Gợi ý công thức món Tết hiện đại, hợp gu hội chị em
Một chút sáng tạo và biến tấu riêng sẽ giúp việc nấu nướng bận rộn trở nên thú vị hơn, mặt khác những phiên bản món lạ chính là làn gió mới thổi vào mâm cỗ ngày Tết thời hiện đại.
Nấu nướng ngày Tết đối với nhiều người là “cực hình”. Mâm cỗ phải làm những món ăn gì, công thức ra sao, món truyền thống nhàm chán không hợp khẩu vị thì nên thay đổi như thế nào… là hàng loạt câu hỏi mà chị em phải vắt óc suy nghĩ trong những ngày tất bật chuẩn bị đón Tết. Sau đây, Zing.vn sẽ gợi ý một vài lời giải dành cho những bà nội trợ đang loay hoay tìm cách biến tấu món ăn ngày Tết.
Chả giò là một trong những món ăn hầu như luôn có mặt trong mâm cơm ngày Tết ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thay vì món chả giò truyền thống Tết năm nào cũng nấu, chị em có thể biến tấu sáng tạo thành các phiên bản độc đáo, không những đầy đủ dinh dưỡng, mà còn mang đến khẩu vị mới lạ, style trẻ trung, hiện đại.
Chỉ với các thành phần dễ chuẩn bị và cách làm đơn giản, chả giò siêu tốc là lựa chọn lý tưởng giúp chị em tiết kiệm thời gian nấu ăn và tập trung cho các trải nghiệm Tết khác. Phần nhân chả giò là tôm và cà rốt kết dính bằng bột bắp cùng nước tương đậm đà mang đến hương vị hài hòa, dậy mùi thơm ngọt.
Video đang HOT
Kết hợp ẩm thực Đông – Tây mang đến món chả giò phô mai hấp dẫn. Không phải là hình trụ thuôn dài truyền thống, những chiếc chả giò tròn xinh bắt mắt, bên trong mọng mềm, bên ngoài giòn tan mang đến hương vị gây nghiền với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.
Chả giò phô mai có vỏ là bánh tráng đông lạnh Singapore bọc lấy phần nhân bao gồm thanh cua xé nhỏ, kem phô mai, hành lá trộn với lòng đỏ trứng gà, mật ong và giấm. Đặc biệt, bạn không quên nêm nếm nhân chả giò với át chủ bài nhà bếp – dầu hào, để giúp các nguyên liệu kết dính với nhau mang đến món ăn tròn vị.
Biến tấu làm phong phú trải nghiệm ẩm thực ngày Tết khác là chả giò TomYum. Phiên bản chả giò đậm chất Thái này có nguyên liệu cầu kỳ hơn với tôm, mực và thịt heo xay cùng các loại thảo mộc đặc trưng riềng, sả, ngò rí, tỏi, tiêu sọ, lá chanh, nấm mỡ trắng và bún tàu.
Nhân chả giò đa thành phần được băm nhỏ, trộn với dầu hào và nước mắm. Một mẹo nhỏ là thoa chanh (hoặc giấm) lên bánh tráng trước khi cuốn, ngoài ra cũng có thể cho chả sống vào tủ lạnh 10-15 phút để giúp chả giò giòn lâu hơn sau khi chiên. Món chả giò TomYum đậm vị, dậy mùi thơm ngon sẽ là điểm nhấn khác biệt cho mâm cỗ ngày Tết.
Với các bà nội trợ là tín đồ của phong cách ăn uống thanh thuần, tốt cho sức khỏe, chả giò detox rau củ là lựa chọn đáng để đưa vào thực đơn ngày Tết của gia đình. Không nhàm chán hay mang đến cảm giác nặng nề như những món ăn nhiều dầu mỡ, chả giò 100% nguyên liệu thực vật giòn tan, thơm nức lại cung cấp chất xơ, hỗ trợ “detox” cơ thể trong dịp Tết ăn uống thiếu cân bằng.
Công thức chả giò detox rau củ bao gồm các loại nấm kim chi, nấm đông cô, nấm rơm, nấm đùi gà bổ dưỡng kết hợp cà rốt, miến tàu, sắn, bột mì. Tất cả thành phần được hòa quyện hương vị với hạt nêm nấm hương tạo nên món ăn thanh nhẹ, thơm ngon tự nhiên.
Theo Zing
Ẩm thực ba miền Nét đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam
Việt Nam có ba miền Bắc, Trung, Nam và mỗi miền đều có những nét đặc trưng riêng và khẩu vị riêng góp phần đem đến sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Cùng tìm hiểu nét đặc trưng trong ẩm thực ba miền của đất nước qua bài viết dưới đây nhé!
Sự tinh tế trong ẩm thực miền Bắc
Miền Bắc là nơi tổ tiên định cư lâu đời nhất vì thế mà từ những món ăn đến cách ăn mặc, phong tục tập quán đều phải được sàng lọc và trở thành những chuẩn mực khó có thể thay đổi được. Người miền Bắc thường chọn những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng và có vị chua nhẹ.
Những món ăn đặc trưng của người miền Bắc như phở Hà Nội, bún, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể,... Ngoài ra những món ăn của miền Bắc còn chú trọng vào những món quà bánh - không phải là món ăn no nhưng nó lại là những món ăn mang lại cho mọi người nhiều háo hức và đặc biệt hơn là giúp lưu trữ những kỷ niệm tuổi thơ, đó là những món ăn như mứt, bánh cốm,...
Sự đậm đà của ẩm thực miền Trung
Người miền Trung họ sử dụng đồ ăn cay nhiều và độ ngọt ít hơn những người miền Nam. Và đặc biệt là những người Huế đơn giản là những món ăn bình dân đến những món ăn cao cấp đều có rất nhiều món, nhiều gia vị và đặc biệt là vị chua và cay như mắm cà, mắm tôm. Những món ăn đăch trưng của người miền Trung như bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá,...
Sự đa dạng phong phú trong ẩm thực miền Nam
Những món ăn của người miền Nam thường rất đơn giản, không hề cầu kỳ - nó được ví như chính con người nơi đây thật thà và giản dị. Nhưng họ lại rất biết cách để đa dạng và biển hóa những món ăn của mình với những vị ngọt, cay, béo do biết cách sử dụng nước dừa.
Những món ăn đặc trưng được sử dụng ngọt nhiều là nét đặc sắc cơ bản của ẩm thực miền Nam: những món bánh ngọt như bánh men, bánh ít, bánh bò,..; những món chè như chè chuối, chè bưởi, chè kiếm,...; xôi; nem nướng; cháo gà;... đều sử dụng nước cốt dừa hay cốm dừa để tăng vị béo và ngọt của những món ăn. Ngoài những món ăn ngọt thì còn có những món ăn đặc trưng như cá lọc nuwongstrui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu,...
Mặc dù những món ăn của từng miền đều khác nhau nhưng vẫn có nét tương đồng đó chính là sự thể hiện qua cơ cấu bứa ăn, nguyên tắc chế biến như sử dụng nước dùng, nước mắn, gia vị, rau phong phú và những loại nước chấn được chế biến đa dạng thích hợp với từng món ăn.
Theo Bansacvn
Nghệ thuật biến tấu chả giò truyền thống dịp Tết Nguyên đán Chả giò là một phần không thể thiếu trong mâm cơm Tết ở Việt Nam. Với sự phát triển của xã hội, bạn có thể "cập nhật" thêm những công thức biến tấu để mâm cơm ngon lạ. Chả giò là món ăn quen thuộc trên bàn tiệc của người Việt. Tên gọi chả giò thường được người miền Nam sử dụng. Người...