Gồng mình trả nợ Trung Quốc, Đạm Ninh Bình “sập bẫy”?
Thỏa thuận đóng băng sản lượng của OPEC sẽ không thể phát huy tác dụng khi các nước vùng Vịnh đã liên tục bơm thêm dầu thô trong thời gian qua.
Thậm chí khi OPEC đạt được thỏa thuận với Nga về đóng băng sản lượng vào tháng tới tại Algeria, hiệu quả mang lại sẽ ít hơn nhiều so với thời điểm 4 tháng trước đây.
Giá dầu đã tăng hơn 10% kể từ khi OPEC cho biết sẽ tổ chức phiên họp không chính thức tại Algiers, thủ đô Algeria, dấy lên đồn đoán khối này có thể đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng với các nước sản xuất đối thủ – từng được khởi xướng hồi tháng 4 vừa qua. Giờ đây, Iran có thể gia nhập thỏa thuận này sau khi khôi phục phần lớn sản lượng dầu thô – từng bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt – một động thái mà giới phân tích cho rằng sẽ khiến việc đạt được thỏa thuận trở nên khả thi hơn, nhưng tác dụng cũng ít hơn.
David Hufton, giám đốc điều hành PVM Group ở London, nhận định, đóng băng sản lượng ở mức 34 triệu thùng/ngày khác hẳn với mức 33 triệu thùng/ngày. Việc này khiến quá trình tái cân bằng thị trường dầu thô kéo dài thêm ít nhất một năm nữa.
Arab Saudi và Iran – 2 đối thủ cạnh tranh – cùng nhau bơm thêm 1 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 1/2016 – mức đề xuất đóng băng ban đầu. Lượng dầu tăng thêm này khiến tình trạng thừa cung trầm trọng hơn, khiến thị trường không thể chuyển sang tình trạng thiếu hụt trong quý này được, theo tính toán của Bloomberg dựa vào số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Giá dầu đã vượt ngưỡng 50 USD/thùng. Sau đợt tăng dài nhất kể từ tháng 3/2016, giá dầu Brent lúc 12h10 hôm 19/8 tại Hong Kong giao dịch ở mức 50,89 USD/thùng.
16 nước, cung cấp sản lượng dầu thô toàn cầu, hôm 17/4 đã nhóm họp với nhau, nhưng các cuộc thảo luận đã đổ vỡ vì yêu cầu vào phút cuối của Arab Saudi rằng Iran cũng phải tham gia thỏa thuận đóng băng này. Iran không tham dự phiên họp này tại Doha vì từ chối xem xét hạn chế sản lượng dầu thô của nước này sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1/2016.
Video đang HOT
Giờ đây, các nước sản xuất chủ chốt, kể cả Iran, đang bơm dầu ở mức kỷ lục hoặc sát ngưỡng công suất tối đa và “không có nhiều” để mất khi nhất trí đóng băng sản lượng, Chakib Khelil, cực chủ tịch OPEC và Bộ trưởng Năng lượng Algeria cho biết.
Sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 7 cao hơn 600.000 thùng/ngày so với tháng 1 khi nước này tái khởi động các giếng dầu từng bị đóng trong 4 năm bị áp đặt các lệnh trừng phạt, theo IEA. Trong khi đó, Arab Saudi bơm thêm 410.000 thùng/ngày, đưa sản lượng dầu thô lên mức kỷ lục để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu nội địa và giữ thị phần toàn cầu.
Theo ông Khelil, mọi điều kiện đã được thiết lập để đi đến thỏa thuận. Sản lượng dầu thô của Nga, Iraq, Iran và Arab Saudi đã đạt đến mức tối đa và họ cũng đã giành được thị phần mong muốn.
Tuy vậy, vẫn còn lý do để cho rằng Iran có thể sẽ chưa muốn tham gia thỏa thuận đóng băng này khi Bộ trưởng Dầu mỏ nước này Bijan Namdar Zanganeh vẫn chưa quyết định có tham dự phiên họp tại Algiers hay không.
Các nước thành viên OPEC khác – từng ủng hộ thỏa thuận đóng băng hồi tháng 4 – giờ đây có vẻ ít “mặn mà” hoặc tìm kiếm sự miễn trừ vì sản lương bị sụt giảm đáng kể.
Sản lượng dầu thô của Nigeria xuống sát mức thấp nhất 27 năm do các cuộc tấn công quân sự vào đường ống dẫn dầu trong khi sản lượng của Venezuela bắt đáy kể từ năm 2003 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Ngay cả khi đạt được thỏa thuận, lượng dầu thô OPEC đang bơm thêm có nghĩa là thỏa thuận sẽ không còn hiệu quả như đề suất tại Doha hồi tháng 4 vừa qua.
Theo Nhip câu đâu tư
"Nóng bỏng" cuộc đua đầu tư vào thị trường mỳ ăn liền
Với lượng tiêu thụ bình quân trên 50 gói/người mỗi năm, Việt Nam hiện đang đứng thứ tư thế giới về lượng tiêu thụ mì ăn liền. Điều đó khiến cho thị trường này luôn nóng bỏng các cuộc chiến giành thị phần giữa các "đại gia".
PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội để tìm lời giải đáp cho "sức hút" của lĩnh vực kinh doanh này.
Thưa ông, hiện có tới hơn 50 doanh nghiệp đang tham gia đầu tư vào thị trường sản xuất mỳ gói, mỳ ăn liền tại Việt Nam. Tại sao lại có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất này tới vậy?
