Google, Facebook đọc được tin nhắn, email của bạn, Edward Snowden nói các tập đoàn công nghệ lớn ‘không đáng tin’
‘Người thổi còi’ của nước Mỹ Edward Snowden mới đây đã tung đòn công kích nhằm vào các công ty công nghệ hàng đầu của thế giới, trong đó có Facebook.
Cựu nhân viên CIA, “người thổi còi” Edward Snowden công kích các tập đoàn công nghệ lớn trong lúc giới thiệu cuốn sách mới xuất bản
Edward Snowden hiện đang phải sống lưu vong ở nước Nga bởi đã chia sẻ hàng nghìn tài liệu tuyệt mật của chính phủ với báo giới. Nhưng 6 năm sau kể từ khi phanh phui việc chính phủ Mỹ theo dõi cuộc sống trên mạng của mọi người dân Mỹ, Snowden giờ không chỉ lo lắng về những cơ quan chính phủ đầy quyền lực như Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), mà còn quan ngại về các công ty công nghệ lớn.
Trong buổi phỏng vấn với chuyên trang Recode, Snowden cho hay ông nghĩ rằng sẽ là “sai lầm” nếu xem NSA là mối đe dọa tới quyền riêng tư lớn hơn so với các công ty công nghệ.
“Mục đích bên trong của Facebook, dù họ có công khai hay không, chính là thu thập ghi chép hoàn thiện về cuộc sống riêng tư của mọi người nhiều nhất có thể, và sau đó lợi dụng chúng để làm giàu cho tập đoàn, bất chấp hậu quả” – Snowden cho hay – “Điều này chính xác là giống hệt hoạt động của NSA”.
“ Google cũng có mô hình tương tự. Vậy mà họ vẫn rêu rao: “Chúng tôi đang kết nối mọi người, chúng tôi thiết lập dữ liệu”" – Snowden nói, nhưng thêm rằng các công ty trên không thể nắm được nhiều thông tin như chính phủ bởi chính phủ có thể thu thập thông tin từ mọi nền tảng công nghệ.
Video đang HOT
Snowden đưa ra nhận định trên trong lúc giới thiệu về cuốn sách mới mà anh vừa xuất bản có tên “Permanent Record” (Hồ sơ vĩnh cửu), trong đó kể về hành trình của bản thân từ chỗ một nhà thầu an ninh quốc gia trẻ tuổi đầy lý tưởng bảo vệ nước Mỹ khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài thời kỳ hậu 11/9, tới một “người thổi còi” bị vỡ mộng.
Chương trình do thám đồ sộ của chính phủ Mỹ mà anh phanh phui vào năm 2013 sẽ không thể thực hiện được nếu không có các công cụ thu thập dữ liệu của các công ty công nghệ – theo Snowden.
“Google càng biết nhiều về bạn, Facebook càng biết nhiều về bạn, họ càng có thêm khả năng kiến tạo hồ sơ vĩnh cử về cuộc sống riêng tư của bạn, và họ càng có thêm tầm ảnh hưởng cùng quyền lực đối với chúng ta” – Snowden nói – “Khó giải thích được tại sao Google lại có thể đọc được email của bạn, hay vì sao Google lại biết được tin nhắn mà bạn gửi cho bạn bè. Facebook còn biết được bạn nói gì trong bức thư bạn gửi cho mẹ mình”.
Snowden cũng chỉ ra rằng Tu chính án thứ Tư (Fourth Admendment) – nhằm bảo vệ công dân khỏi các hệ thống tìm kiếm trừ khi cơ quan hành pháp có trát hay lý do cụ thể – chỉ áp dụng cho chính phủ, chứ không phải các công ty. Bởi vậy, trong khi FBI cần phải có trát mới có thể được phép kiểm tra hộp thư của bạn, thì Facebook lại không vấp phải rào cản nào trong việc tìm kiếm và trích xuất thông tin riêng tư của người dùng, mà không cần có sự phê chuẩn của tòa án.
Cự kỹ sư hệ thống của NSA nói rằng, để bảo vệ người dân tốt hơn trước hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân của các công ty công nghệ lớn, Mỹ cần phải có bộ luật về trách nhiệm phần mềm. Bộ luật này cũng giống như các quy định về trách nhiệm sản phẩm tiêu dùng, trong đó buộc các công ty và giám đốc điều hành của chúng phải chịu trách nhiệm khi bán ra các sản phẩm gây hại cho người dân.
“Chúng ta có các bộ luật trách nhiệm ở mọi lĩnh vực khác” – Snowden nói – “Nếu bạn sản xuất dược phẩm và đặt chúng trên kệ hàng, thuốc của bạn gây chết người, bạn sẽ bị kiện. Bạn sẽ phải vào tù, phải chứ? Nếu bạn sản xuất xe hơi, xe hơi của bạn bốc cháy và gây chết người, bạn cũng bị kiện, công ty của bạn có thể bị đóng cửa, bạn có thể ngồi tù. Thế nhưng ở Mỹ lại chưa có luật trách nhiệm phần mềm”.
