‘Golden Time’: Hoạt hình ngắn ngọt ngào về nỗi tuyệt vọng trong cuộc sống
Chỉ vỏn vẹn 21 phút, câu chuyện về một chiếc ti vi bị vứt bỏ ở bãi phế liệu đã dẫn dắt người xem qua những cung bậc cảm xúc vui, buồn, cay đắng và đau xót.
Bộ phim “ Golden Time”.
Golden Time ( Thời kỳ hoàng kim) là một phim ngắn đến từ Robot Communications, hãng phim hoạt hình từng giành giải Oscars với tác phẩm La Maison en Petits Cubes (Ngôi nhà làm từ những khối lập phương nhỏ). Tuy không thể so sánh vớ i La Maison en Petits Cubes, Golden Time vẫn có những điểm mạnh của mình, chẳng hạn như khắc họa tròn trịa và xúc động một chủ đề tưởng chừng đã cũ. Đây là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Inaba Takuya, do chính ông viết kịch bản và thiết kế nhân vật, kết hợp với âm nhạc được soạn thảo bởi nhạc sĩ Karasuda Haruna.
Bộ phim lấy bối cảnh vào những năm 80, thời kỳ bong bóng kinh tế ở Nhật Bản, trước khi bắt đầu thập niên mất mát hồi những năm 90. Có lẽ vì tính chất của thời điểm lịch sử này mà tông màu của Golden Time khá ảm đạm, với góc nhìn hầu như bị giới hạn lại bên trong một bãi phế liệu, nơi có những đồ thải chất ngất như núi do hậu quả của chủ nghĩa tiêu dùng. Ở đó có một chiếc máy hút sắt luôn lơ lửng như tương lai chết chóc treo sẵn trước mặt các nhân vật.
Phim xoay quanh nhân vật chính là một chiếc ti vi lỗi thời, được sản xuất từ thập niên 60, tuy còn dùng được nhưng vẫn bị thải bỏ, vứt lại chỏng chơ trong bãi phế liệu đầy những “tử thi” của các vật dụng. Tại đây, nó gặp thêm vài “vật sống” nữa, gồm một chú mèo vặn dây cót bị lòi bông, một chiếc xô bị thủng lỗ trước mặt, một chiếc quạt trông rất te tua và một chiếc ghế đã mất ván ngồi. Có thể thấy, những vật này vẫn chưa mất hoàn toàn giá trị sử dụng, chúng bị vứt bỏ vì sự lỗi thời nhiều hơn. Đặc biệt là chú mèo và chiếc ti vi, chúng dường như đơn giản bị thay thế chỉ vì sở thích của con người. Con người chỉ chạy theo những thứ mới mẻ hơn, và không thương tiếc ruồng rẫy những gì thuộc về quá khứ.
Quá khứ chỉ thuộc về những thứ bị vứt bỏ! Đột ngột thấy mình ở bãi rác, chiếc ti vi sửng sốt và không chấp nhận. Nó không muốn làm quen với mọi người, kiên quyết chìm đắm trong những kỷ niệm vàng son nơi gia đình chủ cũ, và tìm mọi cách đào thoát khỏi “nhà tù”. Nhưng bi kịch cứ nối tiếp bi kịch, buộc nó phải dần dần từ bỏ niềm lạc quan ảo tưởng kia. Cùng với tiến trình của bộ phim, góc nhìn chủ quan trở nên phổ biến hơn, báo hiệu sự nắm bắt thực tại đang trở nên rõ ràng hơn. Thực tại càng rõ, nỗi đau càng lớn. Ở cực điểm, chiếc ti vi thậm chí còn muốn “quyên sinh”, nhưng chính khi “chạm đáy nỗi đau” này, nó mới bắt đầu thức tỉnh.
Trong cảnh đẹp nhất của bộ phim, bầu trời trên đầu chiếc ti vi bắt đầu chuyển động, trái ngược với trạng thái cố định trước đó. Có lẽ, đó là khi chiếc ti vi hiểu được, cuộc sống là sự chuyển động. Và vẻ đẹp giản đơn nhưng choáng ngợp của cuộc sống chỉ được nhận ra khi chúng ta chấp nhận thực tại, sống trong thực tại, và tìm cách thích ứng với thực tại. Dù thực tại có khắc nghiệt đến đâu đi chăng nữa.
Nhược điểm của Golden Time là sự đơn giản cả về cốt truyện, cách xây dựng nhân vật và cài cắm biểu tượng. Ngoại trừ một biểu tượng về vòng tròn sự sống ở cảnh cuối cùng, bộ phim không để lại nhiều ấn tượng cho khán giả. Cốt truyện hầu như tập trung vào nhân vật chính là chiếc ti vi, trong đó, bản thân nó và nhân vật thứ chính là chú mèo vặn dây cót cũng chỉ dừng lại ở vài nét tính cách điển hình. Các nhân vật còn lại được khắc họa khá mờ nhạt, tuy vậy, chúng cũng có những khoảnh khắc tinh tế bồi đắp cho chủ đề câu chuyện đó là nỗ lực tìm kiếm cảm giác hữu ích của mình, như chiếc xô thủng luôn tranh thủ đựng nước mọi lúc, mọi nơi.
