Google nói Apple hưởng lợi khi người dùng Android bị phân biệt đối xử trên iMessage
Phó chủ tịch cấp cao của Google, ông Hiroshi Lockheimer, đã chỉ trích Apple lợi dụng “sức ép từ bạn bè” và “sự bắt nạt” trên iMessage.
iMessage của Apple có lượng người dùng lớn tại Mỹ và một trong những tranh cãi kỳ lạ nhất xoay quanh iMessage chính là về màu xanh dương/xanh lá.
Người dùng Android nhận được văn bản có màu nền xanh lá cây trong iMessage thay vì màu xanh dương mặc định, vì họ buộc phải sử dụng SMS thay vì gửi tin nhắn qua dữ liệu. Điều này đã khiến một số người, đặc biệt là thanh thiếu niên, chế nhạo những người dùng Android vì không có iPhone.
Giờ đây, phó chủ tịch cấp cao của Google, ông Hiroshi Lockheimer, đã chỉ trích Apple lợi dụng “sức ép từ bạn bè” và “sự bắt nạt” với iMessage.
“iMessage là một chiến lược của Apple. Sử dụng áp lực bạn bè và bắt nạt như một cách để bán sản phẩm là điều ghê tởm đối với một công ty lấy con người và bình đẳng là một phần cốt lõi trong hoạt động tiếp thị của mình.”
Tài khoản Twitter của Android cũng lên án vấn đề về “sự bắt nạt” xung quanh iMessage của Apple, nói rằng đã có giải pháp tồn tại.
Video đang HOT
Nhận xét của tài khoản Android và Lockheimer là phản hồi với thông tin từ một bài báo của Wall Street Journal, nói về sự thống trị của iPhone đối với thanh thiếu niên. WSJ cũng đưa tin rằng thanh thiếu niên sử dụng Android và sinh viên đang cảm thấy áp lực xã hội vì văn bản màu xanh lá cây trong iMessage.
Hơn nữa, bài báo trích dẫn một email năm 2013 từ Craig Federighi của Apple, trong đó ông phản đối đề xuất nội bộ về việc đưa iMessage lên Android.
“Tôi lo rằng iMessage trên Android sẽ chỉ đơn giản là loại bỏ một trở ngại cho các gia đình dùng iPhone muốn con cái họ sử dụng điện thoại Android,” Federighi cho biết trong email.
Một giải pháp được cả Lockheimer và Google gợi ý là Apple áp dụng tiêu chuẩn RCS cho tin nhắn. Tính năng này định tuyến văn bản qua dữ liệu, đồng thời cho phép chia sẻ đa phương tiện chất lượng cao hơn, đọc biên nhận, hỗ trợ chức năng vị trí, VoIP và cuộc gọi video, v.v. Sự đầu tư của Google về RCS cũng mang đến mã hóa end-to-end. Tuy nhiên, RCS hiện vẫn chưa được các nhà mạng đón nhận.
Một giải pháp tiềm năng khác là Apple đưa iMessage lên Android. Nhưng dường như Apple nghĩ rằng họ có thể bị sụt giảm doanh số iPhone nếu đi theo con đường này, ít nhất là nếu email của Federighi vẫn phản ánh chiến lược hiện tại của công ty.
Apple cũng đã phát hành phiên bản Facetime dựa trên web cho người dùng Android và PC. Vì vậy, một phiên bản iMessage dựa trên nền web cũng có khả năng xảy ra trên lý thuyết, nhưng cuối cùng mọi thứ đều phụ thuộc vào Apple.
Lý do iPhone thường được 'lấy cảm hứng' từ Android
Apple hiếm khi giới thiệu các tính năng mới, thay vào đó, họ giúp những thứ đã có trở nên tốt nhất.
Theo INC , nhiều người cho rằng Apple không đi tiên phong trong việc đổi mới công nghệ. Sản phẩm của họ chủ yếu được hoàn thiện dựa trên phát minh của đối thủ. Tuy nhiên, fan Apple luôn tỏ ra hào hứng với những lần hãng công bố "phát minh lại" tính năng nào đó.
Apple công bố nhiều tính năng mới tại WWDC 2021.
Lý giải về hiện tượng này, YouTuber nổi tiếng Marques Brownlee cho rằng Apple xác định vấn đề trọng tâm khác với phần còn lại.
Trong khi Google tập trung vào đổi mới công nghệ, Apple lại không quan tâm đến cuộc đua trở thành người dẫn đầu. Thay vào đó, họ muốn nâng tầm phát minh, làm cho các tính năng này hoạt động tốt nhất và liền mạch trên sản phẩm của mình.
Chẳng hạn, có thể nhiều tai nghe true wireless mang lại âm thanh xuất sắc, nhưng không thiết bị nào tốt bằng AirPods về khả năng kết nối dễ dàng, liền mạch với iPhone. Có nhiều ứng dụng nhắn tin, dịch vụ chia sẻ dữ liệu tuyệt vời, nhưng không có app nào hoạt động trơn tru, tin cậy như iMessage hoặc Airdrop.
Theo Brownlee, điều đó không chỉ tạo ra các thiết bị tốt hơn mà còn khiến khách hàng khó rời khỏi hệ sinh thái của Apple.
YouTuber này cho rằng các nhóm nghiên cứu của Apple có thể nảy sinh ý tưởng giống với đồng nghiệp tại Google, thậm chí là sớm hơn. Nhưng họ không công bố ngay lập tức vì còn phải trao đổi với các bộ phận khác, sau đó biến phát minh trở thành tính năng hoàn hảo cho hệ sinh thái.
Tính năng live text trên iOS 15 không khác nhiều so với Google Lens đã có từ lâu trên Android, nhưng lại tiện lợi hơn.
Điều này mất thêm một khoảng thời gian so với đối thủ. Đổi lại, mỗi khi ra mắt, tính năng do Apple giới thiệu hoạt động tốt trên hàng loạt thiết bị của hãng.
Brownlee lấy ví dụ về tính năng "live text" vừa được Apple công bố tại sự kiện WWDC 2021. Nó cho phép người dùng trích xuất văn bản trực tiếp từ hình ảnh và dán vào ứng dụng khác.
Như thường lệ, người dùng điện thoại Android đã sử dụng tính năng này trong một thời gian dài thông qua ứng dụng Google Lens, nhưng theo Brownlee, sự khác biệt nằm ở tính liền mạch mà Apple cung cấp.
Với live text, khi bạn thấy số điện thoại in trên bảng hiệu, chỉ cần đưa camera lên và nhấn giữ vào vị trí đó, iPhone có thể thiết lập cuộc gọi ngay lập tức. Việc này dễ dàng, nhanh chóng hơn so với phải mở Google Lens, sao chép và dán trở vào trình gọi điện trên Android.
Tương tự, Share Play cung cấp tính năng chia sẻ màn hình ứng dụng qua FaceTime, gần giống Zoom, Google Meet và Microsoft Teams. Một lần nữa khác biệt nằm ở cách Apple thực hiện.
Google tham vọng bắt kịp hệ sinh thái của Apple trong năm 2022 Tại CES 2022, Google đã giới thiệu 13 tính năng phần mềm mới trên các nền tảng hệ điều hành của hãng, từ việc hỗ trợ ghép nối nhanh các thiết bị không dây đến quét trực tiếp văn bản. Đây là một phần trong sáng kiến "Better Together" (cùng nhau tốt hơn) của Google. Tuy nhiên, trang The Verge nhận định động...