Google vẫn ‘theo đuổi’ Soli Radar và cử chỉ Motion Sense trên Pixel
Năm ngoái, Google ra mắt dòng sản phẩm Pixel 4 của mình với cử chỉ Motion Sense dựa trên cảm biến Soli Radar và mở khóa bằng khuôn mặt, nhưng năm nay tất cả đã khác trên Pixel 5.
Soli Radar là tính năng có mặt lần đầu tiên trên Pixel 4 nhưng đã biến mất trong Pixel 5
Theo Neowin, trên Pixel 5, Google loại bỏ các cử chỉ và hệ thống dựa trên Soli Radar, đồng thời chuyển sang cảm biến vân tay điện dung. Nguyên nhân được đánh giá nằm ở vấn đề với các cử chỉ Motion Sense, khi mà về lý thuyết, chúng có vẻ ấn tượng nhưng lại không hoạt động một cách bình thường trong thực tế.
Video đang HOT
Bất chất điều này, Google được ghi nhận là vẫn chưa từ bỏ dự án Soli Radar và hệ thống cử chỉ của mình. Điều này được xác nhận bởi Rick Osterloh, giám đốc phần cứng của Google, với Theverge rằng “chúng sẽ được sử dụng trong tương lai”.
Osterloh cũng xác nhận công nghệ này quá đắt để đưa vào một chiếc điện thoại mà Google muốn phát hành trong năm nay, tuy nhiên ông không xác nhận liệu Soli Radar có được sử dụng cho một smartphone trong tương lai hay một số sản phẩm khác của Google hay không.
Lập luận của Google về việc Soli Radar quá đắt so với Pixel 5 thực sự có lý khi so sánh giá của Pixel 4 với nó. Trong khi Pixel 5 có giá 699 USD thì Pixel 4 có giá khởi điểm 799 USD và tăng lên đến 999 USD. Công ty bắt đầu làm việc với Soli Radar lần đầu tiên như là một phần của dự án smartphone mô-đun ATAP cách nay hơn 5 năm, vì vậy sẽ rất khó để công ty từ bỏ nó chỉ sau một lần thất bại.
Google không thể 'bắt chước' Apple
Nhiều năm qua, Google học hỏi Apple ra mắt sản phẩm đắt tiền nhưng không như kỳ vọng, hãng thậm chí không có "chân" trong Top 10 công ty sản xuất smartphone.
Được giới thiệu lần đầu năm 2016, Pixel thế hệ đầu tiên bóng bẩy, cao cấp, có nhiều nét giống iPhone 7 cùng thời. Nhờ tham gia trực tiếp quá trình thiết kế phần cứng cho máy, Google toàn quyền kiểm soát khả năng tương tác giữa phần cứng và phần mềm - điều hãng này trước đây không thể làm được với Nexus khi mảng phần cứng được giao phó cho các đối tác, như Huawei, LG.
Google Pixel 5. Ảnh: Google.
Chiến lược kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm mà Google học hỏi từ Apple đã không đem lại kết quả như kỳ vọng. Lãnh đạo của Google nhiều lần cho rằng doanh số bán Pixel thấp là do cạnh tranh từ các hãng khác trong phân khúc điện thoại cao cấp. Năm ngoái Google đã lập kỷ lục khi bán được hơn 7,2 triệu máy Pixel, tuy nhiên, con số này thậm chí chưa thể giúp Google lọt top 10 hãng có doanh số bán smartphone cao nhất.
Vấn đề với Pixel không phải ở chất lượng. Điện thoại của Google luôn được các chuyên gia đánh giá cao. Nhưng "gã khổng lồ tìm kiếm" vẫn chưa thể thuyết phục người dùng mua sản phẩm của mình. Ross Rubin, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Reticle, cho biết mặc dù các thiết bị Pixel có thể chứng minh khả năng phát triển phần mềm và phần cứng của Google, những thứ như "tìm kiếm hình ảnh Lens" hay "điều khiển cử chỉ bằng radar" không phải điều người dùng điện thoại tìm kiếm. Ông nói: "Đây không phải là những sản phẩm để thử nghiệm công nghệ mới. Pixel nên là những sản phẩm để bán".
Sóng gió với điện thoại Google vẫn chưa dừng lại khi Mario Queiroz, người đứng đầu nhóm nghiên cứu dòng Pixel, rời công ty đầu năm nay. Marc Levoy, người chịu trách nhiệm xây dựng phần mềm máy ảnh cho Pixel, cũng nghỉ việc vào tháng 3. Marc Levoy là người đứng sau thuật toán camera của Pixel với những tính năng như HDR , chụp ảnh chân dung và chụp đêm (Night Sight). Việc hai người đứng đầu mảng Pixel nghỉ việc nhiều khả năng đến từ thất bại của Pixel 4, dòng smartphone được định hình là đối thủ cạnh tranh của iPhone 11.
Thế hệ thứ năm của Pixel - mang tên Pixel 5 - được Google trình làng tại sự kiện "Launch Night In" ngày 30/9. Sản phẩm mới với mức giá 699 USD xuất hiện trong bối cảnh thị trường smartphone toàn cầu đang cạnh tranh khốc liệt trên tất cả các phân khúc: Apple độc chiếm thị trường điện thoại cao cấp, các hãng tới từ Trung Quốc "ôm trọn" phân khúc tầm trung và thấp, còn Samsung "chiến đấu" trên mọi "mặt trận" cả trung cấp và cao cấp để duy trì vị trí số một.
Với tình hình kinh tế đi xuống do ảnh hưởng của Covid-19, điện thoại Android đắt tiền không phải là lựa chọn của nhiều người người. Rick Osterloh, Giám đốc mảng phần cứng của Google, từng nói: "Thứ thế giới đang cần bây giờ không phải một chiếc smartphone giá nghìn USD".
Tại buổi giới thiệu, Osterloh cho biết Pixel 5 sẽ bỏ công nghệ điều khiển cử chỉ bằng radar và mở khóa bằng khuôn mặt. Với việc rút hai tính năng của thế hệ trước, thiết bị mới có giá thấp hơn 100 USD so với Pixel 4 của năm ngoái.
Giải pháp cho Google sẽ nằm ở ngoài phân khúc cao cấp. Năm ngoái Google lần đầu giới thiệu Pixel 3A tầm trung và ngay lập tức nhận được phản hồi tích cực từ thị trường. Năm nay Pixel 4A có mức giá 349 và 499 USD với phiên bản hỗ trợ kết nối 5G mới nhất. Thành công của dòng sản phẩm trung cấp có thể là lý do cho chính sách giá phải chăng với Pixel 5.
Google: 'Thế giới không cần điện thoại nghìn USD' Rick Osterloh, Phó chủ tịch cấp cao về thiết bị và dịch vụ của Google, cho rằng điện thoại nghìn USD là món hàng xa xỉ. "Thứ mà thế giới không cần lúc này là một chiếc điện thoại giá 1.000 USD", Osterloh nói. "Rõ ràng không ai lường trước được đại dịch và tôi nghĩ rằng thế giới có thể đang tiến...