Gợi ý thêm một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo: Toàn món ngon mà làm nhanh lại dễ!
Chỉ còn 2 ngày nữa là tới ngày Tết ông Công ông Táo, nếu bạn muốn sửa soạn một mâm cỗ chay cúng ông ông Công ông Táo thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Xôi gấc: 1/2 kg nếp, 100g thịt gấc, 5g muối, 5g đường, 1 muỗng dầu ăn, 500ml nước, khuôn cá chép, 2 hạt tiêu
2. Chả ram chay: 200g khoai lang, 200g cà rốt, 100g đậu xanh hấp chín, 1 khúc boa rô, 1/3 muỗng cafe tiêu, 1 ít muối, 1 ít bột ngọt (tuỳ thích), 1 xấp bánh tráng
3. Cà ri nấm: 1 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, 100g nấm trắng, 1 khúc boa rô, 1 muỗng dầu ăn, 200ml cốt dừa nguyên chất, 1 muỗng bột cà ri, 1 ít tiêu xay, 3 cây sả, 1 ít đuờng, lá ngò trang để trang trí
4. Đậu hủ sốt sả ớt: 3 bìa đậu hũ, 3 cây sả, 1/2 trái ớt sừng, 1 muỗng xì dầu, 10g đường, 2 muỗng dầu ăn, 2 muỗng nước, dầu ăn để chiên, lá ngò trang trí
5. Nấm rơm kho tiêu xanh: 300g nấm rơm, 30g tiêu xanh, 1/2 muỗng cafe bột ớt Hàn Quốc, 1 muỗng boa rô, 2 muỗng xì dầu, 1 muỗng đường, lá ngò
6. Khoai tây chiên giòn: 3 củ khoai tây, 1 muỗng xì dầu, 1 muỗng đường, dầu ăn, 1 muỗng cafe tương ớt (tuỳ thích)
7. Chả bắp tía tô: 200g bắp Mỹ, 150g bột chiên giòn (hoặc bột bắp), 75ml nước lọc, dầu ăn, 5 lá tía tô
8. Rau củ xào ngũ sắc: 150g ớt chuông (xanh, đỏ, vàng), 50g bắp cải tím, 50g súp lơ trắng, 1 muỗng boa rô, muối, dầu olive, bột ngọt, tiêu sọ trắng xay, lá ngò
9. Bánh chưng: Một chiếc
10. Chè đậu trắng: 1/2 kg đậu trắng, 100g nếp, 20g bột năng, 200-250g đường (tuỳ khẩu vị), 200ml nước cốt dừa, 4 lá dứa (lá nếp)
23 tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng đối với bất kì người Việt nào: Ngày cúng ông Công ông Táo. Theo quan niệm của người Việt, không chỉ cai quản việc trong gia đình, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm cúng ông Công ông Táo để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Mời bạn tham khảo mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo dưới đây nhé!
Mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo có các món sau
Xôi gấc
Chả ram chay
Cà ri nấm
Đậu hũ sốt sả ớt
Nấm rơm kho tiêu xanh
Khoai tây chiên giòn
Chả bắp tía tô
Rau củ xào ngũ sắc
Bánh chưng
Hoa quả
Chè đậu trắng
1
Video đang HOT
Xôi gấc
Gấc trộn với ít rượu, bóp nát hoặc xay nhuyễn. Nếp vo sạch rồi cho gấc vào trộn đều. Cho tất cả vào nồi cơm điện với muối, đường, dầu ăn, 500ml nước lọc hoặc nước cốt dừa (tuỳ thích). Bấm nút nấu.
Khi xôi gấc đã chín cho vào khuôn con cá ép xôi đầy khuôn, rồi cho ra đĩa. Gắn 2 hạt tiêu làm mắt cá.
2
Chả ram chay
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng sạch sẽ. Khoai lang và cà rốt bào sợi, trộn đều với đậu xanh đã hấp chín, boa rô bằm nhỏ, tiêu, muối, bột ngọt.
Khi cuốn chả ram thì bánh tráng là nguyên liệu chính quyết định chả giòn hay không, vì không phải bánh tráng nào cũng có thể cuốn đâu nha! Cho nhân vào bánh tráng, gấp hai bên bánh tráng lại rồi cuốn. Cuốn vừa tay không chặt quá vì sẽ bị bung nứt khi chiên, cuốn nới tay quá thì chả ram sẽ bị nhiều dầu hút vào không ngon. Khi cuốn chả ram nên dùng ít giấm pha loãng với nước để thoa lên bánh tráng khi cuốn. Cách này làm bánh tráng hạn chế hút dầu khi chiên và giúp vỏ giòn lâu hơn.
