Golden Westlake chặn hầm xe vì cư dân không đóng đủ phí
Phí đỗ xe tăng lên 2,5 triệu đồng một tháng, nhiều cư dân tại tòa nhà Golden Westlake không chấp thuận nên đã bị chủ đầu tư chặn đường vào tầng hầm tối 24/1.
Hơn 21h, hàng xe vẫn xếp hàng tại cổng tòa nhà Golden Westlake trên đường Thụy Khuê (Hà Nội). Ảnh: Anh Quân
Đầu tuần này, sau khi được chấp thuận áp phí đỗ ôtô 2,5 triệu đồng một tháng thay vì mức cũ 1 triệu đồng, chủ đầu tư chung cư cao cấp Golden Westlake (151 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) là Công ty TNHH Hà Việt Tung Shing đã có thông báo tới toàn bộ cư dân tại tòa nhà. Tuy nhiên, một số hộ dân vẫn không chấp thuận và chỉ đóng theo mức phí cũ là một triệu đồng.
Đến chiều 24/1, chủ đầu tư đã cho lực lượng bảo vệ chặn ôtô của những cư dân chưa đóng đầy đủ phí vào trong tầng hầm. Ôtô của những cư dân này cũng không được phép đỗ tại khu vực công cộng ở phía trước tòa nhà. Nếu muốn lái xe qua cổng, họ phải mua vé vào như khách.
Do bức xúc với chủ đầu tư nên nhiều cư dân đỗ xe kín khu vực cổng vào chung cư, gây tắc một đoạn đường. Tại cổng tòa nhà trên đường Thụy Khuê, 20h30 tối vẫn có 3 chiếc xe ôtô 7 chỗ chắn bên ngoài do bảo vệ tại đây không mở cổng. Theo một nhân viên bảo vệ, những xe này chưa đóng tiền gửi xe tháng một nên không được phép vào. Người này cho biết không chỉ có 3 xe mà còn nhiều hơn nữa, tuy nhiên số lượng chính xác thì không nắm rõ.
Một số chủ xe đã phản đối bằng cách bỏ mặc xe đấy để lên nhà. Việc ra vào tòa nhà được thực hiện qua hai lối đi riêng, nhưng lúc này chỉ một lối (vốn là cửa ra) hoạt động. “Xe nào đã đóng phí thì được vào bãi bằng cửa bên”, bảo vệ cho biết. Phía ngoài cổng cũng có một nhân viên bảo vệ đứng hướng dẫn lái xe.
Khoảng 21h, thêm hai xe nữa bị chặn ngoài cửa bảo vệ, nhưng lái xe sau đó đã chủ động đưa phương tiện đi nơi khác để gửi.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, theo thông báo trước đó tới cư dân, mức phí 2,5 triệu đồng một tháng bắt đầu tính từ tháng 11/2012. Theo đó, toàn bộ cư dân trong tòa nhà phải đóng thêm phí của tháng 11, 12/2012 và 1/2013. “Tuy nhiên, một số hộ không chịu đóng nốt tiền thì sẽ không tiếp tục được gửi xe trong tầng hầm của tòa nhà. Chúng tôi chỉ đang làm đúng như những quy định đã đề ra”, đại diện Hà Việt Tung Shing khẳng định.
Một cư dân tại đây cho biết chỉ mong muốn chủ đầu tư đưa ra một mức phí hợp tình, hợp lý và có sự đồng thuận của đại đa số những người sống trong tòa nhà. “Chủ đầu tư không thể dựa vào cơ quan chức năng để đơn phương đưa ra một mức phí và ép buộc chúng tôi phải theo được”, anh cho hay.
Trước đó, từ cuối năm 2011, nhiều vụ tranh chấp đã xảy ra tại tòa nhà này sau khi chủ đầu tư ấn định mức phí trông ôtô tăng gấp đôi so với ban đầu. Hà Việt Tung Shing sau đó đã phải giữ nguyên mức phí cũ cho tới khi có hướng dẫn của Sở Tài chính.
