Gợi ý cho mẹ bỉm sữa lần đầu nuôi con: Nhìn phân của trẻ, đoán ngay tình trạng sức khỏe
Tưởng như là thứ vứt đi chẳng cần bận tâm nhưng phân của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh giúp những người lần đầu làm mẹ nhận biết khá nhiều về tình hình sức khỏe của con.
CẢNH BÁO: Bài viết có nhiều ảnh chụp thật về phân của trẻ sơ sinh, với những cha mẹ nuôi con nhỏ thì không vấn đề gì, nhưng những ai nhạy cảm, đặc biệt là những người chưa sinh con có thể không nên xem.
Rất nhiều người lần đầu làm mẹ nhìn thấy phân của con thường khá ngạc nhiên. Nó có nhiều hình dạng, màu sắc và độ đặc sệt khác nhau mà thậm chí cả những ông bố bà mẹ đã từng có con rồi cũng chưa biết hết.
Phân của trẻ sơ sinh có nhiều hình dạng, màu sắc, kết cấu khác nhau.
Và điều thú vị là chỉ cần nhìn vào phân của trẻ, bố mẹ có thể đoán biết con mình đang bình thường hay có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hay không. Những bức hình sau đây sẽ cho bố mẹ cái nhìn tổng thể hơn về các dạng phân của trẻ và xem thế nào là bình thường, thế nào là không bình thường, dù bé đang trong giai đoạn mới sinh, bú sữa mẹ, sữa bình hoặc lúc bắt đầu ăn dặm. Tất nhiên, đây chỉ là những chẩn đoán ban đầu, nếu cảm thấy con có điều gì bất ổn, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Phân của trẻ sơ sinh: Phân su
Bé vừa mới chào đời thường có phân ở dạng màu đen hơi xanh, đặc và dính gần giống với dầu máy xe, loại phân này được gọi là phân su. 2-4 ngày sau sinh, phân của bé sẽ lại bắt đầu có sự thay đổi, màu xanh của phân nhạt dần và ít dính hơn.
Phân của trẻ bú sữa mẹ
Nếu trẻ nhỏ được bú sữa mẹ hoàn toàn, phân của chúng sẽ có màu vàng hoặc hơi xanh và có độ đặc sệt mịn như kem. Một điều đặc biệt là phân của trẻbú sữa mẹ không hề có mùi hôi như mùi phân thông thường.
Nếu mẹ nhìn thấy phân bé có màu xanh nhạt và nổi bọt giống như tảo trong bỉm của trẻ, có khả năng trẻ đã bú quá nhiều sữa đầu – loại sữa có hàm lượng calo thấp, xuất hiện ngay lúc mới bú và không đủ lượng sữa sau – loại sữa có nhiều chất béo hơn. Và điều đó cũng có nghĩa là mẹ đã không cho trẻ bú đủ thời gian mỗi lần ti. Để xử lý vấn đề này, các mẹ hãy cho trẻ bú tiếp bên ngực đã bú ở lần bú trước.
Phân của trẻ bú sữa công thức
Video đang HOT
Phân của trẻ sơ sinh ăn sữa công thức thường có màu vàng hoặc nâu (nâu sậm, nâu vàng hoặc nâu xanh), có độ dẻo như bơ đậu phộng. Trẻ ăn sữa công thức thường có xu hướng đi ị ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ, phân của các bé này cũng có kích cỡ lớn hơn và mùi nặng hơn so với các bé ăn sữa mẹ.
Phân của trẻ nhiều chất sắt
Nếu các mẹ tăng cường bổ sung sắt cho trẻ, phân của bé có thể chuyển sang màu xanh hoặc đen hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu phân bé có màu hơi đen mà không phải do mẹ đang bổ sung sắt thì nên gọi cho bác sĩ ngay để xem trẻ có bị máu trong phân không.
Phân của trẻ ăn dặm
Khi các mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, sẽ có sự chuyển đổi trong phân của bé, đặc biệt nếu trẻ vẫn còn bú sữa mẹ. Phân của bé ăn dặm thường có màu nâu hoặc nâu đen, đặc hơn bơ đậu phộng nhưng vẫn mềm. Nó cũng có mùi nặng hơn.
Phân có chứa những mẩu thức ăn
Một số loại thức ăn dặm khi đi qua đoạn ruột bé xíu của các bé một cách nhanh chóng mà chưa kịp được tiêu hóa, khiến cho một số mẩu thức ăn vẫn còn nguyên vẹn xuất hiện trọng phân của bé hoặc khiến cho phân bé có màu sắc kỳ dị mà đôi lúc khiến các bà mẹ phát hoảng lên. Phân xuất hiện màu vàng cam có thể do bé ăn cà rốt, màu xanh đen có thể do bé ăn việt quất. Tình trạng này cũng xảy ra khi trẻ ăn quá nhiều một loại thức ăn hoặc nhai không kĩ trước khi nuốt. Mẹ sẽ phải gọi cho bác sĩ nếu phân của trẻ hoàn toàn là thức ăn chưa được tiêu hóa.
