Google nuôi tham vọng kiểm soát Android
Với việc tạo ra chuẩn chung cho các con chip di động, Google sẽ bao trọn phần cứng và phần mềm của các thiết bị chạy Android trong tương lai.
Thông tin mới đây từ The Information cho biết, Google đang quan tâm đến việc phát triển chip cho các thiết bị chạy Android, tương tự như cách Apple thiết kế ra dòng chip Ax trang bị cho các thế hệ iPhone, iPad của họ. Google muốn chuẩn hóa và thống nhất toàn bộ hệ sinh thái Android.
Android sẽ không còn là sân chơi chung của các hãng sản xuất di động nếu Google bước chân vào.
Các cuộc thảo luận xung quanh con chip của Google khởi động từ mùa thu. Hãng bắt đầu tuyển dụng hàng loạt kỹ sư thiết kế chip đa phương tiện có thể quản lý dự án và cộng tác với các kỹ sư nhằm thương mại hóa sản phẩm. Dự án được cho là của Pixel, nhóm từng có chiếc máy tính bảng lai Pixel C khá thành công.
Dự án của Google thể hiện tham vọng bành trướng, mở rộng sự kiểm soát với các nhà sản xuất thiết bị OEM ở cả phần cứng lẫn phần mềm chứ không gói gọn trong nền tảng Android. Tuy nhiên, việc tạo ra chuẩn chung cho chip di động của Android hứa hẹn sẽ giúp thiết bị mới có hiệu suất cao và đảm bảo tính ổn định cho cả nền tảng.
Hệ điều hành mã nguồn mở sẽ không còn “mở”?
Để làm được điều này, ông trùm trong lĩnh vực tìm kiếm cần thuyết phục một số công ty sản xuất chip như Qualcomm chấp nhận gia công chip cho riêng Android. Việc Qualcomm đồng ý hay không chỉ là vấn đề thời gian, bởi hãng này đang phải trải qua những bê bối hàng loạt với các con chip cao cấp của mình, đồng thời tình hình kinh doanh cũng đang có dấu hiệu xấu đi.
Video đang HOT
Hiện đại diện Google từ chối bình luận về thông tin này.
Trần Tiến
Theo Zing
Vi xử lý smartphone: Bao nhiêu nhân là đủ?
Hàng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp những quảng cáo về vi xử lý 4 nhân, 8 nhân... Điều này đã ngấm ngầm tạo nên tư tưởng "càng nhiều nhân, càng xịn, càng tốt". Thực tế có phải vậy?
Nhiều tin đồn cho rằng, Qualcomm đang chuẩn bị sản xuất mẫu chip thế hệ tiếp theo có tên gọi Snapdragon 818 với vi xử lý 10 nhân. Chỉ cách đây vài tuần, hãng MediaTek cũng vừa ra mắt một loại chip với 10 nhân.
10 nhân có phải là quá nhiều? Một chiếc điện thoại cần bộ vi xử lý với bao nhiêu nhân là đủ?
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về nhân. Nhân là gì?
Nhân là phần xử lý dữ liệu của CPU (bộ xử lý trung tâm). Khi có nhiều nhân cùng chạy song song, bạn có thể đồng thời xử lý nhiều tác vụ với hiệu quả cao hơn. Vì vậy, càng nhiều nhân, thiết bị càng chạy được nhiều tác vụ một lúc. Điều này khiến thiết bị trở nên tốt hơn?
Trên lý thuyết thì đúng là vậy, nhưng về cơ bản, bất cứ một phần mềm nào muốn chạy được đều phải dựa trên phần cứng. Có nghĩa là cả hệ điều hành và ứng dụng chạy trên phần cứng đó đều phải được tối ưu hóa cho một vi xử lý đa nhân. Nếu phần mềm không được phát triển để chạy trên các phần cứng nhiều nhân như vậy, lợi ích của việc có đa nhân gần như là không đáng kể.
Trên thực tế, thậm chí những chiếc máy tính để bàn hiện đại nhất cũng chỉ được trang bị vi xử lý bốn nhân để phù hợp với các phần mềm thiết kế cho máy tính.
Vi xử lý đa nhân
Samsung Galaxy S6.