Gần đây, Công ty TNHH Hà Việt Tung Shing cho biết Sở Tài chính TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản khẳng định mức phí đỗ xe 9 chỗ ngồi trở xuống là 2,5 triệu đồng một tháng. Do đó, chủ đầu tư này cho biết mức phí đỗ xe mới được ban hành là hoàn toàn đúng theo quy định của Ủy ban Nhân dân thành phố và có thông báo tới toàn bộ cư dân trong tòa nhà.
Video đang HOT
Theo VNE
Kiểm tra khẩn cấp vụ "bom gas" đe dọa hàng nghìn cư dân
Sau khi báo Dân trí phản ánh vụ "bom gas" đe dọa hàng chục nghìn cư dân sinh sống tại khu đô thị Mỹ Đình 2, TP. Hà Nội, các cơ quan chức năng đã khẩn cấp vào cuộc làm rõ vụ việc này.
Ngay sau khi báo Dân trí đăng bài viết "Rùng mình cảnh hàng chục nghìn dân sống chung với "bom gas" tại khu đô thị Mỹ Đình", sáng ngày 18/12/2012, UBND huyện Từ Liêm đã ký công văn số 1908/UBND - VP gửi Đội Quản lý thị trường số 6, Trưởng Công an huyện, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC Cầu Giấy, Trưởng phòng Kinh tế, Chủ tịch UBND xã Mỹ Đình yêu cầu kiểm tra hoạt động của Công ty gas Sông Hồng, đặc biệt là hoạt động sang chiết gas giữa khu dân cư đông người.
Công văn do Chánh Văn phòng Nguyễn Hữu Tuyên nêu rõ: "Ngày 18/12/2012, báo điện tử Dân trí có bài viết phản ánh việc Công ty gas Sông Hồng kinh doanh, phân phối gas ngay giữa khu dân cư và gần một số trường học quanh khu đô thị Mỹ Đình 2, không đảm bảo các điều kiện về PCCC.
Công văn chỉ đạo kiểm tra của UBND huyện Từ Liêm
Về việc này, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu, Đội trưởng Quản lý thị trường số 6 chủ trì, phối hợp với Phỏng Cảnh sát PCCC Cầu Giấy, Công an huyện Từ Liêm, phòng Kinh tế, UBND xã Mỹ Đình, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Các phòng, ngành theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Đội Quản lý thị trường số 6 trong quá trình kiểm tra, xử lý.
Kết quả kiểm tra, xử lý báo cáo UBND huyện chậm nhất ngày 20/12/2012. UBND huyện yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện. UBND huyện Từ Liêm cảm ơn thông tin phản ánh của báo điện tử Dân trí. Khi có kết quả cụ thể, UBND huyện sẽ thông tin đến quý báo biết".
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, sáng 18/12/2012, Tổ công tác liên ngành của huyện Từ Liêm do Đội Quản lý thị trường số 6 chủ trì đã đến làm việc tại Công ty gas Sông Hồng và lập biên bản hiện trường ở thời điểm kiểm tra. Theo lời Đội phó Quản lý thị trường số 6 Nguyễn Hải Anh, khi kiểm tra, đại diện phòng kỹ thuật Công ty có đưa ra giấy tờ chứng minh 2 bồn gas đủ tiêu chuẩn an toàn.
Về 2 bồn gas có trọng lượng hơn 30 tấn đặt tại khuôn viên khu nhà, Công ty gas Sông Hồng cho biết những bồn chứa này làm nhiệm vụ cung cấp gas đến các tòa nhà cao tầng thông qua hệ thống ống ngầm. Khi kiểm tra, đội Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng phát hiện có khoảng hơn 20 bình gas trọng lượng 45 kg màu hồng được xếp gần bồn lớn, một số đang đấu nối với van bồn lớn.