Mới đây, các công ty như Facebook, Google và Amazon đã hứng chịu làn sóng chỉ trích nặng nề từ các nhà điều hành vì gây ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội – từ các hoạt động độc chiếm cho tới các vụ rò rỉ dữ liệu gây chấn động.
“Khi bạn coi những người hoạt động trong ngành công nghệ như một giai tầng, chúng ta đang ở một ngã ba đường” – Snowden nói – “Có một giai tầng mà dẫn đầu là Mark Zuckerberg đang di chuyển theo hướng quyền lực và tầm ảnh hưởng cực đại của công nghệ. Họ có thể tận dụng tầm ảnh hưởng mà các hệ thống của họ mang lại để hướng thế giới theo ý của họ. Và ngã rẽ còn lại là của những người bình thường”.
“Sự tiến bộ trong công nghệ là điều không thể tránh và công nghệ có thể tạo nên nhiều điều tốt đẹp cho thế giới. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng cần phải áp đặt hạn chế đối với quyền lực và tầm ảnh hưởng của công nghệ” – Snowden nói thêm.
Theo VietTimes
Apple, Facebook, Google bị yêu cầu cung cấp email nội bộ để điều tra chống độc quyền
Một ủy ban thuộc Hạ viện Mỹ đã yêu cầu các CEO của hàng loạt ông lớn công nghệ gồm Facebook, Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Amazon cung cấp email nội bộ, báo cáo tài chính chi tiết và các hồ sơ công ty.
Bốn gã khổng lồ công nghệ bị Hạ viện Mỹ điều tra các hành vi phản cạnh tranh
Đây là động thái mới nhất nằm trong nỗ lực mở rộng cuộc thăm dò hành vi độc quyền của các công ty lớn ở Mỹ.
Ngay sau thông tin này được phát đi, cổ phiếu Apple đã giảm khoảng 1,8% sau phiên mở cửa, bởi lá thư của Ủy ban Chứng khoán đã đưa ra những bằng chứng cụ thể đầu tiên về một cuộc điều tra chống độc quyền trên diện rộng, trong đó Apple được đề cập như là một mục tiêu tiềm năng của vụ việc. Theo đó, Ủy ban này đã yêu cầu Apple cung cấp thông tin "đáng lo ngại" về việc xóa bỏ một số ứng dụng trên App Store cũng như việc không cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba làm mặc định. Trước đó, Apple từng phải đối mặt với những chỉ trích về việc họ áp dụng các chính sách và thuật toán mới để bóp nghẹt ứng dụng của các bên thứ ba cạnh tranh với họ trên App Store.
Theo Reuters, các nhà lập pháp cũng sẽ tìm kiếm email từ các giám đốc điều hành cấp cao trong các thảo luận liên quan tới các thương vụ lại AbeBooks, PillPack, Eero, Ring, Zappos và Whole Food của Amazon; hay các vụ mua lại AdMob, YouTube, Android và DoubleClick của Google. Ngoài ra, các nhà điều tra cũng sẽ tìm hiểu các chính sách của Google Chrome, trong đó có chức năng tự động đăng nhập vào Chrome để sử dụng các dịch vụ của Google.
Chung số phận, Ủy ban này cũng sẽ "lục lại" thông tin xung quanh các thương vụ mua lại Instagram, WhatsApp và Onavo của Facebook cũng như quyết định tích hợp chúng vào mạng xã hội này thông qua tính năng đăng nhập bằng Facebook.
Hồi đầu tuần, tổng chưởng lý bang Texas dẫn đầu một nhóm gồm 50 luật sư từ các tiểu bang và vùng lãnh thổ Mỹ đã khởi xướng cuộc thăm dò xem liệu Google có lạm dụng độc quyền trong thị trường quảng cáo hay không. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler - một người thuộc đảng Dân chủ của Mỹ đã cùng tham gia với đại diện đảng Cộng hòa Doug Collins ký vào bức thư này và cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng về sự lạm quyền của các ông lớn công nghệ.
Apple, Facebook và Amazon đã từ chối bình luận về vụ việc, trong khi Google chia sẻ trên blog rằng các dịch vụ của họ đã mang lại sự lựa chọn cho người dùng
Theo Thanh Niên
Tính năng mới của Gmail cho biết trạng thái của người nhận email Google đã tung ra một tính năng cho phép người dùng biết được liệu người nhận có thể đọc được email lúc này hay không. Theo Slashgear, một trong những lợi thế của phong cách email cổ điển là cả người gửi và người nhận đều không cần trực tuyến cùng một lúc để liên lạc. Một mặt, nó giúp người dùng có...