Google Maps hé lộ căn cứ tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc ở đảo Hải Nam
Hãng tin Want China Times hôm 17/11 cho biết một hình ảnh vệ tinh được chụp bởi Google Maps đã vô tình tiết lộ căn cứ tàu sân bay thứ hai của Hải quân Trung Quốc ở Ngọc Lâm, Hải Nam.
Hình ảnh vệ tinh được cho là của căn cứ tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc ở đảo Hải Nam
Hình ảnh vệ tinh từ Google Maps cho thấy sự xuất hiện của các giàn giáo, cầu cảng cũng như một đoạn chân của kè chắn sóng ở Ngọc Lâm – những dấu hiệu của công việc xây dựng căn cứ tàu sân bay thứ hai của Hải quân Trung Quốc tại đảo Hải Nam, sau quân cảng đầu tiên ở Thanh Đảo, Sơn Đông.
Trong khi đó, theo tờ Tân Hoa Xã, có nhiều đồn đoán cho rằng quân cảng tàu sân bay thứ hai này thực tế đã được bắt đầu xây dựng từ khoảng cuối tháng 1/2009. Hồi tháng 6/2013, tờ Tạp chí quốc phòng Kanwa Asian Defence của Canada cho biết những hình ảnh vệ tinh từ Google Earth cho thấy Trung Quốc đang gấp rút hoàn thành một cầu cảng ở đảo Hải Nam có thể cho phép tới 2 tàu sân bay neo đậu. Ngoài ra, những hình ảnh trên Google Earth còn hé lộ một căn cứ tên lửa đất đối không được bố trí cách vịnh Du Lâm, thuộc thành phố Tam Á, khoảng 3km. Kanwa khẳng định tên lửa HQ-12 SAM đã được triển khai tại đây.
Hình ảnh từ Goole Earth cho thấy Trung Quốc đang gấp rút xây dưng căn cứ tàu sân bay thứ hai ở đảo Hải Nam
Trước đó, phát biểu tại các cuộc họp báo, những quan chức quân sự Trung Quốc tuy không thừa nhận nhưng cũng không phủ nhận khả năng Bắc Kinh đang tiến hành chế tạo tàu sân bay thứ hai sau Liêu Ninh. Hồi tháng 9 vừa qua, trả lời phỏng vấn của tờ Southern Metropolis Daily có trụ sở tại Quảng Châu, ông Cảnh Nhạn Sinh – phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc – cho biết: Trung Quốc có quyền duy trì và sửa đổi các cơ sở Hải quân ở đảo Hải Nam. Ngoài ra, một phát ngôn viên quân sự khác của Trung Quốc – ông Dương Vũ Quân – cũng nhấn mạnh sự phát triển của tàu sân bay Trung Quốc phụ thuộc vào nhu cầu quân sự và các nguồn lực sẵn có.
Động thái này chắc chắn không khỏi khiến các quốc gia láng giềng lo ngại, nhất là khi an ninh Biển Đông đang bị đe dọa bởi hàng loạt đe dọa sử dụng vũ lực. Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng: nằm ở miền Nam của Trung Quốc, quân cảng ở Hải Nam được coi là cánh cửa cho Hải quân Trung Quốc thẳng tiến vào Biển Đông một khi xảy ra xung đột.
Video đang HOT
Theo tạp chí quốc phòng Jane’s ngày 14/11, Ukraine có thể đang chuẩn bị cấp quyền sử dụng Trung tâm đào tạo huấn luyện không quân quốc gia làm cơ sở huấn luyện tàu sân bay cho phi công Trung Quốc, bởi Nga hiện không còn nhu cầu huấn luyện phi công máy bay hải quân tại đây.
Theo Songmoi
Doanh nghiệp Nhật 'chớp thời cơ' từ những vấn nạn xã hội của Trung Quốc
Các vấn nạn xã hội tại Trung Quốc như thực phẩm bẩn, ô nhiễm không khí, giáo dục xuống cấp... đang tạo ra cơ hội kinh doanh cho các công ty Nhật Bản, trang tin Want China Times (Đài Loan) cho biết ngày 20.10.