Phân lỏng như nước
Trẻ bị tiêu chảy sẽ đi phân có màu xanh, vàng hoặc nâu và bị thấm hoặc bắn ra khỏi bỉm. Phân ở dạng lỏng như nước. Kiểu phân này cho thấy có thể bé đã bị nhiễm một loại khuẩn nào đó. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ khiến cho trẻ bị mất nước.
Phân cứng và thành từng cục nhỏ
Nếu mẹ thấy phân bé cứng và là những viên nhỏ như đá thì có nghĩa là bé đã bị táo bón (hiện tượng này thường gặp ở các bé mới bắt đầu ăn dặm) hoặc cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng với sữa bò, sữa đậu nành hoặc dị ứng với một thành phần nào đó có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé đang ăn.
Phân có chất nhầy
Phân màu xanh có vệt sáng bóng tức là phân có chất nhầy trong đó. Điều này đôi khi vẫn xảy ra với trẻ đặc biệt khi bị chảy nước mũi vì chất nhầy trong nước bọt không tiêu hóa được. Chất nhầy trong phân cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dị ứng.
Phân có lẫn máu
Phân của trẻ bình thường nhưng dính màu đỏ, đó thường là dấu hiệu của việc dị ứng protein trong sữa.
Phân táo bón mà dính chút máu, đó có thể hậu quả do vết nứt hậu môn hoặc bị trĩ nhẹ.
Trẻ bị tiêu chảy mà phân có lẫn máu thường là biểu hiện nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nếu thấy phân trẻ có những dấu hiệu trên, nên đưa trẻ đi khám ngay.
Theo Helino
Nguyên tắc giúp con cai sữa mẹ thành công, hiệu quả nhưng vẫn có lợi cho trẻ các mẹ bỉm sữa nên nhớ
Thời gian và phương pháp cai sữa cho trẻ rất cần được thực hiện khoa học. Điều này vừa giúp mẹ đỡ vất vả hơn cũng như đảm bảo cho trẻ phát triển tốt sau khi không bú sữa mẹ nữa.
Thời gian cai sữa thích hợp cho trẻ:
Về vấn đề nên cai sữa mẹ vào lúc nào cho trẻ thì không thể có một khái niệm nhất định, bởi vì còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Chẳng hạn ví dụ như mẹ ở nhà nuôi con và nguồn sữa dồi dào thì theo "Tổ chức vệ sinh thế giới" khuyến cáo, mẹ tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi mới cai sữa.
Nếu mẹ đi làm sớm và tập cho trẻ bú ngoài kết hợp ăn dặm thì vẫn nên cố gắng kiên trì cho con bú sữa mẹ ít nhất là đến 1 tuổi, và chú ý không nên cai sữa khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Dứt sữa mẹ quá sớm không những không thể kịp thời bổ sung protein và nhiệt năng cần thiết cho trẻ sơ sinh mà còn dễ khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh tật.
Từ đó có thể thấy, dù trường hợp nào thì thời gian tương đối phù hợp để có thể cai sữa là khi trẻ được 1 tuổi trở lên nhưng không nên để quá 2 tuổi. Do nếu cai sữa quá muộn thì sữa mẹ có thể không còn đủ cung cấp cho trẻ nữa, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ về sau.
Các bước mẹ cần chuẩn bị trước khi cai sữa cho trẻ:
Bú sữa mẹ có thể nói là sợi dây liên kết giữa mẹ và em bé sau khi chào đời, cũng có nghĩa là khi bé phải cai sữa thì khoảng cách với mẹ càng tăng lên. Các nhà tâm lý gọi đây là "lần rời xa thứ 2 của hai mẹ con".
Đối với trẻ mà nói, khi vừa cai sữa mẹ sẽ khiến trẻ khó thích ứng về mặt tâm lý, vì vậy trước đó, mẹ cần làm những công tác hỗ trợ để quá trình cai sữa thuận lợi hơn.
Cho trẻ một thời gian thích ứng:
Mẹ không nên ngay lập tức cai sữa hoàn toàn hoặc quá nhiều cho trẻ. Bước đầu, mỗi ngày mẹ chỉ nên giảm một lần bú mẹ so với trước đây, đồng thời có thể thay thế bằng sữa ngoài hay thức ăn dặm.
