Gom phế liệu lượm được 7 triệu kẹp trong sách, ông chủ tốt bụng chia cho nhân viên gây tranh cãi, ai cũng thắc mắc: “Quỹ đen của ông nào?”
Hành động lượm được tiền không trả cho người mất của ông chủ liệu có được xem là vi phạm pháp luật?
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, hôm 17/9, một người làm việc tại xưởng thu mua phế liệu ở Phật Sơn, Quảng Đông, trong lúc phân loại giấy đã phát hiện ra một cuốn sách cũ có kẹp bên trong 20 tờ tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ (hơn 350 nghìn đồng). Sau khi báo sự việc, ông chủ đã quyết định chia số tiền này cho 3 nhân viên đang có mặt trong xưởng ngày hôm đó.
Hôm 19/9, hình ảnh các nhân viên ngồi trong xưởng phế liệu đếm tiền được lan truyền và làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi xung quanh nguồn gốc của số tiền cũng như việc làm của ông chủ xưởng.
Phóng viên một tờ báo địa phương đã liên hệ với ông chủ họ Trần để tìm hiểu sự việc. Ông Trần cho hay xưởng của ông chuyên thu mua tái chế phế liệu và công việc hàng ngày của các nhân viên sẽ là phân loại giấy.
Sau khi một nhân viên nói rằng đã tìm thấy 20 tờ tiền trong cuốn sách, ông Trần đếm kỹ lại được 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu đồng) và ông quyết định sẽ chia số tiền cho 3 nhân viên đang có mặt trong xưởng ngày hôm ấy. Ông Trần tiết lộ rằng đó không phải là trường hợp hy hữu. Trong khâu phân loại giấy, họ thường xuyên nhặt được tiền và các loại trang sức nhỏ.
Trên mạng xã hội, nhiều bình luận bày tỏ sự ngạc nhiên và tò mò về số tiền kẹp trong sách. Họ cho rằng đây là quỹ đen của một ông chồng nào đó bỏ quên, cuối cùng lại nhầm lẫn vứt luôn vào sọt rác. Có lẽ thời điểm phát hiện ra mất đi số tiền tiết kiệm xương máu, ông chồng “số nhọ” này chắc sẽ phải suy sụp rất nhiều.
Có ý kiến khác nêu lên câu hỏi rằng, liệu việc ông chủ chiếm dụng số tiền này có trái pháp luật hay không? Nếu người chủ số tiền phát hiện bị mất, họ đòi lại thì có được không?
Về vấn đề này, phóng viên cũng tìm đến luật sư để tìm hiểu thì được cho biết, bên thu gom phế liệu không có quyền để lấy số tiền do người khác bỏ quên trong sách và chủ sở hữu có cơ sở pháp lý để yêu cầu đối phương hoàn trả lại số tiền.
Bên cạnh đó, nhiều người còn thắc mắc về bài toán chia của ông chủ Trần, làm sao có thể chia đều 2.000 tệ cho 3 người? Có bình luận giải đáp, người nào tìm được tiền sẽ chia nhiều hơn hai người còn lại. Người khác thì nói rằng ông chủ chia mỗi người 600 tệ, còn lại 200 tệ thì rủ nhau làm bữa lẩu ăn mừng thì trọn vẹn và công bằng cho tất cả.
Hiện vẫn chưa có thông tin về chủ nhân của số tiền nhưng nhiều bình luận đang yêu cầu ông chủ Trần nên giao nộp số tiền này cho cảnh sát để trả cho người mất. Trong trường hợp cảnh sát không thể tìm được chủ sở hữu, quá thời hạn quy định thì số tiền này mới hợp pháp thuộc về ông Trần.
Thủ đoạn cho 10 nghìn đồng vào cọc 500 nghìn đồng bị máy đếm phát hiện
Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh nhân viên ngân hàng đang thực hiện thao tác đếm tiền bằng máy. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như chiếc máy đang chạy nhưng đột nhiên dừng lại.
Máy đang đếm dở cọc tiền 500 nghìn đồng thì dừng lại giữa chừng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể, khi nhân viên đưa cọc tiền gồm toàn những tờ 500 nghìn đồng vào máy đếm, bất ngờ chạy được một nửa thì bị kẹt lại. Lúc nhìn kĩ mới phát hiện ra có lẫn một tờ tiền 10 nghìn đồng ở trong cọc tiền này.
