Gợi ý du lịch Okinawa – thiên đường cận nhiệt đới của Nhật Bản
Vùng cực Nam của Nhật Bản được ví như thiên đường với thiên nhiên tươi đẹp, thế giới biển phong phú với nền ẩm thực lành mạnh, ngon miệng giúp người ta sống hơn trăm tuổi.
Trang phục truyền thống rực rỡ là đặc trưng của vùng cận nhiệt đới Okinawa. (Ảnh: Tokyo Weekender)
Okinawa xưa kia từng là một vương quốc tên Ryukyu (Lưu Cầu, 1429-1879), sở hữu nền văn hóa riêng với nhiều màu sắc đặc trưng. Cùng với thiên nhiên tươi đẹp, nhiều trang báo và blog du lịch hay gọi nơi đây là thiên đường đảo nổi của đất nước Mặt trời mọc.
Dẫu không được nhắc đến nhiều như Kyoto, Tokyo, Osaka, Hokkaido nhưng Okinawa thực sự là một điểm đến mùa hè lý tưởng tại Nhật Bản. Hiện nay chưa có chuyến bay thẳng từ Việt Nam tới Okinawa, du khách có thể chọn bay nối chuyến hoặc trải nghiệm tour tàu thủy đi từ thành phố cảng Cơ Long (Bắc Đài Loan, Trung Quốc).
Dưới đây là một số điểm đến giúp bạn trải nghiệm trọn vẹn nét đặc sắc của vùng đảo cận nhiệt đới này.
Trải nghiệm thế giới biển xinh đẹp Okinawa
Okinawa sở hữu những bãi biển đẹp với biển xanh cát trắng, có thể kể tên như Itoman Bibi, Araha Beach gần sân bay và cảng Naha. Nếu đi lên phía Bắc của đảo chính, du khách có thể trải nghiệm bãi tắm Manza ở vùng Trung và Busena, Okuma ở vùng Bắc. Nhiệt độ nước biển thường đạt cao nhất trong khoảng 28 đến 30 độ C vào tháng Bảy.
Một hoạt động nổi bật khi ghé vùng biển Okinawa là lặn. Nhờ có dòng biển ấm Kuroshio mà thế giới hải dương nơi đây phong phú và giàu chất dinh dưỡng, tạo nên một hệ sinh thái biển đa dạng.
Lặn ở Okinawa – hoạt động không nên bỏ qua đối với người yêu thích khám phá hải dương học. (Ảnh: Visit Okinawa Japan)
Theo Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản, du khách trải nghiệm bộ môn lặn ở Okinawa có thể tận mắt chứng kiến nhiều loại cá đuối, cá voi, cá mập voi và nhiều loại cá đa dạng màu sắc khác, những rặng san hô đặc trưng của vùng biển cận nhiệt đới.
Trên đảo chính Okinawa, du khách có thể chọn khu vực Mũi Maeda, hay còn được gọi là Hang xanh nhờ sở hữu sắc xanh dương sâu thẳm, ấn tượng, tọa lạc ở vùng Trung Nam. Ngoài ra khu vực đảo Kerama cũng được yêu thích nhờ ở gần đảo chính, có thể di chuyển từ cảng Naha bằng đường thủy, chưa đầy hai tiếng.
Kinh phí lặn dao động từ 9.000 yên đến 18.000 yên tùy theo nhu cầu. Thời gian lặn đẹp nhất là giữa tháng Tư và tháng 11.
Nếu không lặn, du khách vẫn có thể . Đây là sự kết hợp giữa hai chữ “umi” – biển và “chura” – xinh đẹp. Churaumi còn đang nắm giữ kỷ lục thế giới khi là thủy cung đầu tiên nhân giống thành công loài cá đuối khổng lồ mobula alfredi.
Dù là thủy cung lớn thứ nhì nhưng Churaumi có tới 11.000 cá thể thuộc 720 loài, nhiều hơn thủy cung rộng nhất Nhật Bản hiện nay (Kaiyukan, Osaka) 100 loài. Vé vào cửa dao động từ 2.180 yên đến 4.360 yên.
