Gợi ý những món lẩu tuyệt ngon dành riêng cho ngày nghỉ lễ, cả nhà thi nhau xì xụp
Những món lẩu này sẽ khiến bữa cơm xum họp ngày Quốc khánh thêm vui và ý nghĩa.
LẨU GÀ RƯỢU NẾP
- Cái và nước rượu nếp đã ngấu.
- Gà ta 1 con khoảng 2 kg. Với nguyên liệu 1 con gà như trên ta dùng 5-6 lạng rượu nếp và 1 bát con nước rượu nếp.
- Hành, mùi tàu; rửa sạch, thái khúc.
- Hành khô bóc vỏ 2-3 củ nướng sơ qua.
- Xương ống heo
- Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
- Xương ống heo chặt làm 2 -3, rửa sạch. Chần xương qua nước sôi rồi rửa sạch bọt bẩn. Cho nước vào nồi, ninh xương lấy nước ngọt. Trong khi ninh nhớ để lửa nhỏ và vớt bọt bẩn cho nước được trong.
- Gà ướp với chút bột canh, hạt tiêu. Chia đôi chỗ cái rượu nếp. Một nửa ướp gà khoảng 15 phút cho thấm gia vị sau đó bày gà ra đĩa to.
- Cho nốt 1/2 chỗ cái rượu nếp và phần nước rượu nếp vào nồi. Cho 2 củ hành khô đập dập, nêm nếm gia vị cho vừa rồi đun sôi nước lẩu.
- Lẩu gà rượu nếp ăn kèm với bún rối, hành lá và mùi tàu thái khúc. Có thể kèm thêm chút sa tế nếu thích. Khi ăn cho gà vào nồi lẩu, gà chín thì cho các rau ăn kèm vào cùng.
LẨU RIÊU CUA BẮP BÒ SƯỜN SỤN
Nguyên liệu:
- Cua đồng: 500g
- 1kg (tùy theo số lượng người ăn)
- Sườn sụn: 500g
- Bắp bò: 500g
- Đậu phụ: 5 bìa – 10 bìa
- Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị.
- Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (Có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mắm tôm sẽ tỏa hương tưng bừng.
- Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.
- Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt… Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau.
- Bún sợi nhỏ.
- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
Cách làm:
- Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.
- Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.
Video đang HOT
- Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.
- Đậu khuôn cắt miếng nhỏ rán vàng, bày ra đĩa.
- Bắp bò thái mỏng bày ra đĩa.
Trước khi thái cho thịt bò vào ngăn đá khoảng 15 phút thái sẽ dễ dàng hơn và trình bày cũng đẹp mắt hơn.
- Rau sống rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước, khi ăn bày ra đĩa. Hoa chuối thái nhỏ dùng để nhúng dần trong khi ăn.
- Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Nhà mình nuôi được mẻ nên hay dùng mẻ hơn. Mẻ, dấm bỗng, mắm tôm làm nên hương vị đặc trưng của món lẩu riêu cua.
- Chế nước dùng cua và nước ninh sườn sụn vào nồi lẩu, vớt sườn sụn thả vào cùng với cà chua đã xào chín. Cho mẻ vào, nêm thêm một chút dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu.
Khi ăn thả thêm chút hành lá, gốc hành hoặc củ hành tươi cắt lát mỏng, mấy lát đậu đã rán vàng, một nhúm hoa chuối sẽ được nổi nước lẩu thật sinh động.
Nhúng thịt bò ăn kèm với bún, sườn sụn giòn mềm cùng với rau sống, không còn gì tuyệt vời hơn.