Điểm mạnh của Golden Time là sự hài hước. Những hoàn cảnh bi đát hay sự khốn khổ của các nhân vật được thể hiện với giọng điệu vui buồn lẫn lộn. Ví dụ, chú mèo vặn dây cót trước khi cười luôn phải nhớ vặn dây cót nếu không muốn bị “đứng hình”, hay chiếc xô thủng khi ngạc nhiên phải không quên bụm “miệng” để tránh nước rò ra, hoặc chiếc ti vi phải lấy mảnh vải chấm bi để “che thân” (đồng thời che giấu cảm giác trống rỗng của sự tồn tại). Đó là những chi tiết nhỏ nhặt, hài hước để giảm bớt sự u uất của hoàn cảnh, hay chính là đã quá quen với đau khổ để có thể cười vào nó?
Golden Time hầu như không có thoại, vì vậy, 21 phút xem phim là chừng ấy thời gian khán giả đắm chìm vào âm nhạc và những âm thanh cuộc sống. Phong cách vẽ cũng không đòi hỏi sự chú ý vào các chi tiết, mang đến một trải nghiệm thư giãn, tuy có xúc động nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ nhàng. Phim hiện đang có trên Netflix. Hãy nhớ nán lại để xem “after-credits” nhé, sẽ có một điều bất ngờ nho nhỏ dành cho bạn.
Loạt 'gương mặt thân quen' tham gia cuộc thi hát nhạc trot 'siêu rating' phiên bản nam
Rất nhiều idol và thực tập sinh nổi tiếng đang chuẩn bị bước vào một show sống còn khác có tên "Mister Trot", ra mắt ngày 2/1 sắp tới.
Chương trình " Mister Trot" do TV Chosun sản xuất là mùa tiếp theo của "Miss Trot", một show cực ăn khách được tổ chức nhằm tìm kiếm ngôi sao dẫn đầu thời kỳ hoàng kim thứ hai của thể loại nhạc độc đáo này.
Trot là dòng nhạc pop Hàn Quốc với phong cách hát đặc biệt truyền cảm. Nhạc trot từng rất phổ biến trong những những thập niên 60s và 70s trước khi bị nền công nghiệp thần tượng lấn át.
"Miss Trot" đã đạt rating 18,1%, đánh bại tất cả các chương trình khác trong cùng khung giờ, giúp cái tên Song Ga In vụt sáng thành sao. Sau sự nổi tiếng của mùa đầu tiên, TV Chosun đang chuẩn bị tung ra "Mister Trot" với 101 thí sinh và thông tin của họ.
Sangil, giọng ca chính của nhóm nhạc nam SNUPER ra mắt năm 2015, sẽ tham gia chương trình. Trước đây, nam idol sinh năm 1993 và cũng từng tham gia chương trình cứu vớt thần tượng "The Unit".
Một idol khác đã ghi danh vào đấu trường này là Yunsung (Rome), cựu thí sinh "MIXNINE". Đây là một giọng ca sinh năm 1996, từng debut năm 2015.
Gương mặt quen thuộc khác trong dàn thí sinh là Won Hyuk, người sinh năm 2002 và đã từng tranh tài trên "Produce X 101" với tư cách là thực tập sinh của E Entertainment. Ngoài việc giành được vị trí số 1 mảng rapper, thì Won Hyuk nổi tiếng với tình yêu dành cho nhạc trot.
Nghệ sĩ từng trực thuộc Cube Entertainment - Roh Ji Hoon đã trở thành một thí sinh của "Mister Trot" sau khi chuyển hướng đến âm nhạc trong thời gian gần đây. Roh Ji Hoon từng có màn debut với tư cách là một ca sĩ vào năm 2012.
Thành viên Hyukjin của nhóm A.cian cũng tham gia thử thách này. Hyukjin sinh năm 1992 và là giọng ca chính của nhóm nhạc.
Daewon (Offroad) cũng có trong tốp thí sinh. Nam idol sinh năm 1991 đảm nhận vị trí main vocal và trưởng nhóm của Offroard.
Còn rất nhiều gương mặt nổi bật khác, có thể kể đến là Chun Myung Hoon (NRG), Goo Ja Myung,v.v.
"Mister Trot" còn có sự tham gia của các thí sinh đến từ nhiều tầng lớp, ngành nghề khác nhau, như bộ đội, giáo viên, bác sĩ, ảo thuật gia, HLV thể dục, chủ nhà hàng, beatboxer, phóng viên, ca sĩ opera,v.v. Một vài thí sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Chương trình còn có những giám khảo nổi tiếng, điển hình là Junsu (JYJ), hứa hẹn sẽ mang đến những vòng thi hồi hộp và thú vị.
Theo Tin Nhạc
Hổ cưng của Mike Tyson cắn nát tay người Trả lời phỏng vấn trên tạp chí GQ Sports, cựu sao quyền Anh, Mike Tyson tiết lộ lý do bán chú hổ cưng Kenya vài năm trước. Hóa ra không phải vì tay đấm thép 53 tuổi gặp khó khăn tài chính mà bởi "Kenya đã xé toạc cánh tay một người". Mike Tyson vốn nổi tiếng với những thú chơi ngông tới...