Video đang HOT
Ẩm thực Okinawa – chìa khóa “trăm tuổi”
Okinawa nổi tiếng với nhiều cư dân thọ trên 100 tuổi. Các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng đều cho rằng nguyên nhân nằm ở chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và lối sống lạc quan, tích cực.
Du khách đến Okinawa nên trải nghiệm bữa ăn truyền thống từ thời Lưu Cầu, với hương vị địa phương pha trộn ảnh hưởng ẩm thực Trung Hoa, Nhật Bản và khu vực Đông Á nói chung.
Một set ăn Ryukyu đặc trưng để phục vụ du khách ghé thăm Okinawa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam )
Một số món cần thử có thể kể đến các món rong biển, rau củ địa phương ngâm giấm hoặc muối, trứng muối dẻo, rau củ chiên xù (tempura), rong biển, mướp đắng Goya, thịt lợt hầm mặn ngọt, chân giò hầm, mỳ soba Okinawa, rong biển, đậu phụ… và không thể thiếu là các loại sushi.
Thực đơn Okinawa được nhận xét là cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết và cân bằng cho cơ thể. Một số sản vật địa phương còn có quất và mật mía.
Trải nghiệm văn hóa “Okinawa rạo rực sức sống”
Okinawa là quê hương của môn võ Karate và điệu múa trống nổi tiếng Eisa.
Du khách có thể chọn tour trải nghiệm Karate trong ngày, với các hoạt động tìm hiểu lịch sử môn võ tại Bảo tàng Karate Okinawa, Công viên Matsuyama, Đền Okino-gu. Cũng tại các điểm này du khách có thể được xem biểu diễn hay trực tiếp trải nghiệm một số hoạt động liên quan như một môn sinh thật sự.
Về nghệ thuật, Okinawa rất nổi tiếng với điệu nhảy trống Eisa. Đây là một điệu nhảy tri ân tới tổ tiên, thế hệ cha ông có công trong lịch sử. Điều đặc biệt vũ công eisa đều phải là người trẻ, cũng nhờ vậy mỗi động tác đều giàu năng lượng, dứt khoát và tạo ấn tượng mạnh mẽ.
Vũ công Eisa tại Festival Huế, đội trống Eisa từ Okinawa đã có nhiều năm tham gia hoạt động lễ hội này. (Ảnh: Cổng thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế)
Eisa kết hợp với tiếng đàn 3 dây – sanshin – đặc trưng và bài hát truyền thống “Dynamic Okinawa” (Okinawa rạo rực sức sống) sẽ là trải nghiệm mang đậm màu sắc vùng cực Nam này. Nếu có cơ hội nghe nhạc truyền thống Okinawa, hãy cùng người bản địa hô vang “Hiyasasa” – một khẩu ngữ địa phương với đại ý: Hãy tiến xa!
Một số nhà hàng truyền thống sẽ đi kèm dịch vụ biểu diễn nghệ thuật và cho mặc thử mặc trang phục truyền thống Okinawa. Nếu đi ăn ở một nhà hàng truyền thống, du khách có thể hỏi nhà hàng để có trải nghiệm trọn vẹn.
Okinawa khá nổi bật với nghề gốm, vốn là một nghề tồn tại từ thời vương quốc Lưu Cầu. Kết hợp với hình tượng linh vật shisa – lấy cảm hứng từ linh vật gác cửa trong văn hóa Trung Hoa, đồ gốm hình shisa có mặt ở mọi cửa hàng lưu niệm, cửa hàng tiện lợi và siêu thị ở đây.
Đồ lưu niệm sư tử Shisa. (Ảnh: PV)
Shisa là sinh vật nửa chó, nửa sư tử. Người Okinawa thường đặt tượng shisa trước cửa ra vào hoặc trên mái nhà. Shisa có hai trạng thái, shisa mở miệng là để xua đuổi linh hồn dữ, shisa ngậm miệng tượng trưng cho gìn giữ linh hồn tốt.
