Google mạo hiểm với công cụ tìm kiếm mới
Cách đây vài ngày, Google công bố một tính năng mới trong công cụ tìm kiếm của mình: Google Search Plus Your World (GSPYW). Mặc dù hiện tại SPYW vẫn chỉ dành cho người sử dụng ở thị trường Mỹ nhưng rõ ràng tính năng mới này có thể là 1 bước ngoặt rất lớn đối với Google cũng như cộng đồng Internet. Ngay sau khi công cụ này được công bố, hàng loạt ông lớn chĩa mũi dùi vào chỉ trích Google. Mạnh miệng nhất trong số đó là Twitter khi đại diện của hãng này gọi ngày mà SPYW ra đời là “một ngày đen tối của cộng đồng mạng”. Không lớn tiếng như Twitter nhưng rõ ràng những đối thủ của Google như Facebook cũng chẳng vui vẻ gì với sự xuất hiện của SPYW. Chỉ sau khi SPYW ra đời chưa tới 48 tiếng, Ủy ban thương mại liên bang Mỹ lập tức bổ sung SPYW vào danh sách những sản phẩm của Google thuộc diện bị điều tra chống độc quyền.
Do chưa sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt nên ảnh hưởng của SPYW đối với cộng đồng người sử dụng trong nước chưa thực sự lớn. Tuy nhiên đây lại được đánh giá là 1 trong những thay đổi quan trọng nhất của Google Search trong một vài năm trở lại đây, nó cũng hứa hẹn đem lại nhiều thay đổi cho cuộc chiến Google với Facebook. GenK xin cùng bạn đọc tìm hiểu những vẫn đề chính xoay quanh tính năng đầy tranh cãi này của Google Search.
Search Plus Your World là gì?
Đúng như tên gọi của mình, Search Plus Your World là việc bổ sung các kết quả từ những mối quan hệ cá nhân của người sử dụng vào trang kết quả tìm kiếm trên Google mà cụ thể ở đây là các nội dung chia sẻ từ Google . Blog chính thức của Google cung cấp 1 cách giải thích khá dễ hiểu về cơ chế của SPYW như thế này, với cách tìm kiếm thông thường, khi search từ khóa “chikoo” bạn sẽ thấy xác kết quả được trả về là quả hồng xiêm. Nhưng trong bức ảnh dưới đây, người minh họa có 1 con chó đặt tên là Chikoo và thay vì chỉ hiển thị hình minh họa về quả hồng xiêm, Google sẽ thể hiện thêm các kết quả khác liên quan tới những bức ảnh về chú chó đó. Các kết quả này được lấy về từ MXH Google . Và kết quả tìm kiếm này sẽ khác nhau với mỗi người tùy thuộc vào mối quan hệ của người đó trên Google cũng như nội dung mà bản thân người ấy và các bạn bè của mình chia sẻ trên Google .
Ý tưởng của Search Plus Your World nhìn chung tương đối đơn giản: những nội dung mà những người bạn quen biết chia sẻ luôn hữu ích và đáng tin cậy hơn nội dung của những người mà bạn hoàn toàn xa lạ “thả nổi” trên Internet. Chẳng hạn như khi bạn muốn tìm một quán ăn ngon ở Hà Nội, việc đầu tiên bạn làm sẽ là đi hỏi ý kiến bạn bè mình, nếu như không có được câu trả lời bạn mới tìm đến với Google. Lý do là vì những nội dung mà bạn tìm kiếm được trên Google Search từ trước tới nay đều không thể kiểm chứng được tính xác thực, chỉ một lời khuyên của bạn tôi rằng hàng chả cá Sen Kinh Bắc ở Tăng Bạt Hổ rất ngon có thể còn trọng lượng gấp nhiều lần hàng trăm đánh giá của những người xa lạ mà tôi tìm được trên Google Search.
Video đang HOT
Và đây cũng chính là lý do mà Facebook thành công đến vậy, chắc hẳn bạn cũng đã từng ít nhất 1 lần post status lên Facebook của mình để hỏi ý kiến bạn bè xem nên ăn gì, đi chơi ở đâu tại những địa điểm xa lạ. Giờ đây SPYW là tham vọng của Google muốn biến các nội dung được chia sẻ từ Google trở thành một phần trong kết quả tìm kiếm trên Google Search và giúp các kết quả tìm kiếm gần gũi, thân thiện, chọn lọc và đáng tin cậy hơn với cá nhân bạn.
Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, nếu Search Plus Your World hữu ích như vậy thì tại sao nó lại khiến Google vướng vào vòng lao lý vì những vụ kiện chống độc quyền và tại sao Twitter, Facebook lại tỏ ra “hậm hực” đến vậy trước SPYW?
Cạnh tranh không lành mạnh
Ý tưởng của SPYW là việc đưa các nội dung mà bạn bè của bạn chia sẻ vào trong kết quả tìm kiếm. Nhưng hãy nhớ rằng những kết quả này không phải là từ những MXH như Facebook hay Twitter, mà là từ Google và chỉ từ Google mà thôi. Như chúng ta đều biết, từ trước tới nay Google vẫn không mấy thành công trong việc lôi kéo người sử dụng. Có 1 khởi đầu không tệ nhưng Google càng ngày càng mất dần người sử dụng trung thành do sự cạnh tranh từ Facebook. Lý do chính khiến Google thiếu sức hút với cá nhân tôi là do bạn bè tôi không sử dụng MXH này và ở đây quá ít nội dung mà tôi thì không có thời gian để duy trì hoạt động ở 2 MXH cùng 1 lúc. Cuối cùng lựa chọn của tôi là Facebook.
Đưa các kết quả liên quan tới Google lên đầu có thể sẽ giết chết các kết quả tìm kiếm thực sự chất lượng.
Nhưng với việc ưu tiên các kết quả tìm kiếm “cá nhân”, thực ra Google đang âm thầm tăng tần suất xuất hiện của Google trong cuộc sống của chúng ta. Và khi Google được ưu tiên, lẽ dĩ nhiên là các đối thủ như Facebook, Twitter, Yelp… sẽ bị “ra rìa”. Facebook vốn trước nay chẳng mặn mà gì với việc xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google chắc sẽ chẳng bận tâm nhiều, tuy nhiên với những dịch vụ như Yelp (trang web đánh giá địa điểm ăn uống, mua sắm, vui chơi tại Mỹ) hay TripAdvisor (trang web cung cấp thông tin du lịch) với một phần rất lớn lưu lượng truy cập phụ thuộc vào việc được xuất hiện trên trang tìm kiếm đầu tiên từ Google thì đây là 1 cú tát rất mạnh. Hầu hết người sử dụng chỉ quan tâm đến kết quả tìm kiếm đầu tiên mà họ thấy, việc Yelp mất vị trí đầu tiên và phải “cạnh tranh” với các kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa chắc chắn sẽ khiến các dịch như thế điêu đứng.
Trước tới nay chúng ta dựa dẫm, tin tưởng vào Google Search rằng công cụ này sẽ luôn trung thực, đem đến cho người sử dụng kết quả tìm kiếm chính xác nhất, khách quan nhất và hữu ích nhất thông qua thuật toán PageRank của hãng. Và giờ đây với SPYW các kết quả tìm kiếm có chất lượng cao nhất vẫn phải nhường chỗ cho Google . Việc dựa vào vị trí thống trị của mình để “xào” kết quả tìm kiếm sao cho có lợi nhất cho bản thân chính là lý do khiến Google phải đối mặt với những vụ điều tra chống độc quyền từ phía chính phủ Mỹ. Mặc dù gã khổng lồ tìm kiếm vẫn có thể bào chữa rằng SPYW ra đời với mục đích phục vụ người sử dụng tốt hơn, và rất có thể là Google không có ý xấu, nhưng sự thực là công cụ này sẽ khiến thế giới Internet của chúng ta trở nên méo mó hơn, lệ thuộc vào Google hơn và ít đa dạng hơn.
Kết
Hiện tại vẫn còn quá sớm để kết luận bất kỳ điều gì về SPYW. Dù vậy, tiềm năng cũng như hứa hẹn của công cụ này là rất lớn. Tất nhiên chúng ta cũng từng chứng kiến vô số ý tưởng đầy hứa hẹn của Google lại có kết cục lụi tàn nhưng tôi thực sự hi vọng rằng SPYW có thể đem lại sự khác biệt cho tương lai của bộ máy tìm kiếm hàng đầu hành tinh. Nếu có được 1 cộng đồng sử dụng Google đủ lớn, chắc chắn SPYW sẽ thay đổi rất nhiều cách mà chúng ta tìm kiếm cũng như chia sẻ thông tin.
