Gợi ý nấu canh chua giảm ngấy ngày Tết
Thực phẩm và các món ăn ngày Tết hầu hết chứa nhiều đạm và chất béo, bạn hãy nấu thêm bát canh chung giúp giải ngấy, đổi vị cho cả gia đình.
1. Tom Yum Goong
Cách chế biến này làm dịu bớt những hương vị đôi phần mạnh mẽ, cũng thể hiện được cái hồn Á Đông phảng phất trong vị beo béo, cay nóng đặc trưng của ẩm thực Thái Lan.
Nguyên liệu:- 500 ml nước xương hoặc nước cốt gà-1 – 2 cọng sả-3-4 lá chanh-3-4 củ tỏi-1 miếng gừng hoặc riềng kích thước khoảng 1 ngón tay
- 45 ml nước mắm hoặc 60 ml nước tương- 15 ml nước cốt chanh tươi- 1 quả ớt đỏ tươi hoặc 2,5 gram ớt bột- 300 gram tôm tươi, 300 gram đậu hũ
- Rau tùy chọn (nấm, cà chua, bông cải…)- cốc nước dừa hoặc sữa đặc- 100 gram rau húng quế hoặc rau mùi- 5 gram đường
Thực hiện:
- Đổ 500 ml nước cốt gà vào nồi
- Thái sả thành những khoanh nhỏ khoảng 1 cm rồi thêm vào nồi nước
- Thêm lá chanh vào nước dùng
- Tỏi làm sạch, ép nhuyễn, thêm vào nước
- Thêm nước mắm và nước cốt chanh cùng ớt đỏ.
- Tiếp theo, thêm nấm vào nồi.
- Nguyên liệu quan trọng nhất là tôm, bạn cho vào ở bước này nhé.
- Cuối cùng thêm một chút nước dừa béo ngậy (hoặc sữa đặc), nêm lại gia vị cho vừa vặn.
2. Canh chua cá điêu hồng
Video đang HOT
Miếng cá ngọt mềm, đậm đà, bạc hà giòn giòn lựt sựt hòa lẫn với hương vị thơm thơm
của trái dứa, trái me, của ngò gai, ngò rí tạo nên hương vị chua chua ngọt ngọt
thanh thanh cho bát canh rất tuyệt. (nguồn :bepgiadinh)
Nguyên liệu- 1 con cá điêu hồng khoảng 1,2 kg- 200 g Cà chua- 1/2 trái thơm (trái dứa)- 1 thìa canh quả me chín- 200 g bạc hà (dọc mùng)
- Ngò gai (mùi tàu), ngò rí (rau ngổ), hành, ớt, hạt nêm, nước mắm, nghệ non vừa đủ
Thực hiện:
- Cá điêu hồng đánh sạch vẩy, bỏ mang, bỏ ruột, sát muối rửa sạch rồi lọc lấy phi lê cá. Xương và đầu cá cho vào nồi nước lạnh ninh cùng chút hạt nêm để lấy nước dùng trong.
- Phi lê cá xắt miếng con chì cỡ 2×5 cm hoặc xắt miếng vừa ăn (lưu ý không xắt cá mỏng và nhỏ quá, khi nấu dễ bị nát và cá không giữ được độ ngọt) ướp với chút hạt nêm và chút xíu nước nghệ, để khoảng 10 phút cho cá thấm gia vị.
- Hành, ngò nhặt rửa sạch cắt khúc ngắn cỡ 3cm.Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái vát mỏng cỡ 0,7cm – 1cm, cà chua rửa sạch bổ miếng cau.
- Me chín cho vào bát con với khoảng 1 muỗng canh nước dằm cho nhuyễn, lọc lấy nước.
- Bạc hà tước bỏ vỏ, thái vát dài cỡ ngón tay, xóc với vài hạt muối, để khoảng 5 phút rồi xả nước lạnh rửa sạch, vắt ráo.