Ngoài việc mua một vài tượng shisa nhỏ về, du khách có thể trải nghiệm tự vẽ shisa tại một số cửa hàng gốm, làng gốm. Theo bình chọn Tripadvisor và một số trang blog, các điểm đến được đề xuất gồm cửa hàng gốm trên phố Kokusai, làng Onna trên đảo lớn. Du khách có kế hoạch đi chơi ở đảo Ishigaki cũng có thể tham khảo hoạt động này tại Trung tâm thủ công Yonekoyaki.
Tìm hiểu lịch sử Okinawa
Tàn tích của vương quốc Lưu Cầu ngày nay rõ nhất là nằm ở lâu đài Shurijo. Đây là một trong những điểm thu hút du lịch hàng đầu tại Okinawa, vì là trung tâm chính trị, ngoại giao và văn hóa khi xưa. Đây được coi là điểm giao nổi bật giữa các nền văn hóa Lưu Cầu và cả Trung Hoa, Nhật Bản khi xưa.
Lối vào khuôn viên lâu đài Shurijo. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam )
Lâu đài Shurijo nằm ở vùng Nam, cách sân bay Naha chỉ khoảng 30 phút đi đường. Nơi đây được UNESCO ghi danh là di sản thế giới Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan của vương quốc Lưu Cầu.
Hiện nay, Lâu đài Shurijo vẫn đang tiếp tục được phục dựng sau tai nạn cháy năm 2019, nguyên nhân được phỏng đoán là chập điện. Tuy vậy công trình tái hiện ngày nay vẫn tuân thủ về màu sắc, kiến trúc, đặc biệt ban quản lý nơi đây còn đang giữ được cột đá rồng nguyên khối cao 3,6m.
Từ lâu đài Shurijo, du khách có thể nhìn toàn cảnh thành phố. Phần lớn các ngôi nhà quanh khu du lịch ngày nay vẫn giữ được thiết kế mái theo phong cách thời Lưu Cầu, tạo nên cảnh quan nhất quán và đẹp mắt.
Nhật Bản dùng AI đối phó khách 'sống ảo'
Tất cả du khách đều muốn check-in với núi Phú Sĩ khiến chính quyền nảy ra những giải pháp đối phó.
Trong đó, AI được dùng để chuyển hướng nội dung trên MXH.
Mọi nỗ lực ngăn chặn du khách chụp ảnh với núi Phú Sĩ của Nhật Bản vẫn không đạt hiệu quả. Ảnh: @foto_ycy. |
Chính quyền những địa phương xung quanh núi Phú Sĩ (Nhật Bản) đang cố gắng kiểm soát những du khách đổ xô check-in với ngọn núi biểu tượng để đăng tải lên mạng xã hội. Trong rất nhiều nỗ lực, việc ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) được cho là hoạt động mới nhất, theo SCMP.
Theo đó, các cơ quan quản lý du lịch sẽ sớm bắt đầu sử dụng AI để chuyển hướng, dẫn dắt người dùng trên các trang mạng xã hội như Instagram, Weibo và TikTok đến những địa điểm ngẫu nhiên trên khắp đất nước.
Sau đại dịch, nhiều du khách đổ xô đến Nhật Bản bởi nơi đây không chỉ là một đất nước tuyệt đẹp mà còn vì sức hút của đồng yen yếu. Các địa điểm du lịch phổ biến ghi nhận tình trạng du khách quá tải với số lượng điện thoại thông minh tăng lên.
Sau khi những bức ảnh chụp núi Phú Sĩ phía sau cửa hàng tiện lợi Lawson ở thị trấn Fujikawaguchiko được đăng tải, nhiều du khách đổ xô kéo đến địa điểm này để có được bức ảnh tương tự.
Vào tháng 4, tình trạng khiếu nại của cư dân Fujikawaguchiko đã lên đến đỉnh điểm dẫn đến việc chính quyền phải dựng rào chắn để ngăn du khách tụ tập. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, tấm lưới đã bị chọc thủng bởi những du khách phiền toái.