Bạn có thể gói chả ram vài ngày trước khi ăn, gói xong cho vào hộp cất ngăn đá tủ lạnh, (như vậy cũng làm cho chả ram giòn hơn). Khi nào cần dùng thì lấy ra chiên thôi. Khi chiên: lấy chả ram (còn đông đá) cho vào chảo rồi chế dầu ăn vô ngập chả ram là được. Thêm một ít cốt nước chanh cũng làm cho chả ram giòn hơn sau khi chiên. Bật lửa lên chiên. Chiên cho vàng đều thì vớt ra đĩa có giấy thấm dầu.
3
Cà ri nấm
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng sạch sẽ, để ráo. Làm nóng nồi. Cho dầu ăn, sả đập dập và boa rô bằm nhỏ vào phi cho dậy mùi thơm. Tắt bếp, cho khoai tây, cà rốt, nấm, bột cà ri, muối vào trộn đều để 15 phút cho thấm gia vị.
Sau đó bật lửa xào cho ngấm một xíu rồi cho nước vào xâm xấp, nấu nhỏ lửa. Khi đã chín cho nước cốt dừa vào, rồi nêm nếm lại cho vừa khẩu vị là được. Múc cà ri ra tô, trang trí thêm vài lá ngò.
4
Đậu hủ sốt sả ớt
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng. Đậu hũ cắt miếng vừa ăn, sả và ớt bằm nhỏ. Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào chiên đậu hũ vàng đều, vớt ra để riêng.
Trong một chảo khác, làm nóng dầu ăn. Cho sả, ớt vào phi cho dậy mùi thơm, rồi cho xì dầu, đường, 2 muỗng nước vào nấu sôi lên. Nêm nếm vừa khẩu vị thì cho đậu hũ đã chiên vào, đậy nắp nấu thêm 5 phút nữa là được.
Cho đậu hũ ra đĩa, trang trí với lá ngò.
5
Nấm rơm kho tiêu xanh
Nấm rơm gọt rửa, ngâm nước muối pha loãng, rồi rửa lại cho sạch sẽ, để ráo.
Làm nóng chảo hoặc nồi. Cho dầu ăn, boa rô 1/2 muỗng cafe tiêu xanh giã dập vào phi cho dậy mùi thơm thì tắt bếp. Cho nấm, xì dầu, đường, ớt bột vào trộn đều để 15 phút cho thấm gia vị một chút. Bật lửa lên lại, nấu sôi cho mấy chùm tiêu xanh vào. Nấu 15 phút là được.
Múc nấm ra đĩa sâu lòng, xếp tiêu xanh và rắc lên 1 ít bột ớt bột rồi trang trí lá ngò.
6
Khoai tây chiên giòn
Khoai tây gọt vỏ, cắt lát mỏng rửa sạch. Ngâm khoai trong nước muối pha loãng 5 phút rồi rửa lại cho sạch sẽ, để ráo.
Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào chiên những lát khoai giòn tan rồi vớt ra đĩa.
Trong một chảo khác: Làm nóng chảo, cho dầu ăn, đường, xì dầu, tương ớt vào nấu sốt vừa sệt sệt. Tắt bếp cho khoai tây đã chiên vào trộn đều nhẹ nhàng để khoai không bị bể vụn nhé!
7
Chả bắp tía tô
Bắp lấy hạt, cho bột chiên giòn, hành lá cắt nhỏ và nước vào trộn đều.
Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào đợi sôi lên thì múc từng muỗng bắp và bột thả vào chiên vàng giòn. Vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu. Sau khi đã chiên xong tất cả thì xếp ra đĩa. Món này chấm cùng sốt mayonnaise, tương cà tương ớt đều ngon.
8
Rau củ xào ngũ sắc
Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng sạch sẽ, để ráo. Ớt chuông, bắp cải tím cắt sợi, súp lơ trắng cắt nhỏ vừa ăn.
Làm nóng chảo. Cho dầu olive và boa rô vào phi cho dậy mùi thơm. Cho súp lơ vào với xíu muối, khi vừa chín tới thì thêm bắp cải tím và ớt chuông vào xào đều tay. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Cho ra đĩa trang trí ít lá ngò.
9
Bánh chưng
Bánh chưng chay bạn có thể mua sẵn cho nhanh và tiện nhé!
10
Chè đậu trắng
Đậu trắng rửa sạch ngâm với 1 muỗng baking soda khoảng 5h. Rửa lại cho sạch. Sau đó cho đậu và 1 muỗng baking soda vào nồi áp suất hoặc nồi cơm điện hầm chín. Rửa lại nhẹ nhàng để không bị nát đậu, để ở rổ cho ráo.
Nếp nấu với lá dứa cho chín nở hạt mềm dẻo nhưng không bấy như nấu cháo. Thỉnh thoảng khuấy đều cho khỏi bị cháy đáy nồi.