Sau đó cứ cách vài ngày lại giảm thêm số lần bé bú sữa mẹ, tăng lượng thức ăn dặm lên. Mẹ cũng đừng quên dùng ngôn ngữ dịu dàng để dẫn dắt, khích lệ trẻ trong suốt quá trình dần dần rời xa vú mẹ.
Dạy trẻ học cách dùng ly uống nước hay uống sữa:
Khi cai sữa cho trẻ, chắc hẳn mẹ sẽ cho trẻ uống sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất cần thiết, bên chế độ ăn dặm nếu có. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên mua chiếc ly có hai tay cầm và màu sắc, họa tiết dễ thương, bắt mắt.
Ban đầu, mẹ nên thực hiện động tác cầm ly làm mẫu cho trẻ, sau đó từ từ dạy trẻ tự cầm hai quai của chiếc ly để uống sữa hay uống nước. Thói quen dùng ly rất có lợi cho sức khỏe khoang miệng, tránh được các nguy cơ sâu răng hoặc dị dạng sàn khoang miệng.
Hỗ trợ để trẻ quen dần với sữa công thức:
Một số ít trẻ có hiện tượng không chịu uống sữa công thức trong quá trình cai sữa mẹ. Tình huống này, mẹ có thể hút một ít sữa mẹ và trộn vào sữa công thức để trẻ quen dần. Những lần sau sẽ giảm tỷ lệ sữa mẹ lại, tăng tỷ lệ sữa công thức lên cho đến khi trẻ hoàn toàn uống được sữa ngoài.
Hãy vun đắp tình cảm giữa trẻ với người thân trong gia đình. Ngoài mẹ thì người bố và những thành viên khác cũng nên gần gũi trẻ nhiều hơn. Khi bầu không khí gia đình gắn kết, thân thiết sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác an toàn, dễ thích nghi những thói quen mới và không quá bám mẹ nữa.
4 vấn đề mẹ cần chú ý khi cai sữa cho trẻ:
Cai sữa phải kiên quyết, không mềm lòng do dự
Khi cai sữa mẹ, đa số trẻ sẽ khó thích nghi và có biểu hiện khóc quấy. Nhiều mẹ sẽ không kìm lòng được lại cho bé ngậm vú mình để dỗ dành. Hành động này của mẹ càng khiến quá trình cai sữa khó khăn và kéo dài hơn.
Khi trẻ nhìn thấy mẹ hoặc tìm kiếm bầu vú quen thuộc, mẹ nên di chuyển sự chú ý của trẻ sang một thứ khác, chẳng hạn như đồ chơi hay bộ phim hoạt hình trẻ yêu thích. Ban đêm nếu trẻ khó ngủ vì thiếu sữa mẹ, bạn nên nhẹ nhàng vỗ về, ôm trẻ vào lòng, hát ru hay kể chuyện để xoa dịu tâm lý của trẻ.
Tốt nhất không nên chọn mùa hè để cai sữa cho trẻ
Mùa hè nóng bức, các men hỗ trợ tiêu hóa trong dạ dày, đường ruột của trẻ bị giảm đi nên khiến trẻ không muốn ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng kém đi. Lúc này nếu mẹ tiến hành cai sữa dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng do không kịp thích ứng với sữa ngoài và thức ăn dặm.
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyến cáo mẹ nên chọn mùa xuân hay mùa thu để bắt đầu giúp trẻ cai sữa mẹ là tốt nhất.
Không cai sữa khi trẻ đang bệnh hoặc mới vừa khỏi bệnh
Trong thời gian bị bệnh hoặc vừa thuyên giảm, chức năng tiêu hóa và trao đổi chất của trẻ còn rất yếu. Nếu mẹ cai sữa lúc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng hồi phục của trẻ.
Không nên áp dụng phương pháp cai sữa truyền miệng
Nhiều mẹ nghe lời khuyên từ hàng xóm hay cộng đồng mạng mà bôi dầu gió xanh, nước ớt hoặc thuốc đắng lên đầu vú, với mong muốn trẻ sẽ tránh xa mà dễ dàng dứt sữa. Hành động này không được khuyến khích bởi vì nó gây kích thích tiêu cực cho tâm lý và tinh thần của trẻ.
Nguồn: Erbohui
Suy dinh dưỡng vì... ăn cơm quá sớm? Con tôi được 10 tháng, đã chuyển sang ăn cơm nát. Tôi đã cố nấu cho cháu nhiều món, đủ chất nhưng không hiểu sao cháu vẫn không tăng cân tốt... Bạn đọc Trần Thị Thu Tr. (27 tuổi, TP HCM) hỏi: Con gái tôi hiện được 10 tháng tuổi và khoảng hơn 1 tháng trước đã chuyển sang ăn cơm nát sau...