Du khách chọc thủng tấm lưới được dựng lên đối diện cửa hàng tiện lợi Lawson. Ảnh: Kyodo News. |
Sau đó, đến lượt người dân thành phố Fuji phàn này về tình trạng hỗn loạn đang diễn ra xung quanh cây cầu Giấc Mơ Phú Sĩ hàng chục năm tuổi. Cây cầu này nhìn từ một số góc độ có các bậc thang trùng khớp với đường viền dẫn lên đỉnh ngọn núi linh thiêng.
Miyu Toyama, một viên chức của Sở Du lịch thành phố, nói với SCMP: "Rắc rối này bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái khi một du khách nước ngoài có sức ảnh hưởng đăng tải bức ảnh lên Instagram. Hình ảnh đó nhanh chóng được lan truyền và giờ đây hầu hết tất cả những người đến thăm cây cầu này đều là người nước ngoài, không phải người Nhật".
Bà Toyama cho biết mọi người thậm chí vẫn đến đây khi trời mưa hoặc khi núi Phú Sĩ bị mây che phủ, họ quyết định ở lại lâu hơn để chờ quang mây, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều người ỏ đó cùng một lúc. "Một số người còn mang theo cả hành lý", bà Miyu Toyama nói.
Người dân đã phàn nàn về việc du khách đỗ xe trái phép, xả rác bừa bãi, tình trạng ồn ào, thậm chí cả việc phóng uế nơi công cộng. Các biển báo đa ngôn ngữ được lắp đặt, yêu cầu du khách cư xử đúng mực, không tập trung đông đúc gần cây cầu nhưng vẫn vô ích. Bãi đỗ xe và phòng tắm công cộng được xây dựng cũng không đủ phục vụ. Vì vậy, chính quyền đã lên kế hoạch xây dựng hàng rào lưới kim loại cao 1,8 m vào cuối tháng 6 để ngăn chặn những người muốn leo lên cây cầu dẫn đến thiên đường.
Ngày càng nhiều du khách "cần" những bức ảnh check-in với ngọn núi linh thiêng bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản. Ảnh: @nora_chen1220, @foto_ycy. |
Nhật Bản có diện tích 377.973 km2 và hầu hết phần lớn lãnh thổ ít sự xuất hiện của khách du lịch. Mỗi tháng đất nước này đón khoảng 3 triệu du khách đổ về đây tuy nhiên những vị khách này khá thiếu sáng tạo. Họ có xu hướng tìm đến những địa điểm chụp ảnh selfie, không chỉ với núi Phú Sĩ mà cả Tokyo.
Từ lâu, Nhật Bản đã phải vật lộn với du khách. Năm 2018, SCMP đăng tải một bài viết với tiêu đề: "Tình trạng du lịch quá mức ở Kyoto đã đạt đến đỉnh điểm, 'những khách bộ hành khoả thân, những du khách xâm phạm' khiến cuộc sống người dân trở nên khốn khổ". Chính quyền thành phố đã đưa ra một loạt các biện pháp để giảm bớt sức ép cho người dân, bao gồm cả những Geisha bị quấy rối.
Sự ra đời 2 tuyến xe buýt dành riêng cho du khách là nỗ lực mới nhất của chính quyền. Xe có lộ trình dừng lại tại các địa điểm du lịch chính của thành phố, mục đích nhằm giải phóng không gian trên xe buýt cho người dân địa phương sử dụng.
Tuy nhiên, thật khó để chính phủ cân bằng giữa nhu cầu của cư dân và mong muốn của những du khách mang lại nguồn kinh tế. Các biện pháp như hạn ngạch và định giá linh hoạt có sức hấp dẫn nhưng cũng tồn tại những hạn chế.
Câu chuyện đằng sau con đường cổ tích Michinoku Hơn một thập kỷ kể từ thảm họa sóng thần năm 2011, con người Tohoku vẫn miệt mài kiến thiết cuộc sống mới. Đường mòn ven biển Michinoku là "xương máu" của người dân nơi đây. Khu vực Tanesashi Kaigan (tỉnh Aomori, Nhật Bản) là thiên đường dành cho du khách thích đi dạo. Ảnh: Robin Takashi Lewis. Trận động đất, sóng thần...