Đội phó Đội Quản lý thị trường số 6 khẳng định phát hiện những bình gas nhỏ đấu nối với bồn gas lớn khi lực lượng liên ngành kiểm tra
Giải thích về sự hiện diện của những bình gas nhỏ, đại diện Công ty gas Sông Hồng trình bày, do 2 bồn chứa lớn mới hết gas nên phải nhập loại bình rời loại 45 kg về đấu nối vào bồn cung cấp đến các hộ dân đăng ký, công ty không tổ chức sang chiết gas tại khu dân cư. Để làm rõ vụ việc, Đội Quản lý thị trường số 6 đã tiến hành lập biên bản về sự tồn tại của hơn 20 bình gas rời, trong đó có một số đang đấu nối. Cùng lúc, Cảnh sát PCCC cũng lập biên bản việc đấu nối, trước khi xác định rõ việc đấu nối có đảm bảo an toàn hay không.
Công ty gas Sông Hồng cho biết việc mua bình gas rời đấu nối với mục đích giải quyết tạm thời nhu cầu khi 2 bồn lớn hết gas. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người dân thì suốt nhiều tháng qua, số lượng bình gas vẫn tồn tại ở đây và luôn có sự thay đổi về số lượng, chứ không phải đơn thuần là mới nhập về 3 ngày như giải thích của Công ty.
Trong buổi kiểm tra bất ngờ ngày 18/12/2012, lực lượng liên ngành huyện Từ Liêm yêu cầu Công ty xuất trình giấy phép ĐKKD, chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn PCCC và những giấy tờ khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, phân phối gas. Nhưng Công ty gas Sông Hồng đã không đưa ra được với lý do Giám đốc đang đi công tác vắng nên chưa thể công bố theo yêu cầu của lực lượng liên ngành.
Tổng trọng lượng chứa của 2 bồn gas đặt ở khu đô thị là hơn 30 tấn
Kết thúc buổi kiểm tra, lực lượng chức năng đã ra văn bản yêu cầu Công ty gas Sông Hồng xuất trình đầy đủ giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh gas trong buổi làm việc ngày 20/12/2012. Sau buổi kiểm tra lần 2, các lực lượng chức năng sẽ tổng hợp thông tin về hoạt động phân phối, sang chiết gas của Công ty Sông Hồng đến Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm.
Làm việc với PV Dân trí ngày 18/12/2012, ông Nguyễn Hải Anh, Đội phó Đội Quản lý thị trường số 6 cho biết: "Trong buổi làm việc sắp tới chúng tôi sẽ làm rõ hóa đơn nhập số bình gas loại 45 kg theo như giải thích của công ty là để đấu nối tạm thời. Công ty gas Sông Hồng có nhiệm vụ xuất trình ra đầy đủ giấy chứng nhận liên quan hoạt động phân phối gas. Quan điểm của chúng tôi là sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện ra sai phạm trong hoạt động của công ty.
Ngay cả khi công ty đủ điều kiện hoạt động, các cơ quan chức năng cũng cần xem xét có nên để bồn gas ở khu vực đông dân cư hay không? Đội Quản lý thị trường chỉ có quyền xử lý nếu phát hiện sai phạm, còn việc cấp giấy phép, xem xét dịch chuyển lại thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng TP. Hà Nội".
Khi các cơ quan chưa đưa ra kết luận về vụ việc, đông đảo người dân khu đô thị Mỹ Đình 2, và hàng triệu bạn đọc trong và ngoài nước đều tỏ ra bức xúc và lo lắng cho tính mạng của hàng nghìn cư dân đang sinh sống tại đây. Anh Tùng Dương, một công dân sinh sống tại đây cho biết: "Ngay giữa trung tâm khu đô thị với hàng nghìn dân sinh sống, cùng gần 10 trường tiểu học, mẫu giáo mà tồn tại trạm cung cấp, sang chiết gas như vậy là không ổn, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cộng đồng dân cư nơi đây. Ai dám đảm bảo là trong quá trình sang chiết gas không xảy ra sự cố? Toàn bộ mặt bằng bên ngoài của Công ty gas Sông Hồng cho thuê ki ốt buôn bán nên đã che đi phần nào những bồn gas nguy hiểm bên trong".