LẨU MĂNG ẾCH
Nguyên liệu:
- 1kg ếch
- 100g thịt mọc xay
- 100g mọc sống
- 400g măng muối chua
- 100g lá lốt
- 5 tép sả, ớt, hành tím, ngò gai (mùi tàu), rau ngò ôm, rau muống và bắp chuối bào
- Bún
- Lá tàu hũ ki tươi (váng đậu) chiên vàng, nấm hương
- Xương heo
Cách làm:
Ếch làm sạch, chặt phần đùi để riêng, ướp hành tím và hạt nêm. Phần thân trước băm nhuyễn trộn chung với thịt, mọc, hành tím băm và hạt nêm. Sau đó chia ra từng phần và ấn dẹt thành viên chả. Chiên áp chảo cho vàng 2 mặt.
Chiên vàng phần đùi ếch đã ướp.
Sau khi ếch chín vàng, gắp ếch ra, cho phần tỏi, ớt, sả và hành tím vào. Phi thơm, rồi cho tiếp nấm hương vào.
Tiếp theo, cho măng chua vào xào, nêm ít hạt nêm và đường vào măng. Xương heo chần sơ, sau đó cho nước và sả cây vào nấu nước dùng cho đến khi nước dùng được, vớt sả ra.
Trút phần măng xào vào nồi nước dùng, nêm ít nước mắm ngon. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Khi ăn lẩu măng ếch, cho tàu hũ ki (váng đậu), ếch và chả vào nồi, cho lá lốt và các loại rau mùi để tăng thêm hương vị món ăn.
LẨU NƯỚNG
Chuẩn bị:
- Thịt ba chỉ, sườn thăn non; Lòng non, dạ dày; Thịt bò; Các loại hải sản như tôm, mực trứng, ngao, sò; nấm sò, nấm kim châm…
- Các loại củ quả nướng kém: bí đỏ, hành tây, cà chua, đậu bắp, ngô…
- Gia vị: xì dầu(nước tương), gia vị chanh ớt.
- Rau thơm, dưa chuột để ăn kèm. Đồ nướng có thể ăn cùng với bánh mỳ; chảo gang, bếp cồn hoặc bếp ga. Bạn có thể dùng vỉ nướng nướng trên bếp than hoa.
Cách làm:
- Thịt ba chỉ làm sạch, cho vào ngăn đá khoảng 20 phút lấy ra thái lát mỏng vừa phải chừng 3×5cm đem ướp với sốt BBQ, Ketchup (sốt cà chua), hành, tỏi khô và sả băm nhỏ cùng với một chút đường. Đơn giản hơn có thể thay sốt cà chua và BBQ bằng nước hàng và mật ong.
- Sườn thăn chặt miếng ngắn từng rẻ một, ướp tương tự như sườn. Có thể hấp sườn cho chín rồi mới ướp để khi nướng nhanh chín hơn.
- Thịt bò mua phần thịt vai hoặc mông mềm, thái to bản, dần qua cho mềm rồi ướp với dầu hào, chút đường, mật ong cùng với tỏi, sả băm nhỏ.
- Các nguyên liệu trên nên ướp tối thiểu 1 giò trước khi ăn, lâu hơn có thể ướp và bảo quản trong ngăm mát tủ lạnh từ 4-8 tiếng, như vậy các nguyên liệu sẽ ngấm gia vị và mềm hơn.
- Hải sản rửa sạch để ráo nước. Các loại củ quả gọt vỏ, rửa sạch thái miếng mỏng
- Nấm cắt bỏ gốc, rửa bằng nướng muối loãng vớt ra để ráo. Bày tất cả các nguyên liệu trên ra đĩa.
Đặt chảo gang lên bếp cồn đun thật nóng, cho vào một thìa dầu ăn, một muỗng bơ nhỏ đun cho nóng chảy. Lần lượt cho các nguyên liệu vào phủ kín mặt chảo để nướng, lật qua lật lại khoảng vài ba phút là đã có mẻ nướng thơm nức ăn kèm với dưa chuột chẻ và bánh mỳ nướng giòn. Gia vị để chấm có thể là nước tương, gia vị chanh ớt hoặc sốt mayonnaise, ketchup.