Sau khi lấy tờ tiền đó ra, số tiền 500 nghìn đồng còn lại tiếp tục chạy trôi chảy. Nhân viên ngân hàng đã để hẳn tờ 10 nghìn đồng ra ngoài cho vị khách mang tiền đến xem và không quên nhắc nhở: "Vậy là còn thiếu 490 nghìn chị nhé."
Nguyên nhân là ở giữa có lẫn tờ 10 nghìn đồng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Việc để một tờ tiền mệnh giá nhỏ hơn vào giữa dù chưa biết nguyên do là gì, tuy nhiên chắc vị khách hàng này cũng không ngờ được máy đếm tiền hiện tại đã tân tiến đến mức phát hiện ra sự khác biệt giữa các loại tiền.
Hình ảnh máy đếm tiền phát hiện ra tờ tiền trị giá nhỏ hơn. (Nguồn: TikTok)
Trước đó, cơ quan chức năng từng vạch trần một thủ đoạn đánh lừa máy đếm tiền vô cùng tinh vi khác. Đó chính là dùng hai tờ tiền 20 nghìn đồng và 500 nghìn đồng cắt đôi rồi ghép nửa tờ này vào nửa tờ kia và ngược lại để sử dụng trong trao đổi, buôn bán.
Bằng cách nắm rõ quy luật hoạt động của máy đếm tiền và cách đếm tiền của nhân viên giao dịch các ngân hàng, doanh nghiệp mà những đối tượng lừa đảo đã thực hiện trót lọt nhiều phi vụ trộn lẫn tiền cắt ghép.
Thủ đoạn cắt ghép tiền từng qua mắt được nhiều loại máy đếm. (Ảnh: Pháp Luật Online)
Từng là nạn nhân của việc trộn lẫn tiền giá trị nhỏ vào cọc 500 nghìn đồng, bạn H.N chia sẻ với YAN: "Theo mình biết thì không phải máy đếm tiền nào cũng tự ngưng khi phát hiện ra tiền khác loại hay tiền bị chắp vá. Mình từng có lần cho cả cọc tiền vào máy đếm vẫn chạy bình thường. May là lúc đếm lại bằng tay phát hiện ra chứ không sau lại phải đền."
Không may mắn như H.N, cô N.T.T làm nghề kế toán ở Hà Nội cho biết: "Khách trả tiền mặt tôi thường cho vào máy đếm cho nhanh vì số tiền cũng khá nhiều và cũng chưa từng có sai sót gì. Chỉ đến một lần lấy một cọc tiền 500 nghìn đồng ra để trả lương cho nhân viên thì mới phát hiện lẫn ở giữa là một tờ 20 nghìn đồng, trong khi trước đó máy vẫn đếm đủ."
Nhiều máy đếm tiền đời mới đã được nâng cấp, "bắt bài" được các thủ đoạn lừa đảo tinh vi. (Ảnh: VnExpress)
Song với công nghệ hiện đại với nhiều tính năng tối ưu, máy đếm tiền bây giờ đã có thể khắc phục gần như các vấn đề như phân biệt tiền giả, tiền siêu giả hay phân biệt loại tiền.
Những chiếc máy đếm tiền này sẽ được trang bị mắt màu siêu sáng, soi hình chìm dễ dàng nên nhận biết được mệnh giá tiền và các mệnh giá lẫn loại. Cùng với đó, thiết bị này còn sử dụng các cặp led hồng ngoại tinh vi, nhận ra cả những loại tiền giả khó phân biệt nhất.
Đối với sự việc trong đoạn clip trên mạng kia, vẫn không thể xác định được là vị khách hàng vô tình hay cố ý nhét lẫn tiền khác mệnh giá vào với nhau. Dù sao đây cũng là một lời cảnh báo, là bài học kinh nghiệm cho mọi người trong quá trình giao dịch, kiểm đếm tiền mặt.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Chỉ nhờ một bức ảnh trên Facebook, lý do MisThy gọi Quang Cuốn là "chồng" đã sáng tỏ! Không cần phải một buổi streamer để giải thích, chỉ cần một bức ảnh là đủ cho cộng đồng mạng hiểu mối quan hệ giữa MisThy và Quang Cuốn. Quang Cuốn là cái tên rất quen thuộc với cộng đồng LMHT Việt anh thành công nhờ khả năng nói chuyện hài hước, tếu táo. Bên cạnh công việc streamer thì Quang Cuốn còn...