Theo ICTnew
Tổng hợp những "trò đùa" khó tin với công cụ tìm kiếm Google
Hãy cùng xem những kĩ sư phần mềm tài năng của gã khổng lồ đã mang tới cho người sử dụng những điều thú vị gì?
Ẩn trong các cộng cụ tìm kiếm của Google là một số trò đùa vui mà các kỹ sư đã thêm vào trong quá trình xây dựng. Dưới đây là một trong số những trò đùa đó.
- Bạn hãy truy cập vào Google và thử tìm kiếm với từ khóa "do a barrel roll" hoặc "z or r twice". Trang bạn đang tìm kiếm sẽ xoay một vòng 360 độ. Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ hoạt động trên các phiên bản mới nhất của các trình duyệt Mozila Firefox, Google Chrome và Safari.
- Hiệu ứng này hoạt động tương tự như hiệu ứng phía trên. Khi tìm kiếm với từ khóa "tilt" hoặc "askew", Google sẽ hiển thị nghiêng trang kết quả tìm kiếm.
- Khi tìm kiếm trên Google với từ khóa "ascii art", Google sẽ vẫn đưa ra những kết quả bình thường. Tuy nhiên lúc này, hãy chú ý tới biểu tượng của Google ở góc trên bên trái và bạn sẽ thấy điều thú vị. Logo của Google khi này sẽ chuyển sang dạng những kí tự ASCII cứng cáp.
- Bạn hãy chuyển ngôn ngữ của Google sang tiếng Anh (bằng cách click chuột vào "Google.com in English" ở góc bên dưới) sau đó tìm kiếm với từ khóa "anagram", Google sẽ hỏi bạn là "did you mean nag a ram". Nó đã tự động đảo thứ tự các chữ cái của từ khóa mà bạn vừa tìm kiếm.
- Tiếp đó, sau khi chuyển trang Google sang Tiếng Anh, bạn hãy tìm kiếm với từ khóa "recursion", Google sẽ hỏi lại bạn "Did you mean recursion". Thật lạ kì bởi vì khi này bạn không hề gõ sai chính tả từ "recursion". Google đã "lẫn" rồi chăng?
- Bạn hãy vào Google Maps và gõ từ khóa "Beijing to Tokyo". Hãy xem cách mà Google sẽ dẫn đường cho bạn từ Bắc Kinh tới Tokyo sau khi nhấn Enter. Hãy nhìn vào cột chỉ dẫn ở bên trái màn hình, bạn sẽ thấy có một chặng đường Google gợi ý bạn đi bằng cách "Jet ski across the Pacific Ocean" (Hãy đi ca nô jet ski ngang qua biển Thái Bình Dương). Nhiều người cho rằng đây là lúc Google cảm thấy bó tay và nó khuyên bạn nên chạy qua biển Thái Bình Dương bằng chiếc canô bé nhỏ kia thay vì nên đi bằng tàu như bình thường.
- Trọng lực của Trái Đất có thể tác động đến Google không? Để trả lời cho câu hỏi trên bạn hãy truy cập vào http://mrdoob.com/projects/chromeexperiments/google_gravity/ và cùng chơi trò "ném gạch" với Google. Chơi chán, bạn hãy gõ vào ô tìm kiếm một từ khóa bất kì nào đó và chờ đợi điều thú vị xảy ra với các kết quả tìm kiếm.
- Khi Google bị hacker tấn công giao diện của nó sẽ như thế nào? Xin hãy tham khảo tại đây.
Theo ICTnew
Facebook sẽ hợp tác với Apple để "tiêu diệt" Google Không chỉ chờ đến lúc mạng xã hội Google ra đời, Facebook đã luôn là một đối thủ khó ưa của Google. Theo tạp chí Fortune, Facebook đang có ý định hợp tác với Apple để chống lại gã khổng lồ tìm kiếm mà trước hết là đối thủ trực tiếp: mạng xã hội Google . Mark Zuckerberg đã nhận ra điểm mạnh...