LẨU GÀ THẬP CẨM
Nguyên liệu làm lẩu gà thập cẩm
(Cho 7 người ăn)
- Gà khoảng 2kg
- Lòng, dạ dày heo: 300 g
- Ngao hoa: 500 g
- Đậu phụ: 3 bìa; 500g xương heo hoặc nước dùng xương gà; 1 gói nấm kim châm; 200g nấm hương; 1 gói nấm rơm hoặc nấm sò, nấm đùi gà; 2 gói thuốc bắc
- Rau ngải, mùng tơi, đậu bắp, khoai lang, ngô ngọt (những loại rau bạn thích)
- 1-2 quả trứng vịt lộn
- Bánh đa, bún hoặc mì tôm ăn kèm
- Muối, hạt nêm, bột canh, sa tế, mì chính, hành khô, ớt, chanh
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế gà
- Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Phần đầu, cổ gà, chân có thể cho vào nồi nước xương ninh lấy nước dùng làm nước lẩu. Xếp thịt gà lên đĩa
Lưu ý: Để chặt gà ngon, đẹp thì nên dùng dao sắc, nặng; thớt phải sạch, nặng gỗ tốt.
Bài 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Nấm kim châm, nấm hương, đậu bắp, bí đỏ, cà chua, các loại rau cải, rau ngải, rau cần, hoa chuối, rau diếp rửa sạch và để ráo.
- Lòng, dạ dày heo rửa sạch cắt miếng vừa ăn.
- Ngao hoa, tôm rửa sạch bày lên đĩa
Bước 3: Nấu nước dùng lẩu
- Xương heo rửa sạch với muối hạt sau đó chần sơ rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi hầm lấy nước.
- Sau khoảng 30-45 phút cho nước dùng ra nồi lẩu, đập 2 quả trứng vịt lộn vào đun nhỏ lửa thêm nấm hương, thuốc bắc, ngô ngọt, nấm hương vào đun, nêm nếm gia vị vừa miệng.
Bước 4: Trình bày
Xếp tất cả các lên bàn, bật bếp đun nhỏ lửa xếp đồ ăn xung quanh. Giờ thì chỉ việc thưởng thức ngay thôi. Ăn lẩu gà nóng hổi trong thời tiết sẽ lạnh sẽ là vô cùng hấp dẫn.
Theo Khampha
Những quán bún riêu tuyệt ngon ở Hà Nội "nhất định phải thử" !
Bún riêu lun là món ăn mà chúng mình có thưởng thức được quanh năm, ngày lạnh cũng như trời nóng, 1 bát bún riêu chua thanh sẽ luôn là sự lựa chọn cực kỳ thú vị, luôn có tác dụng ấm nóng vào mùa đông và chống ngấy cực tốt vào mùa hè.
Nếu ở Hà Nội, các nàng đừng quên bỏ qua những quán bún riêu mà iunauan chia sẻ ngày hum nay nhá. Bún riêu cua với vị chua thanh của dấm bỗng cùng cà chua, vị ngọt nhẹ của cua đồng quyên lẫn vị thanh thanh của các loại rau sống ăn kèm thật không thể nào có thể "cưỡng" lại được, có thể dễ dàng "hạ gục" bất cứ thực khách nào khó tính nhất ấy chứ
Bún riêu cua Hàng Lược:
Năm ngay trên via he phô Hang Lươc, quan bun co chiêc ban lơn đươc chu quán bay biên cac loai nguyên liêu gon gang trươc măt, ai đên ăn lai thoăn thoăt xêp ra bat cung môt, hai chiêc ban nhưa xung quanh. Nươc dung đo sâm mau ca chua, ngot thơm va rât đâm đa. Chính vì nước dùng ở đây thiên vị ngọt, nên nếu không thích, bạn hãy dặn cô chủ quán nhé.