Cùng với sự tồn tại của 2 bồn gas ẩn chứa nhiều hiểm họa khó lường
Trong đơn phản ánh gửi đến báo Dân trí, người dân khu đô thị Mỹ Đình 2 tiếp tục đề nghị cơ quan chức năng sớm đưa ra kết luận về hoạt động của Công ty gas Sông Hồng, đặc biệt là những điều kiện do nhà nước ban hành. Nếu Công ty gas Sông Hồng có đủ điều kiện hoạt động, những thông tin ấy cũng phải được thông báo công khai đến với người dân.
Như thông tin đã đưa, người dân sống ở khu đô thị Mỹ Đình 2, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội, cùng nhiều phụ huynh có con học tại khu vực gồm trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, mẫu giáo Lê Quý Đôn, THPT Lomonoxop gửi đến báo Dân trí phản ánh: Từ nhiều năm qua, Công ty gas Sông Hồng đã kinh doanh, phân phối, sang chiết gas ngay giữa khu dân cư có hàng chục nghìn người dân, cùng nhiều trường học mà các cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý.
Điều tra thực tế được biết, Công ty gas Sông Hồng đã đăng ký kinh doanh và hoạt động tại khu đô thị Mỹ Đình 2 nhiều năm trước. Trong khu vực sân rộng khoảng 500m2, Công ty Sông Hồng xây dựng 2 bồn chứa lớn. Hoạt động phân phối gas diễn ra giữa khu đô thị đông người, lại nằm ở địa điểm tiếp giáp với 3 trường học lớn trong khu vực Mỹ Đình 2 là THPT Lomonoxop, tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, mẫu giáo Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, do bồn chứa gas và khu sang chiết thường tiến hành ở một góc khuất nên mới đây người dân mới phát hiện và đơn phản ánh đến các cơ quan báo chí.
Ảnh chụp 2 bồn gas của Công ty gas Sông Hồng nhìn từ trên cao
Chiều ngày 17/12/2012, PV báo Dân trí đã ghi lại được những hình ảnh liên quan hoạt động phân phối, sang chiết gas của Công ty gas Sông Hồng. Nằm nép ở bên trái khu vực sân công ty (tính từ cổng vào), được che khuất bằng dãy nhà điều hành là 2 bồn gas có dung tích chứa hàng trăm m3 có dòng chữ ghi trên vỏ bồn "Sông Hồng Gas". Cạnh 2 bồn lớn có hàng chục loại bình với nhiều loại dung tích nhỏ hơn đứng xếp hàng chờ được "sang hàng" từ van gas 2 bồn lớn.
Trao đổi tại trụ sở UBND xã Mỹ Đình, Phó Trưởng Công an xã Mỹ Đình, ông Nguyễn Văn Anh xác nhận việc Công ty gas Sông Hồng hoạt động trên địa bàn xã nhiều năm qua. Tuy nhiên, về hoạt động cụ thể của doanh nghiệp lẫn chu trình PCCC thì Công an xã không thể nắm được, bởi việc cấp phép đăng ký kinh doanh, PCCC thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng huyện Từ Liêm.
Việc sang chiết gas tại Công ty gas Sông Hồng vẫn được tiến hành vào tối ngày 18/12
Với những gì đang diễn ra, người dân sinh sống trong khu vực và phụ huynh của hàng nghìn em học sinh học tập tại khu đô thị Mỹ Đình 2 khẩn thiết đề nghị cơ quan chức năng TP. Hà Nội, huyện Từ Liêm kiểm tra hoạt động của Công ty gas Sông Hồng. Sau khi xảy ra hàng loạt các vụ cháy nổ gas nghiêm trọng, người dân cũng đang đặt câu hỏi ai sẽ đứng ra nhận trách nhiệm nếu xảy ra sự cố cháy nổ do hoạt động phân phối của Công ty gas Sông Hồng?
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Ứng xử thế nào là hợp lý? Trong thế giới đa cực, với các mối quan hệ đa phương như hiện nay, tranh chấp trên biển Đông phải bằng con đường hợp tác hòa bình, đa phương bằng học thuật... Tàu Bruce C.Heezen của Mỹ cập cảng Đà Nẵng (năm 2009), hợp tác nghiên cứu hải dương học với Việt Nam. Muốn thành công trong hợp tác thì phải nghiên...