- Bắc nồi lên bếp, cho nước dùng cá cùng với nước me, 1 quả ớt vào đun sôi lên, tiếp đó cho cà chua, dứa vào đun cho sôi lại. Trút cá vào nồi đậy vung đun cho nước canh sôi, khi sôi mở vung, hớt bỏ bọt, đun thêm khoảng 3 đến 5 phút, nêm nếm cho vừa miệng, nếu thích ăn ngọt thì có thể cho thêm 1 thìa cà phê đường.
- Thả bạc hà vào nồi canh, đun sôi lại rắc hành, ngò vào rồi bắc xuống.
- Múc canh ra bát ăn nóng kèm với rau thơm, giá đỗ, rau sống.
3. Canh dưa thịt bò
Canh dưa chua chua, thịt bò ngọt mềm dễ làm lại không ngấy (nguồn: Blogspot)
Nguyên liệu:- 300g thịt bò bắp hay thịt bò gân- Một bát con dưa cải chua- 1-2 quả cà chua chin,- quả dứa- Hành khô, muối, nước mắm, bột ngọt, đường, tiêu, hạt nêm.
- Hành ngò, rau ngổ
Thực hiện
- Cho nồi lên bếp, chờ nồi nóng cho 2 muỗng dầu ăn vào, đun vừa đủ nóng thì cho ít ớt bột, đảo nhanh tay để ớt ra màu, cho tiếp cà chua, dứa vào xào nhanh (để lửa lớn ).
- Đợi 1 phút cho dứa và cà chua ra chất ngọt rồi đổ hết chỗ dưa đã rửa vào nồi. Nêm thêm vào nồi muỗng cà phê đường, muỗng cà phê bột nêm, 1 chút bột ngọt; xào nhanh tay. ( đừng cho nước vào, trong dưa có nước nên nó sẽ tự tiết ra, không sợ cháy )
- Khi thấy dưa săn lại và cạn nước thì cho thêm vào nồi 2 tô nước. Đợi nước sôi chừng 3 phút thì cho tiếp thịt bò vào. Đừng đậy nắp nồi, nước sẽ bị đục. Sau 3 – 5 phút cho nước sôi trở lại, hớt bọt rồi nêm lại lần nữa cho vừa ăn.
- Nhắc nồi canh xuống, cho hết số hành ngò, rau ngổ đã cắt khúc vào và múc canh ra tô.
Theo Tapchiamthuc
Mách các mẹ cách giữ thực phẩm tươi lâu trong ngày Tết
Vào ngày Tết các chị em thường có thói quen mua nhiều đồ ăn để dự trữ. Vì vậy, làm sao để giữ thực phẩm tươi lâu và ngon mắt là vấn đề rất được quan tâm, các chị hãy tham khảo một số cách bảo quản, giữ thực phẩm tươi lâu dưới đây nhé!
Đối với thực phẩm sống
Thịt, cá: Muốn thịt và cá tươi và không bị vi khuẩn xâm nhập, các chị em đừng bảo quản theo cách thông thường là bỏ nguyên phần thịt/ phần cá mua về vào tủ lạnh mà cần phân nhỏ từng phần. Khi nào cần nấu chỉ cần lấy phần đã chia nhỏ ra là được hoặc dùng một số cách thông thường như phơi, sấy, hun khói... để đảm bảo thịt không bị ôi thiu.
Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày. Độ dày của miếng thịt không quá 10cm để nhiệt độ đi sâu được vào trung tâm. Cá phải được làm sạch, bỏ ruột, mang trước khi cho vào tủ.
Thực phẩm để trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín. Những thói quen như mua thịt, trứng ở chợ về quẳng luôn vào tủ lạnh mà không hề sơ chế rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo vì trong tủ lạnh vẫn là vòng tuần hoàn. Nguy cơ ngộ độc có thể xuất phát từ tủ nếu không biết cách bảo quản. Vì vậy, thực phẩm dù sống hay chín cần được rửa sạch cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh.