Bát bún riêu bình thường đã ngon, bát bún đầy đủ lại đặc sắc theo một cách khác. Thịt bò mềm, giò tai giòn sần sật, đậu chiên vàng bắt mắt, hành khô phi mỡ tự làm béo thơm khiến nhiều người ưng lòng suốt bao năm nay. Quan co ban ca bun riêu ôc cung rât ngon, ôc gion va beo. Đăc biêt, ơ đây con co thêm trưng vit lôn - đây la mon ăn kem vơi bun riêu đươc nhiêu ngươi yêu thich.
Bún riêu cua Hàng Bạc:
Bún riêu ngon hay không, quan trọng nhất là phần nước dùng. Như hầu hết các hàng quán phố cổ, quán có diện tích khá khiêm tốn, nhỏ nhỏ, xinh xinh nhưng bất chấp cả việc chỗ ngồi không nhiều, hàng chục năm qua, bún riêu ở đây vẫn đủ sức tạo sự nhộn nhịp cho cả con phố. Thậm chí, cứ nhắc đến bún riêu là người ta lại gợi ý ghé qua Hàng Bạc.
Nước dùng ở đây có vị chua dịu của giấm bỗng cùng cà chua làm nổi lên. Cua được giã nhỏ rồi cho vào nước, lọc lại thật kỹ rồi mới gạn phần nước cua vào nồi, đun lửa liu riu cho đến khi riêu cua nổi lên thành từng mảng. Nhìn nồi nước dùng đỏ au màu cà chua, lấp lánh những tảng riêu cua vàng nâu, thật khó kiềm lòng được trước tiết trời Hà Nội bây giờ.
Bún riêu cua Nguyễn Siêu:
Quy mô của quán này chỉ vỏn vẹn nồi nước dùng, vài rổ đậu, rau, thịt, bún và ít ghế nhựa... nằm gọn trên vỉa hè phố Nguyễn Siêu nhỏ hẹp nhưng khá đông khách. Bún riêu Nguyễn Siêu được đong bằng những tô cỡ lớn đầy đặn. Nhìn tô bún đủ màu sắc trắng, xanh, vàng, đỏ, nâu của bún, đậu, cà chua, giò, gạch cua, hành hòa quyện với nhau chưa ăn đã thấy vô cùng ngon mắt.
Nước dùng ở đây không quá đậm đà nhưng ăn vào thấy có cái béo ngậy xen lẫn với cái thanh đạm của cua, cái ngọt thoang thoảng lẫn trong vị chua dịu của giấm bỗng. Sợi bún to hơn những nơi khác, gạch cua mềm, khi trộn bát bún lên lại luẩn quẩn lẫn trong nước dùng những mảng, những miếng to nhỏ như món quà bất ngờ.
Đừng quên những nhúm rau diếp xanh mơn mởn thái nhỏ, nhấn thêm vị thanh thanh, sần sật để cân bằng cảm giác của người ăn. Thêm một chút mắm tôm, cái hương vị giản dị càng thêm nồng đượm, thơm phức vị làng quê quyện chặt vào cái tổng thể vốn đã xoắn xít của bún riêu.
Bún riêu cua Quang Trung:
Nếu là người kén ăn, không thích loại riêu cua nát vụn vì toàn đậu phụ, bạn nên ghé qua ngã tư Quang Trung - Hai Bà Trưng để thưởng thức tô bún riêu ngon mà "xịn" như nhà làm. Nhìn những mảng gạch cua lớn nâu hồng đóng bánh chắc, nổi bật trên màu trắng của bún và màu xanh của hành chưa ăn đã thấy ngon mắt. Nước dùng ở đây cũng được nấu toàn bộ từ cua chứ không pha thêm nước xương cho ngọt như nơi khácc, nên chỉ cần nhấp một chút đã cảm nhận được vị cua đậm đặc.
Thực khácch "ưng" bún riêu Quang Trung vì ngoài ngon, các nguyên liệu ở đây được tuyển rất kỹ, thịt bò thì chỉ toàn thịt lõi rùa hoặc bò bắp. Thêm nữa từ ống đũa, đến bát ớt, rổ rau sống đảm bảo vệ sinh. Có lẽ chính vì thế mà dù là quán vỉa hè, chỗ ngồi chỉ vài cái ghế mà giá bún ở đây khác cao, một tô bún thường có giá 30.000 đồng, còn muốn ăn thêm thịt bò, giò tai, tô bún sẽ lên tới 45.000 đồng.
