Google kháng cáo án phạt hơn 4 tỷ USD của Tòa án sơ thẩm châu Âu
Google tuyên bố sẽ kháng cáo lên tòa án cấp cao nhất của Liên minh châu Âu (EU) về mức phạt hơn 4 tỷ USD liên quan vụ kiện chống độc quyền.
Biểu tượng của Google tại Mountain View, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 27/10, công ty Google thuộc Tập đoàn Alphabet tuyên bố sẽ kháng cáo lên tòa án cấp cao nhất của Liên minh châu Âu (EU) về mức phạt hơn 4 tỷ USD liên quan vụ kiện chống độc quyền.
Google đưa ra tuyên bố này sau khi Tòa án sơ thẩm châu Âu ra phán quyết nhất trí với những cáo buộc của Ủy ban châu Âu đối với hãng công nghệ này.
Một người phát ngôn của Google cho biết công ty đang chuẩn bị kháng cáo và hạn chót đệ đơn lên tòa là ngày 1/12 tới.
Video đang HOT
Theo quy định, Google chỉ có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý lên Tòa án Công lý châu Âu có trụ sở tại Luxembourg.
Tháng Chín vừa qua, Tòa án sơ thẩm châu Âu ra phán quyết nhất trí với quyết định của Ủy ban châu Âu cáo buộc Google áp đặt những hạn chế bất hợp pháp đối với các nhà sản xuất điện thoại thông minh Android và các nhà điều hành mạng di động nhằm củng cố vị trí thống trị của công cụ tìm kiếm của hãng này.
Tuy nhiên, tòa giảm 5% mức phạt mà Ủy ban châu Âu đưa ra đối với Google, từ 4,34 tỷ euro xuống còn 4,125 tỷ euro.
Vụ kiện hệ điều hành Android của Google là một trong 3 vụ kiện lớn về chống độc quyền mà hãng công nghệ của Mỹ này đang đối mặt.
Trong thập niên qua, EU đã phạt Google tổng cộng 8,25 tỷ euro với cáo buộc độc quyền.
Tiếp theo EU, nhiều nhà quản lý trên thế giới bắt đầu có động thái tương tự đối với Google, trong đó có các vụ kiện tại Mỹ và một số nước châu Á.
Năm ngoái, Hàn Quốc đã quyết định phạt Google gần 180 triệu USD vì lạm dụng vị trí thống trị trong các hệ điều hành di động và kho ứng dụng, cho rằng điều này cản trở sự cạnh tranh trên thị trường.
Cùng ngày 27/10, Google cho biết cửa hàng ứng dụng Google Play của công ty đang là mục tiêu điều tra của EU cũng liên quan vấn đề chống độc quyền.
Vào tháng Năm năm nay, Ủy ban châu Âu và Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) đã lần lượt mở cuộc điều tra chính thức về các hoạt động kinh doanh của Google Play.
Tháng Tám vừa qua, một số nguồn thạo tin cho biết các cơ quan chống độc quyền của EU đang điều tra việc Google cảnh báo xóa các ứng dụng khỏi Google Play nếu các nhà phát triển ứng dụng đó sử dụng các phương thức thanh toán khác ngoài hệ thống thanh toán riêng của hãng.
Động thái này được cho là sẽ khiến “đại gia” công nghệ Mỹ đối mặt với án phạt hàng tỷ USD.
Google đã phải đối mặt với những chỉ trích trên toàn cầu vì bắt buộc các nhà phát triển phần mềm sử dụng cửa hàng ứng dụng của hãng phải dùng hệ thống thanh toán trong ứng dụng với mức phí hoa hồng lên đến 30%.
Hiện nay, công ty này đã bắt đầu cho phép sử dụng các hệ thống thanh toán thay thế ở một số quốc gia./.
Nhiều doanh nghiệp châu Âu khiếu nại Google vi phạm luật cạnh tranh
Hơn 40 doanh nghiệp của 20 quốc gia châu Âu là đối thủ của Google trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thương mại ngày 16/10 đã hối thúc Cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) áp dụng các quy định mới được ban hành để đảm bảo công ty của Tập đoàn Alphabet này tuân thủ các điều khoản cạnh tranh theo luật định năm 2017 của khối.
Biểu tượng Google tại trụ sở ở Mountain View, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bức thư gửi Ủy viên EU về cạnh tranh Margrethe Vestager, 43 công ty, trong đó nhiều công ty hàng đầu của Anh, Pháp, Thụy Điển và Đức, đề nghị Ủy ban châu Âu "mở lại không gian trên các trang kết quả tìm kiếm chung" cho các nhà cung cấp có liên quan. Cách đây 5 năm, Hội đồng châu Âu đã phạt Google 2,4 tỷ euro (2,33 tỷ USD), đồng thời yêu cầu công ty này ngừng hành động thiên vị trong dịch vụ mua sắm. Sau đó, "gã khổng lồ" công nghệ khẳng định sẽ đối xử với dịch vụ mua sắm của hãng như các đối thủ cạnh tranh khi đặt giá thầu cho các quảng cáo trong công cụ "mua sắm" (shopping) hiện ở đầu trang tìm kiếm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp tham gia khiếu nại cho rằng giải pháp này của Google không có hiệu lực về mặt pháp lý, khiến họ không thu được lợi nhuận từ các cuộc đấu giá quảng cáo.Theo các doanh nghiệp tham gia khiếu nại, Google đã vi phạm Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA), dự kiến có hiệu lực từ tháng 5/2023.
Nhằm chấm dứt việc lạm dụng vị trí thống trị của các tập đoàn kỹ thuật số lớn, tháng 3 vừa qua, Nghị viện châu Âu (EP) và các nước thành viên EU đã nhất trí về 2 luật mới bao gồm DMA và Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA). Trong khi DMA sẽ trao cho EU các quyền hạn chưa từng có để nhanh chóng hành động đối với các công ty công nghệ lớn nói trên, đồng thời đề ra quy định nghiêm ngặt về những điều "Được làm" và "Không được làm" trên các nền tảng mà các công ty này quản lý, DSA bao gồm các quy định đảm bảo rằng các nền tảng trực tuyến phải chịu trách nhiệm về các thuật toán của mình, đồng thời có nghĩa vụ kiểm duyệt nội dung tốt hơn. Các khoản tiền phạt có thể lên đến 10% doanh số kinh doanh toàn cầu sẽ được đưa ra trong trường hợp vi phạm và EP muốn tăng cường phương tiện ngăn chặn hơn nữa trong trường hợp tái phạm.
Mỹ: Ủy ban toàn quốc của đảng Cộng hòa kiện Google vì tính năng lọc thư rác Ngày 21/10, Ủy ban toàn quốc của đảng Cộng hòa (RNC) ở Mỹ đã khởi kiện Google do chuyển các thư điện tử (email) của ủy ban này vào mục thư rác của người dùng. Biểu tượng Google tại trụ sở ở Mountain View, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hồ sơ khởi kiện tại tòa án ở bang California, RNC cho rằng Google...