Google tăng cường khả năng tìm kiếm
Hiện chức năng tìm kiếm của Google có một vài bộ lọc để giúp tinh chỉnh và tách kết quả tìm kiếm trong số video, tin tức, hình ảnh hoặc kết quả mua sắm.
Giờ đây, ‘gã khổng lồ’ tìm kiếm sẽ bắt đầu hiển thị cho người dùng danh sách có thể cuộn được gồm các chủ đề liên quan cùng với các bộ lọc hiện tại ở đầu trang kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: nếu đang tìm kiếm ý tưởng cho bữa tối, người tìm có thể thấy các chủ đề bộ lọc như “lành mạnh” hoặc “dễ dàng” bật lên trong danh sách có thể cuộn mới. Nếu nhấn vào một trong các bộ lọc, nó sẽ thêm vào phần tìm kiếm. Người tìm có thể thêm hoặc xóa chủ đề, được chỉ định bằng ký hiệu ” “, để phóng to hoặc quay lại tìm kiếm.
Màn ảnh hiển thị các bộ lọc mới trong chức năng tìm kiếm của Google
Cả chủ đề và bộ lọc đều được hiển thị theo thứ tự mà hệ thống của công ty tự động xác định là hữu ích nhất với người dùng. Nếu không thấy bộ lọc cụ thể mà mình muốn, bạn có thể tìm thêm bằng cách sử dụng tùy chọn “Tất cả bộ lọc”, có sẵn ở cuối hàng.
Video đang HOT
Google cho biết, các chủ đề rất linh hoạt và sẽ thay đổi khi người dùng có nhiều tùy chọn hơn, giúp khám phá các lĩnh vực mới. Chẳng hạn, nếu nhấn vào bộ lọc “lành mạnh”, có thể thấy từ “ăn chay” xuất hiện tiếp theo. Trước mắt, thay đổi mới sẽ triển khai cho người dùng tiếng Anh ở Mỹ trên iOS, Android và web trong những ngày tới.
New Zealand đòi Google, Facebook trả phí cho báo chí
Quốc gia này yêu cầu các ông lớn công nghệ trả tiền cho các cơ quan báo chí nếu muốn hiển thị tin tức của họ trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm của mình.
Facebook, Google có thể sẽ phải nộp 30-50 triệu USD để hiển thị các bài báo ở New Zealand. Ảnh: Stuff.
Chính quyền New Zealand sẽ ban hành luật mới, buộc các ông lớn công nghệ như Google và Meta trả phí 30-50 triệu USD cho các cơ quan báo chí ở nước này vì hiển thị, đăng tải, chia sẻ tin tức của họ trên news feed.
Cụ thể, hôm 4/12, Willie Jackson, Bộ trưởng Bộ Phát thanh Truyền hình và Truyền thông của New Zealand khẳng định nước này sẽ học theo luật ở Australia và Canada, đồng thời hỗ trợ hai bên thương thảo và đạt được thỏa thuận với nhau.
"Báo chí New Zealand, đặc biệt là những tờ báo địa phương nhỏ lẻ, đang gặp khó trong việc duy trì nguồn tài chính vì các nhà quảng cáo dần chuyển sang các nền tảng online. Do đó, những bên được lợi từ các bài báo, thông tin của họ sẽ phải trả tiền cho họ", Bộ trưởng Willie Jackson nói.
Đạo luật này sẽ được biểu quyết tại phiên họp Quốc hội và khả năng cao sẽ thông qua, Reuters nhận định.
Theo Stuff, điều luật này nhằm hỗ trợ các tổ chức truyền thông trong nước khi doanh thu từ quảng cáo sụt giảm. Nguyên nhân đến từ độc giả dần lựa chọn đọc, xem tin tức miễn phí trực tuyến trên Facebook, Google. Trong khi đó, các bài báo cũng xuất hiện tràn lan trên kết quả tìm kiếm hay mạng xã hội thay vì trang báo chính thức.
Do đó, chính phủ sẽ đứng ra phân xử nếu Facebook, Google không đạt được thỏa thuận chung, Bộ trưởng Bộ Phát thanh Truyền hình và Truyền thông của New Zealand cho biết. Ông cũng nói thêm các hãng công nghệ sẽ có 3-6 tháng trước khi họ thực hiện các biện pháp bắt buộc tuân thủ đạo luật.
Các cơ quan báo chí cũng không được hưởng nhiều lợi ích thương mại trong khi Facebook, Google lại thu về lợi nhuận lớn từ phí quảng cáo, khai thác miễn phí những tờ báo. Ảnh: Rahul Awasthi.
"Chúng tôi đã mất một nửa số nhà báo chỉ trong vòng 10 năm. Thật không công bằng khi những nền tảng trực tuyến như Google và Meta lại hiển thị và chia sẻ tin tức của chúng tôi miễn phí", ông nói với báo chí. Do đó, Bộ Trưởng Willie Jackson khẳng định mức phí 30-50 triệu USD sẽ thiết lập công bằng giữa mạng xã hội và cơ quan báo chí.
Sinead Boucher, Giám đốc điều hành tập đoàn truyền thông Stuff của New Zealand, cũng bày tỏ sự đồng tình với dự luật của chính phủ. Theo bà, các nền tảng mạng xã hội đã sử dụng miễn phí những nội dung báo chí để đạt được quyền lực và quy mô phát triển như hiện nay. Họ đã chiếm phần lớn thị trường quảng cáo trực tuyến, gây áp lực rất lớn cho ngành báo chí, truyền thông trong nước.
"Chúng tôi muốn các cơ quan báo chí cũng được hưởng một phần lợi từ các nền tảng đã sử dụng nội dung của mình, giúp họ đầu tư và nâng cao phát triển lĩnh vực báo chí", Giám đốc Sinead Boucher nói.
Trước đó, năm 2021, Australia đã thông qua một dự luật buộc các hãng công nghệ phải thỏa thuận với công ty truyền thông nước này để trả tiền nếu muốn chia sẻ, đăng tải tin tức của họ.
Cụ thể, chính phủ này yêu cầu Google, Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí trong nước khi hiển thị, sử dụng thông tin của các trang báo này trên các nền tảng mạng xã hội, kể cả trong phần kết quả tìm kiếm. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng điều luật này cho các nền tảng trên Internet.
Google có nhiều thỏa thuận với các nhà phát triển ứng dụng Theo một hồ sơ của tòa án công bố ngày 17/11, "gã khổng lồ" tìm kiếm Google thuộc Alphabet Inc đã đạt được ít nhất 24 thỏa thuận với các nhà phát triển ứng dụng lớn nhằm ngăn họ cạnh tranh với cửa hàng ứng dụng Play Store của mình, trong đó có một thỏa thuận cho biết Google sẽ trả cho Activision...