ thành quả sau phân giới, cắm mốc, doanh nghiệp hai nước tăng cường giao lưu hợp tác phát triển kinh tế thương mại khu vực biên giới, tỉnh Lạng Sơn đã ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn và các cửa khẩu có lưu lượng lớn về người, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và hàng hóa xuất nhập khẩu; ban hành cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu; lập quy hoạch các khu vực cửa khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng; thành lập các Trung tâm quản lý cửa khẩu để duy trì điều hành hoạt động tại cửa khẩu; bố trí các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu, lối mở, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, dịch vụ, góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương.
Video đang HOT
Để tăng cường đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu, tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc tiến hành rà soát, xác nhận duy trì hoạt động, mở cửa trở lại 10 cặp chợ, lối mở trên tuyến biên giới thuộc địa bàn quản lý; đấu nối giao thông tại 9 khu vực cửa khẩu, cặp chợ: Nà Nưa – Nà Hoa, Bình Nghi – Bình Nhi, Na Hình – Kéo Ái, Tân Thanh – Pò Chài, Cốc Nam – Lũng Nghịu, Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan, Co Sâu – Bắc Sơn, Chi Ma – Ái Điểm, Bản Chắt – Bản Lạn và 2 tuyến đường vận tải chuyên dụng hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh.
Cùng với đó, tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý cửa khẩu, quản lý thương mại biên giới duy trì thường xuyên hoạt động gặp gỡ, hội đàm trao đổi thông tin và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi thương mại của doanh nghiệp hai nước. Qua đó, hàng năm đã thu hút khoảng 3.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trong cả nước đến triển khai các hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2009 – 2019 đã thực hiện kiểm soát, làm thủ tục cho 10.251.743 lượt khách xuất nhập cảnh (4.282.934 lượt khách bằng hộ chiếu, 5.968.809 lượt khách bằng giấy thông hành); 2.987.282 lượt phương tiện đường bộ, 10.023 lượt phương tiện đường sắt; 19.839 lượt phương tiện đường sông; tổng kim ngạch xuất nhập trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2009 – 2019 đạt 35.768,6 triệu USD (giai đoạn 2015-2019 đạt 25 tỷ USD, bình quân tăng 25%/năm), tổng thu nộp ngân sách Nhà nước đạt trên 37.000 tỷ đồng.
Có thể nói, kể từ khi 3 văn kiện pháp lý chính thức có hiệu lực, được hai bên cùng nghiêm túc triển khai thực hiện, công tác hợp tác quản lý biên giới theo 3 văn kiện pháp lý đã góp phần quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để duy trì thúc đẩy tăng cường quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa tỉnh Lạng Sơn và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày càng đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai bên biên giới.
Nhờ đó, những năm gần đây, hoạt động thương mại, dịch vụ cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phát triển khá toàn diện, trở thành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống nhân dân ở khu vực biên giới, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước.
Trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì cho BĐBP Lạng Sơn
Ngày 18-9, Bộ Chỉ huy BĐBP Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì về thành tích xuất sắc trong đấu tranh Chuyên án LS320P phòng, chống tội phạm ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.
Dự buổi lễ có Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP; đồng chí Nguyễn Long Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thiếu tướng Lê Văn Phúc trao Huân chương Chiến công hạng Nhì cho BĐBP Lạng Sơn. Ảnh: Trọng Thành
Tại buổi lễ, Đại tá Ninh Văn Hợp, Chỉ huy trưởng BĐBP Lạng Sơn cho biết: Những năm qua, tình hình hoạt động của các loại tội phạm nói chung, hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy số lượng lớn qua biên giới tỉnh Lạng Sơn diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy BĐBP Lạng Sơn đã quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của trên về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và triển khai nhiều kế hoạch nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm; thực hiện có hiệu quả mô hình "Hợp sức toàn dân chống tội phạm"; thực hiện tốt quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng trong trao đổi thông tin, tình hình, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm ở địa bàn khu vực biên giới.
Từ tháng 10-2019 đến nay, BĐBP Lạng Sơn đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị xác lập, đấu tranh thành công 19 chuyên án về ma túy, pháo nổ, mua bán người... Trong đó, có 4 chuyên án về ma túy, điển hình là chuyên án LS320p ngày 13-3-2020, do BĐBP Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Lạng Sơn đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp với số lượng đặc biệt lớn từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Thiếu tướng Lê Văn Phúc phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: Trọng Thành
Ghi nhận thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì cho tập thể BĐBP Lạng Sơn và 2 cá nhân là Đại tá Ninh Văn Hợp, Chỉ huy trưởng BĐBP Lạng Sơn và Trung tá Lều Minh Tiến, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ba Sơn, BĐBP Lạng Sơn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng tặng: Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Đại tá Trịnh Quốc Huy, nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP Lạng Sơn; Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại tá Nguyễn Năng Nhạ, nguyên Phó Tham mưu trưởng BĐBP Lạng Sơn và Đại tá Trần Quang Minh, nguyên Phó Trưởng Phòng phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Lạng Sơn.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Long Hải trao Huân chương Chiến công hạng Nhì cho Đại tá Ninh Văn Hợp, Chỉ huy trưởng BĐBP Lạng Sơn và Trung tá Lều Minh Tiến, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ba Sơn, BĐBP Lạng Sơn. Ảnh: Trọng Thành
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Thiếu tướng Lê Văn Phúc trao Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất cho Đại tá Trịnh Quốc Huy, nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP Lạng Sơn; Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại tá Nguyễn Năng Nhạ, nguyên Phó Tham mưu trưởng BĐBP Lạng Sơn và Đại tá Trần Quang Minh, nguyên Phó Trưởng phòng phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Lạng Sơn. Ảnh: Trọng Thành
Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Lê Văn Phúc ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của cán bộ, chiến sĩ BĐBP Lạng Sơn trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ "kép", vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, vừa ngăn ngừa hiệu quả dịch Covid-19 lây lan qua biên giới vào nước ta. Đồng thời, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án ma túy LS320p.
Đây là thành tích xuất sắc của BĐBP Lạng Sơn nói riêng, BĐBP Việt Nam nói chung chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhì
Thiếu tướng Lê Văn Phúc đề nghị, thời gian tới, BĐBP Lạng Sơn cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và đẩy mạnh các biện pháp công tác Biên phòng, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, làm tốt công tác đối ngoại Biên phòng, công tác kiểm soát cửa khẩu, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Bình Phước khởi động hành trình "Tiếp sức vùng biên Chung tay chống dịch" Vừa qua, Tỉnh đoàn Bình Phước phối hợp với Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức chuyến hành trình đong đầy ý nghĩa, mang tên "Tiếp sức vùng biên - Chung tay chống dịch". Đoàn đến thăm, tặng quà và động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Thanh Hòa. Đoàn còn có sự tham dự của các thành...