Google xoá mã độc hack tài khoản Facebook
Tiện ích mở rộng “Buz” tiếp tay cho hacker chiếm tài khoản Facebook đã bị Google xoá khỏi kho ứng dụng Chrome Store.
Nguồn tin từ Google nói với Zing.vn, họ đã gỡ tiện ích Buz khỏi Chrome Store. Hãng cũng khuyến khích người dùng tiếp tục phát hiện những tiện ích xấu bằng cách nhấp vào nút “báo cáo lạm dụng” trên trang giới thiệu.
Tiện ích lừa đảo “Buz” trên Chrome Store và thông báo gỡ bỏ từ diễn đàn Chrome của Google.
Theo điều khoản dành cho nhà phát triển của Chrome, một lập trình viên khi đưa tiện ích mở rộng lên Chrome Store cần tuân thủ nhiều yêu cầu. Trong đó, có việc không được phép cố ý xâm phạm vào điều khoản của dịch vụ bên thứ ba (trong trường hợp này là Facebook).
Ngoài ra, Google cũng cho biết, tiện ích đó không được gây tổn hại đến phần cứng, thiết bị, dữ liệu hay bất kỳ tài sản hoặc dịch vụ nào của bên thứ ba; không được phép tạo ra những hành vi spam hoặc những hành vi lặp đi lặp lại mang tính chất gây sai lệch thông tin, sai lệch mục đích ban đầu của ứng dụng.
Video đang HOT
Theo đó, “Buz” là ứng dụng độc hại, vi phạm các điều khoản của họ. Google xoá khỏi kho ứng dụng Chrome Store.
Về phía Google, công ty này cũng ghi rõ trong điều khoản của Chrome rằng các ứng dụng, tiện ích mở rộng do lập trình viên đưa lên đôi khi sẽ được Google xem xét lại bằng cách soi lại mã nguồn và đối chiếu với các điều khoản. Nếu không phù hợp, Google sẽ thẳng tay loại bỏ.
Trước đó, trong ngày 15/10, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam thông bị hack tài khoản bằng một thủ đoạn chưa từng gặp trước đây. Ban đầu, người dùng Facebook nhận được thông báo có bạn bè nhắc đến mình (mention) trong một bình luận. Khi nhấp vào dòng thông báo này, nó tự động chuyển hướng người dùng đến một trang giả mạo giao diện của Facebook.
Tại đây, bất kỳ cú click chuột nào tiếp theo của người dùng cũng khiến trình duyệt Chrome (và tất cả các trình duyệt có sử dụng nhân Chromium nói chung) đều tự động tải về một tiện ích mở rộng mang tên “Buz”. Khi đã chấp nhận cài đặt Buz, tiện ích này sẽ thu thập thông tin từ Facebook cá nhân của người dùng, tự động đọc danh sách bạn bè và nhắc đến họ (mention) trong một bài đăng khác và lặp lại chu trình lây nhiễm kể trên.
Để khắc phục, người dùng cần đổi mật khẩu Facebook, bật tính năng xác thực đăng nhập qua SMS hoặc trình tạo mã trên Facebook, gỡ bỏ tiện ích mở rộng lạ vừa cài đặt vào trình duyệt. Để chắc chắn hơn, người dùng Windows có thể tải về phầm mềm AdwCleaner. Công cụ miễn phí này có tác dụng truy quét những phần mềm quảng cáo, chứa mã độc ẩn sâu trong trình duyệt.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Virus mới xuất hiện, lan qua công cụ Notification của Facebook
Thay vì phát tán đường link, thủ đoạn mới của kẻ tấn công là khai thác tính năng nhắc báo Notification với nội dung "ai đó đã nhắc đến bạn trong một bình luận" để đánh lừa người dùng.
Các chuyên gia bảo mật đã nhiều lần khuyến cáo thành viên Facebook không bấm vào đường link lạ, có nguồn gốc không rõ ràng, hay trước khi đăng nhập thông tin tài khoản cần kiểm tra kỹ địa chỉ website xem có đáng tin cậy hay không. Tuy nhiên, họ chưa từng để cập đến việc tài khoản của người sử dụng cũng có thể bị hack qua công cụ Notification, do đó nhiều người đã chủ quan.
Hệ thống Notification bị lợi dụng để phát tán virus
Ngày 15/11, một số người dùng Facebook cho biết họ nhận được nhắc báo rằng một người bạn của họ đã đề cập (mention) đến mình trong một bình luận. Khi bấm vào, thiết bị của người dùng sẽ bị điều hướng đến một trang xem video có giao diện giống hệt Facebook (nhưng đường link không phải Facebook.com).
Trang này sẽ yêu cầu người dùng cài đặt tiện ích (plugin) tên Buz cho trình duyệt Chrome và biến tài khoản của nạn nhân thành công cụ phát tán spam.
Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật của FPT, cho hay sự khác biệt lớn nhất so với những chiến dịch spam trước đây là kẻ tấn công dùng Notification, khiến người nhận dễ mất cảnh giác hơn so với các phương thức cũ như gửi link qua chat vốn đã liên tục được cảnh báo.
"Dù tấn công qua hình thức nào, điều quan trọng nhất là người sử dụng phải luôn thận trọng khi cài đặt các plugin, sử dụng mật khẩu hai lớp trên Facebook và cài phần mềm bảo mật để bảo vệ máy tính, điện thoại...", ông Đức nhấn mạnh.
Chuyên gia bảo mật Nguyễn Hồng Phúc cũng khuyến cáo: "Facebook không bao giờ yêu cầu kêu người dùng cài thêm bất kỳ plugin, extension, add-on hay tiện ích nào mới xem được comment, video... Do đó, khi duyệt Facebook, nếu bị đề nghị cài phần mềm thì người dùng không nên làm theo".
Châu An
Theo VNE
'Lời trăn trối của Steve Jobs' giả mạo ồn ào Facebook Việt Bài đăng từ một tài khoản Facebook có nhiều người theo dõi đã nhanh chóng lan truyền. Nhưng sự thật, những lời này không phải của cố CEO Apple. Cuối tuần qua, bài đăng từ Facebook của Nguyễn Hoàng Hải, một người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông ở Hà Nội đã nhận được 18,5 ngàn lượt thích và hơn 13.000 lượt...