Theo tôi, có ba nguyên nhân dẫn tới thực tế này. Thứ nhất, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang tạo ra những tác động mạnh mẽ lên đời sống sinh hoạt của người Việt Nam. Nhịp sống của con người ngày càng nhanh hơn, dẫn tới sự phát triển của nhu cầu ăn nhanh. Với dân số lên tới hơn 93 triệu người, trong đó, thành phần thanh niên dưới 35 tuổi chiếm tới 50%. Cộng thêm hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại phát triển mạnh mẽ đã góp phần khiến cho các mặt hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả mì ăn liền trở nên phổ biến. Mỗi năm, chúng ta tiêu thụ hàng tỉ gói mỳ ăn liền. Điều này đã thu hút các công ty thực phẩm ở trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường mỳ ăn liền.
Thứ hai, đó là những khoản lợi nhuận rất lớn thu được từ sản phẩm này. Bên trong một gói mỳ thường chỉ có chút sợi mỳ khô, bột canh, gia vị. Nhưng khi được bán ra thị trường, một gói mỳ thường có giá từ 4.000 tới 5.000 đồng/gói, đắt hơn có thể là 7.000 đồng/gói hay 10.000 đồng/gói. Nếu bán với mức giá như vậy nhà sản xuất sẽ thu về một khoản lãi đáng kể, theo tôi có thể lãi tới 30%. Chưa kể, một số nhà sản xuất còn làm mì tôm giả từ bột ngô, bột sắn để thu được số lãi lớn hơn. Rõ ràng, khi đứng trước một số lợi nhuận "khủng" như vậy, các công ty thực phẩm càng muốn nhảy vào đầu tư, giống như những con thiêu thân lao về phía có ánh sáng vậy.
Thứ ba, chính là sự tiện lợi của loại hình thực phẩm này. Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu tiểu thương, cùng mạng lưới cửa hàng bán lẻ, quán ăn xuất hiện khắp các con phố, ngõ ngách, đâu đâu cũng có sự xuất hiện của mỳ ăn liền. Trong tương lai, khi thời gian, áp lực công việc của người Việt Nam nhiều hơn, những sản phẩm đồ ăn nhanh như mỳ ăn liền sẽ ngày càng được ưa chuộng.
Theo ông, trong một thị trường mì ăn liền có tính cạnh tranh cao như vậy, vì sao người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa được hưởng quá nhiều lợi ích từ nó?
- Theo tôi, hiện có rất ít đơn vị sản xuất ra những sản phẩm có tâm, có đức với người tiêu dùng. Phần lớn nhà sản xuất ưu tiên cho mục tiêu lợi nhuận hơn cả. Theo dõi trên truyền hình, chứng kiến hình ảnh nhiều cầu thủ bóng đá Việt Nam ra nước ngoài thi đấu phải mang theo bên mình thùng mì tôm, bên trong không có chất dinh dưỡng tôi rất thương.
Tôi từng có dịp sang thăm một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông... Phải nói thật là những gói mỳ do họ làm ra, ăn rất ngon. Trong khi ở Việt Nam, bất đắc dĩ lắm tôi mới ăn mì.
Ngoài ra, tôi còn phát hiện thêm một điều ở các quốc gia này. Đó là những sản phẩm tốt nhất họ luôn giành cho thị trường nội địa trước, còn Việt Nam thì làm ngược lại.
Thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều loại mì khác nhau, nhưng tới 90% trong số đó là mì gói. Thị trường mì ăn liền của chúng ta phát triển thật đấy, nhưng chất lượng sản phẩm chưa tương xứng với giá cả và nhu cầu người tiêu dùng. Mức giá của hàng hóa Việt Nam đang cao một cách vô lý, một gói mì phải qua mấy khâu trung gian rồi mới tới tay người tiêu dùng. Khi sản phẩm xuất xưởng, có thể giá rất rẻ, song lúc tới với người tiêu dùng, giá đã bị đội lên gấp vài lần.
Thị trường mì của chúng ta cần tiếp tục mở cửa, để các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản vào thị trường Việt Nam nhiều hơn.
Với lượng tiêu thụ lớn thứ 4 thế giới, liệu thị trường mì ăn liền Việt Nam đang có nguy cơ bão hòa?
Thị trường mì ăn liền sẽ bão hòa về số lượng sản phẩm, song điều tôi mong muốn là thị trường bão hòa về chất lượng sản phẩm để bảo đảm tính cạnh tranh. Sản xuất ra những gói mì ăn liền không có giá trị dinh dưỡng thì cũng vô ích. Người tiêu cùng cần sự bão hòa "lành mạnh", bao gồm việc đảm bảo quyền và sức khỏe người tiêu dùng.
Cùng với hai ngành lọc hóa dầu và dệt nhuộm, ngành sản xuất lương thực thực phẩm cũng gây ô nhiễm môi trường rất lớn, nên trong sự cạnh tranh của thị trường sản xuất mì ăn liền, việc gìn giữ môi trường sống cho các thế hệ sau là vô cùng quan trọng.
Theo Danviet
Việt Nam thắng thế trước các đối thủ châu Á trên thị trường EU Hãng tin Bloomberg cho hay, Việt Nam đã "vượt mặt" nhiều đối thủ Châu Á, trong đó có Thái Lan và Malaysia, trên thị trường EU. Theo hãng tin Bloomberg, trong năm 2015, Việt Nam đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu ở Liên minh châu Âu (EU) từ tay các quốc gia Đông Nam Á khác. Giới phân...