Tiếp theo cho đường vào nấu nhỏ lửa và quậy đều. Lấy 20g bột năng pha với 150ml nước cho vào nồi nếp. Đợi sôi lại thấy trong veo là cho đậu trắng vào, khuấy đều nhẹ nhàng để không bị nát đậu. Lúc này có thể nêm lại theo khẩu vị nhé!
Khi ăn chan nước cốt dừa tươi nguyên chất vào, vị dừa tươi rất ngon.
Có thể dùng 200ml nước cốt dừa, 50g đường và 1 muỗng bột năng khuấy đều, nấu sôi lên tắt bếp, thêm xíu xiu muối (tuỳ thích).
11
Trái cây
Một đĩa trái cây đầy màu sắc sẽ là điểm nhấn tuyệt vời cho mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đấy các mẹ!
Xôi gấc mà làm thế này thì dù nguội cũng không bị cứng, ăn vừa mềm vừa ngon ai cũng mê
Thử đồ xôi gấc theo cách dưới đây để ăn Tết này nhé, đảm bảo bạn sẽ có món xôi gấc siêu ngon đấy!
Chuẩn bị nguyên liệu
1. Gạo nếp cái hoa vàng: 500gr
2. Gấc: 1 quả
3. Rượu trắng: 10ml
4. Muối: 10g
5. Nước cốt dừa: 30ml
6. Đường: 40g (tùy thuộc độ ngọt để điều chỉnh)
7. Mỡ gà cắt nhỏ: 15g (không có cũng không sao)
Mỗi dịp Tết đến, xôi gấc dường như là món ăn không thể thiếu trên mỗi mâm cơm, mâm cúng Tết. Màu đỏ của xôi gấc mang đến cảm giác tươi vui để cầu mong một năm mới nhiều may mắn. Tuy nhiên vào dịp Tết thì xôi đồ xong bao giờ cũng phải cúng, nên nếu không biết cách làm thì có khi cúng xong xôi cũng cứng ngắc, ăn không nổi. Chính vì thế bạn hãy xem ngay bài viết về cách đồ xôi gấc dẻo thơm, để nguội cũng không ảnh hưởng gì đến độ ngon của xôi dưới đây nhé!
Cách đồ xôi gấc dẻo ngon
1
Sơ chế gấc
Rửa gạo nếp bằng vòi nước (không vo nếp) khoảng 4,5 lần đến khi nếu có màu đục không còn bẩn. Ngâm nếp với nước sạch khoảng 6-8h vớt ra để ráo.
Bổ đôi quả gấc, vét 250gr hạt gấc ra âu. Cho rượu trắng vào âu, dùng tay bóp đều hạt. Cho phần gạo nếp đã để ráo vào âu thịt gấc. Bóp trộn để các hạt gạo được phủ đều lớp màu đỏ. Cho tiếp mỡ gà cắt nhỏ vào trộn cùng (nếu có).
2
Đồ xôi
Đổ lượng nước vào nồi hấp, nấu cho nước sôi già. Phủ 1 lớp khăn đồ xôi dưới đáy xửng. Cho gạo lên trên, khoét các lỗ tròn để hơi nước thoát lên. Dùng khăn vải phủ lên nắp và đậy kín xửng hấp.
Đặt xửng xôi lên trên nồi nước, hấp trong vòng 30 phút không mở nắp (lần 1). Lấy xôi ra trải đều trên mâm, để nguội bớt. Trộn sẵn đường với nước cốt dừa.
Đợi xôi nguội, tiếp tục cho xôi vào xửng hấp (đặt trên nồi nước nóng già) để 10'. Mở nắp rưới từ từ hỗn hợp đường và nước cốt dừa vào trộn đều. Hấp xôi thêm 30 phút (lần 2) là xôi chín.
Thành phẩm
Từng hạt xôi gấc đỏ thắm, xen lẫn mùi thơm, béo ngậy của nước cốt dừa, miếng xôi gấc ngọt vừa đủ lại rất đẹp mắt. Bí quyết để xôi gấc luôn mềm ngon dù đã nguội nằm ở việc bạn hấp 2 lần. Với cách hấp như vậy, hạt gạo chín mềm từ bên trong, không bị lại gạo dù để lâu.
Cách nấu xôi gấc đơn giản tại nhà Xôi gấc là món ăn được nhiều người yêu thích. Xôi gấc có màu đỏ tươi, được xem như món ăn mang lại sự may mắn. Cách nấu xôi gấc cũng không khó. Hãy cùng học cách nấu xôi gấc tại nhà để chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết nhé. 1. Nguyên liệu nấu xôi gấc Một quả gấc chín đỏ Gạo...