Quảng trường Thiên An Môn tại thủ đô Bắc Kinh mù mịt vì khói - Ảnh: Reuters
Sau đây là 6 ngành kinh doanh được các công ty Nhật khai thác trong bối cảnh Bắc Kinh phải đau đầu giải quyết các tiêu cực này.
1. An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm tiếp tục trở thành một trong những vấn đề gây đau đầu cho Bắc Kinh trong thời gian qua, với hàng loạt các vụ bê bối như dầu ăn vớt từ cống rãnh, thực phẩm giả và sữa bột bị nhiễm độc, theo Want China Times.
Trong bối cảnh các công ty thức ăn Trung Quốc đang đánh mất lòng tin của người tiêu dùng địa phương, hãng chế biến thực phẩm Kagome (Nhật Bản) lại đang làm ăn rất phát đạt tại quốc gia láng giềng.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Nhật khác cũng đang rất thành công trong mảng kinh doanh bia và mì ăn liền tại Trung Quốc,Want China Times cho hay.
2. Nước sinh hoạt
Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt của Trung Quốc đang gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây sau khi nhiều tập đoàn trong nước bị phanh phui là đã lén thải hóa chất độc hại vào nguồn nước.
Tập đoàn đa ngành Hitachi là một trong vài công ty Nhật Bản được cho là đang bán công nghệ tinh lọc nước hiện đại cho Trung Quốc.
3. Y tế
Việc người dân khó tiếp cận các dịch vụ y tế đang là một trong những vấn nạn lớn tại Trung Quốc. Nắm bắt được điều này, tập đoàn Mitsui (Nhật Bản) đã đầu tư vào các công ty dược phẩm của Malaysia đang có ý định mở rộng kinh doanh ngành cung cấp dịch vụ y tế tại Trung Quốc.
Ngoài ra, Fujifilm và Japan Tissue Engineering, hai tập đoàn Nhật Bản, đã lên kế hoạch xuất bán công nghệ về y học tái tạo cho Trung Quốc.
4. Xe thân thiện môi trường
Do tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc hồi tháng 9 thông báo sẽ gia hạn trợ cấp cho ngành sản xuất xe hơi điện và xe hybrid (vừa chạy bằng xăng, vừa chạy bằng điện) cho đến năm 2015.
Các tập đoàn xe hơi Nhật, chẳng hạn như Toyota, Honda và Nissan, đã có kế hoạch sản xuất dòng xe "xanh" nhằm tận dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc.
5. Điều dưỡng
Hiện có hơn 120 triệu người ở độ tuổi 65 hoặc lớn hơn tại Trung Quốc, xấp xỉ dân số Nhật Bản.
Các chuyên gia y tế dự tính đến năm 2015, sẽ có khoảng 40 triệu người già tại Trung Quốc cần có điều dưỡng chăm sóc.
Longlife Holding, tập đoàn y tế hàng đầu của Nhật, đã thiết lập nhiều trung tâm chăm sóc y tế tại Trung Quốc, trong khi các công ty Nhật khác cũng đã bắt đầu tấn công vào thị trường kinh doanh các sản phẩm chăm sóc y tế Trung Quốc.
6. Giáo dục
Tình trạng phân bổ nguồn lực không hợp lý và sự thiếu tin tưởng của người dân vào hệ thống giáo dục cũng là mối quan ngại lớn tại Trung Quốc
Kumon, tập đoàn giáo dục của Nhật, đang tận dụng điều này bằng cách mở nhiều lớp học với phương pháp giảng dạy kiểu Nhật tại nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc.
Hoàng Uy
T heo TNO
Lộ ảnh tên lửa mới trên tiêm kích tàng hình Trung Quốc Tờ Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) đã cho đăng tải hình ảnh của một loại tên lửa bí ẩn gắn trên chiếc J-20, mẫu máy bay chiến đấu tàng hình nội địa đầu tiên của Trung Quốc, trang tin Want China Times (Đài Loan) đưa tin ngày 23.9. Ảnh loại tên lửa mới, bí ẩn màu trắng nằm bên ngoài thân chiếc...