Bún riêu ngõ Hồng Phúc:
Với thâm niên hơn 20 năm, bún riêu ngõ Hồng Phúc là địa chỉ quen của những thực khách khó tính, sành ăn. Thậm chí đối với nhiều người, đây còn là một trong những địa chỉ bún riêu ngon nhất Hà Nội. Bắt đầu bán từ chập tối đến khuya, quán rất đơn giản và cơ động với gánh hàng nhỏ gồm nồi nước dùng, bún, ít rau sống và vài chiếc ghế nhựa thấp.
Nếu các quán bún riêu thường "chiều khách" với đủ đậu, thịt bò thì bún riêu ở Hồng Phúc lại đơn giản chỉ có gạch cua, nước riêu và thêm chiếc giò tai đặt riêng từ Phú Thượng. Bù lại, nước dùng ở đây quả thật là rất ngon, vừa ngọt lại hơi chua, hơi cay, thêm chút nồng nồng của mắm tôm. Gạch cua thì được phi hành mỡ thật thơm, vàng đều, tạo nên mùi vị và màu sắc rất riêng của bún riêu.
Nổi bật trên nền bún trắng tinh, chiếc giò màu ngà và thứ nước riêu vàng ươm là hành ngò cắt nhỏ tạo nên một bức tranh đầy màu sắc. Chỉ cần cho thêm chút tương ớt, chút giấm là ta được một bữa tối hoặc bữa ăn khuya ngon miệng. Và đừng quên bát rau muống chẻ, bắp chuối bào, rau quế, ngò gai, rau kinh giới... xanh non để bát bún thêm đủ vị.
Bún riêu ngon nên dù ở trong hang cùng ngõ hẻm vẫn có nhiều người tìm đến, mà những người đã đến ăn thường đều trở thành khách quen. Do đó, khi muốn thưởng thức bát bún riêu đúng chất mà không ngại đi muộn, chỗ ngồi không được tươm tất, hãy ghé đến quán bún riêu ở ngõ Hồng Phúc bạn nhé.
Bún riêu Thanh Hồng - Hòa Mã
Lợi thế của quán là không gian rộng rãi, mát mẻ, có phòng điều hòa cho nhóm đi đông người muốn gọi set lẩu cua. Giá cho một set lẩu 4 người ăn là 400.000 đồng. Tuy có đắt hơn so với các quán khácc nhưng thực sự rất "đáng đồng tiền bát gạo".
Bát bún riêu ban đầu đơn giản chỉ là bát bún riêu cua truyền thống, qua nhiều năm đã được bổ sung thêm đủ loại đồ ăn kèm. Thật sự bát bún ở đây rất đầy đặn, có giò, mảng gạch cua lớn, thịt bò tươi đậu rán vàng giòn. Nước dùng đậm đà vị cua thật, xứng đáng với giá tiền. Rau sống ở đây mặc định chần sẵn, nên nếu bạn muốn ăn tươi nhớ nhắc chủ quán nhé. Đây cũng là một trong những quán bún riêu hiếm hoi bán tối, quá thích hợp cho một tối băn khoăn không biết ăn gì.
Theo Iunauan
5 món ăn sáng tự nấu tuyệt ngon chồng con chẳng tốn tiền đi ra hàng Món nào cũng ngon và hấp dẫn chị em hãy trổ tài nhé! XÔI BỌC PATE CHIÊN Nguyên liệu: - 1 bát xôi trắng mềm (cơm nếp) - 100gr pate - 1 chút hành và mùi - Dầu rán Cách làm: - Dùng găng tay thực phẩm, chia đều từng phần xôi rồi ấn dẹt, làm lần lượt đến khi hết. - Hành,...