Rau: Nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, cắt bỏ phần rễ để chỗ thoáng mát. Nếu có tủ lạnh, rửa sạch rau, để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, rửa sạch để ráo, cho vào túi buộc kín trước khi cất tủ lạnh.
Ớt: Chúng ta thường để ớt ở ngoài hoặc cho vào ngăn mát của tủ lạnh; tuy nhiên để ớt được tươi lâu bạn nên rửa sạch, để ráo, cất vào hộp đã đậy nắp và cho vào ngăn đá. Như vậy, ớt sẽ rất tươi và có màu như ban đầu.
Cà rốt, gừng: Để gừng, cà rốt được ngon và tươi lâu như khi mới mua về, bạn đừng cho vào tủ lạnh mà hãy vùi cả củ gừng và cắm nửa thân dưới của cà rốt xuống lớp cát, đảm bảo hai loại thực phẩm này sẽ rất tươi khi bạn đem ra chế biến món ăn.
Chuối: Bạn chỉ cần đặt chuối vào đĩa đựng trái cây trong 3 ngày sau khi chúng bắt đầu chín tới, sau đó mới cần cho vào tủ lạnh.
Táo: Bảo quản táo ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 5 ngày đầu, sau đó có thể giữ lạnh để dùng được lâu hơn.
Hành và khoai tây: Những loại rau này không cần giữ lạnh mà chỉ cần để ở nơi khô và tối.
Sữa: có đặc tính dễ hấp thu mùi vị của những thực phẩm khác. Chính vì vậy, bạn không nên để sữa chung với các loại rau xanh, trái cây hoặc thực phẩm có mùi mạnh. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của chúng hoặc cho vào hộp có nắp đậy kín rồi đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.
Đối với thực phẩm chín
Bánh chưng: Khi luộc xong, bạn nhớ vớt ra rửa sạch lá để hết nhựa và ráo. Xếp bánh cẩn thận thành nhiều lớp, cho vật nặng đè lên bánh để nước trong bánh thoát ra. (khoảng vài giờ). Sau đó, chỉ cần treo bánh nơi khô thoáng: như thế bánh sẽ để dành để dùng rất lâu.
Thịt kho, cá kho: Nấu thật kỹ, khi nhấc xuống bếp cần để ở một nơi cố định, tránh lắc mạnh. Có thể cho nồi nước khác lớn hơn, mức nước cách miệng nồi thịt/cá kho khoảng 10 - 15 cm để tránh nước tràn vào, đậy bằng vung đất nung. Nước trong nồi lớn sẽ bốc hơi lên vung, làm tỏa hơi mát xuống nồi thức ăn bên dưới. Bằng cách này, nồi thịt kho hoặc cá kho của bạn sẽ bảo quản được lâu hơn.
Măng khô: Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần. cứ 2 - 3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 - 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.
Lưu ý:
Xả đông thực phẩm từ từ, tốt nhất trước khi chế biến 4 tiếng nên lấy ra và cho vào ngăn mát. Sau khi rã đông thực phẩm, nên chế biến ngay và không nên tái đông để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị phá hủy, đồng thời hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
Thức ăn thừa chỉ nên để trong vòng 3-4 giờ và đun nóng lại trước khi ăn.
Không để chung thực phẩm sống và chín. Nếu tủ lạnh không có ngăn riêng biệt thì thực phẩm sống để ngăn dưới, thức ăn chín để ngăn trên.
Theo PNO
Ấm cúng với mâm cỗ đầu xuân Cũng giống như mâm cỗ giao thừa, ngày đầu năm mới, chẳng thể nào thiếu được mâm cỗ cúng gia tiên với những món ăn mang màu sắc truyền thống. Mâm cỗ đầu năm được người Việt dâng lên để thể hiện tấm thành kính tổ tiên thường được cúng vào buổi sáng ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch. Thông thường vào...