LG Optimus 2X là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị vi xử lý đa nhân. Thiết bị này ra đời cuối năm 2010 với vi xử lý hai nhân. Từ sau đó trở đi, các smartphone ngày càng được trang bị vi xử lý nhiều nhân hơn và hiện nay, HTC One M9, Samsung Galaxy S6 là hai chiếc điện thoại được trang bị vi xử lý nhiều nhân nhất với 8 nhân. Nhưng các bạn hãy nhớ một điều, kể cả một chiếc smartphone vi xử lý 8 nhân hay 10 nhân cũng không cùng lúc chạy nhiều nhân hơn một chiếc smartphone chỉ có 4 nhân. Những loại chip chứa nhiều nhân như vậy sẽ lần lượt vận hành một số nhân và thay đổi tùy theo tác vụ.
Sở hữu một chiếc điện thoại có 8 hay 10 nhân đồng nghĩa với việc sử dụng pin một cách tiết kiệm hơn và tăng hiệu suất của máy.
Vậy một chiếc CPU 10 nhân hoạt động như thế nào?
Về mặt ý tưởng, chip 10 nhân MediaTex MT6769 sẽ được chia thành ba phần, phần đầu tiên gồm bốn nhân Cortex-A53, tiếp theo là bốn nhân Cortex-A57 và cuối cùng là hai nhân Cortex-A72.
Bốn nhân Cortex-A53 có tốc độ xung nhịp 1.4GHz để thực hiện các tác vụ đơn giản như điều hướng. Bốn nhân Cortex-A57 với tốc độ xung nhịp 2GHz, được sử dụng cho các tác vụ nặng hơn. Hai nhân Cortex-A72 có tốc độ xung nhịp 2.5GHz để xử lý các tác vụ cực năng như đồ họa 3D hay quay phim 4K HDR.
Dĩ nhiên, các tác vụ nặng vẫn có thể xử lý bằng các cấu hình hai nhân. Vậy bốn nhân có thực sự cần thiết?
Nhiều người có thể trả lời là "không". Dù tất cả mọi người đều thích những smartphone có khả năng xử lý đa tác vụ, nhưng thật ra chẳng mấy khi chúng ta để smartphone chạy song song đa tác vụ vì những lý do như tốn pin, nóng máy và vì màn hình điện thoại rất nhỏ để thực hiện nhiều tác vụ cùng lúc.
Dĩ nhiên, bạn có thể thực hiện các tác vụ đơn giản khác trên nền một tác vụ chính ví dụ như cập nhật ứng dụng, nhận thông báo và khi chạy đa tác vụ bạn có thể dễ dàng chuyển sang các tác vụ khác chỉ với một thao tác chạm. Kể cả như vậy, một chip hai nhân có tốc độ xử lý nhanh vẫn hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu này.
Apple cũng nghĩ như vậy
Chẳng phải nhìn đi đâu xa, ngay chiếc smartphone đời mới nhất của Apple là iPhone 6 và 6 Plus cũng chỉ được trang bị vi xử lý hai nhân A8. Dù ít nhân như vậy, nhưng iPhone 6 và 6 Plus luôn nằm trong top dẫn đầu các cuộc kiểm tra benchmark và kể cả trong quá trình thử nghiệm thực tế. Tại sao lại vậy?
Nguyên nhân là bởi vi xử lý hai nhân ít ỏi của Apple vẫn chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn so các đối thủ. Thay vì nâng số lượng nhân trong chip, Apple tập trung vào việc tăng hiệu quả băng thông bộ nhớ, giảm độ trễ và tăng tốc GPU (chip xử lý đồ họa). Dĩ nhiên, làm được như vậy cũng phải đơn giản. Có một cách dễ dàng hơn đó là tăng thêm số lượng nhân và đẩy nhanh tốc độ xung nhịp, như những gì Samsung đã làm với chiếc Galaxy S6. Kết quả sử dụng thực tế cho thấy phương án này cũng khá hiệu quả.
Công bằng mà nói, không có giải pháp nào được coi là đúng hay sai trong thiết kế CPU. Nhưng tóm lại bạn nên nhớ một điều: vi xử lý điện thoại không nhất thiết phải có nhiều nhân thì mới chạy nhanh hơn hay hiệu quả hơn.
Theo Lê Nga/ICTNews
4 sai lầm lớn các nhà sản xuất smartphone thường mắc phải Trang PocketNow vừa có bài viết phân tích về những sai lầm của các nhà sản xuất smartphone, khiến họ vừa lãng phí tiền bạc và công sức, trong khi sản phẩm thì bị đội giá. Chúng tôi xin dịch lại bài viết mang quan điểm riêng này của PocketNow, để chuyển đến bạn đọc nhằm giúp các bạn có thêm một góc...